Giải pháp căn cơ nào không để tắc nghẽn hàng hóa tại cảng biển?
Những giải pháp ngành Hải quan cũng như các các cơ quan có liên quan triển khai đã kịp thời khắc phục nguy cơ ùn tắc tại cảng Cát Lái, nhưng với diễn biến dịch bệnh như hiện nay cần có giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề này.
Cần những giải pháp căn cơ không để xảy ra tình trạng ùn tắc tại cảng biển.
Giải pháp kịp thời phát huy hiệu quả chống ùn tắc
Tại Tọa đàm trực tuyến: “Hải quan đồng hành cùng doanh nghiệp trong cao điểm dịch Covid-19” do Tạp chí Hải quan tổ chức, đại diện Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cũng như Cục Hải quan TP Hồ Chí Mình đã đánh giá tình trạng ùn ứ hàng hóa tại Cát Lái không còn nghiêm trọng như trước, hoạt động xếp dỡ hàng hóa của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn cũng đã trở lại trạng thái bình thường.
Đánh giá về kết quả này, ông Đào Duy Tám, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, với sự phối hợp chặt chẽ của 3 cục hải quan phía Nam: Hải quan TP HCM, Hải quan Bình Dương, Hải quan Đồng Nai cùng sự chủ động của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn thì các giải pháp của Tổng cục Hải quan hướng dẫn đã thực sự mang lại hiệu quả.
Các giải pháp này không chỉ giải quyết được tình trạng ùn ứ tại cảng Cát Lái mà còn tạo điều kiện cho các DN tại các địa bàn tỉnh Bình Dương, Đồng Nai cũng như một số tỉnh phía Nam có thể tiếp nhận hàng hóa ngay tại địa bàn mà không phải di chuyển đến TP Hồ Chí Minh. Qua đó góp phần đảm bảo lưu thông hàng hóa, thực hiện nghiêm các chỉ đạo về công tác phòng chống dịch của Chính phủ.
Theo ông Đào Duy Tám, trên cơ sở hiệu quả của các giải pháp nêu tại công văn 3847/TCHQ-GSQL về giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan cần pháp lý hóa nội dung văn bản này để tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết ùn tắc hàng hóa tại cảng nói chung.
Do vậy, hiện nay Tổng cục Hải quan đã nâng cấp nội dung công văn 3847/TCHQ-GSQL từ công văn thành thông tư của Bộ Tài chính, dự kiến trong tháng này thông tư sẽ được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Bên cạnh đó, ông Đào Duy Tám cũng cho rằng, để giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa cần các giải pháp căn cơ để thực hiện.
“Cảng Cát Lái là khu vực cảng biển có lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất Việt Nam, lượng container thông quan qua cảng chiếm đến 60% cả nước và chiếm trên 90% so với các cảng biển phía Nam, do vậy tại cảng Cát Lái thường xuyên tiềm ẩn nguy cơ về ách tắc hàng hóa, đặc biệt là khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa của các doanh nghiệp phía Nam bị đình trệ do dịch bệnh, giãn cách xã hội như thời gian qua hoặc do thời gian nghỉ lễ, nghỉ tết kéo dài”, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan nhận định và cho biết thêm để giải quyết tình trạng này, Tổng cục Hải quan đã có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện.
Cần phối hợp đồng bộ
Tuy nhiên, để giải quyết được căn cơ tình trạng này, cần một số giải pháp như: Cơ quan Hải quan phối hợp với Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn thực hiện việc kiểm kê, phân loại và xử lý đối với các lô hàng tồn đọng tại cảng theo quy định của pháp luật; trường hợp chưa thể xử lý thì cho phép vận chuyển về lưu giữ tại cảng biển, cảng cạn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh thuộc quản lý của Tổng Công ty.
Đối với các lô hàng mà hãng tàu đã thực hiện việc giao hàng cho chủ hàng hóa thì cơ quan Hải quan cho phép chủ hàng được vận chuyển đến các khu vực cảng biển, cảng cạn khác thuộc hệ thống Tân cảng để lưu giữ, chờ làm thủ tục thông quan hàng hóa.
Khi xảy ra tình trạng ách tắc hàng hóa, đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam thông báo đến các hãng tàu/đại lý hàng tàu để các hãng tàu/đại lý hãng tàu có kế hoạch điều tiết hàng hóa, tạm thời lưu giữ hàng hóa tại các khu vực cảng trung chuyển nước ngoài hoặc vận chuyển hàng hóa đến các cảng biển khác tại Việt Nam. Đồng thời, Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải có kế hoạch tiếp nhận tàu, thuyền vận chuyển hàng hóa nhập khẩu nhằm giải quyết tình trạng hàng hóa ùn tắc tại cảng Cát Lái.
Bên cạnh đó Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn cần thông báo cho các khách hàng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hãng tàu/đại lý hãng tàu về tình trạng ùn tắc tại cảng Cát Lái để khách hàng có phương án dỡ hàng và lưu giữ hàng hóa tại khu vực cảng biển khác.
Đồng thời, các hãng tàu/đại lý hãng tàu điều chỉnh thông tin cảng đích từ cảng Cát Lái sang cảng Cái Mép đối với các lô hàng nhập khẩu đang vận chuyển trên phương tiện vận tải chưa dỡ xuống cảng Cát Lái hoặc đối với các lô hàng nhập khẩu đã dỡ xuống cảng Cái Mép đang chờ xếp lên phương tiện vận tải vận chuyển về cảng Cát Lái.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Những giải pháp ngành Hải quan cũng như các các cơ quan có liên quan triển khai đã kịp thời khắc phục nguy cơ ùn tắc tại cảng Cát Lái, nhưng với diễn biến dịch bệnh như hiện nay cần có giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề này.
Cần những giải pháp căn cơ không để xảy ra tình trạng ùn tắc tại cảng biển. |
Giải pháp kịp thời phát huy hiệu quả chống ùn tắc
Tại Tọa đàm trực tuyến: “Hải quan đồng hành cùng doanh nghiệp trong cao điểm dịch Covid-19” do Tạp chí Hải quan tổ chức, đại diện Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cũng như Cục Hải quan TP Hồ Chí Mình đã đánh giá tình trạng ùn ứ hàng hóa tại Cát Lái không còn nghiêm trọng như trước, hoạt động xếp dỡ hàng hóa của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn cũng đã trở lại trạng thái bình thường.
Đánh giá về kết quả này, ông Đào Duy Tám, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, với sự phối hợp chặt chẽ của 3 cục hải quan phía Nam: Hải quan TP HCM, Hải quan Bình Dương, Hải quan Đồng Nai cùng sự chủ động của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn thì các giải pháp của Tổng cục Hải quan hướng dẫn đã thực sự mang lại hiệu quả.
Các giải pháp này không chỉ giải quyết được tình trạng ùn ứ tại cảng Cát Lái mà còn tạo điều kiện cho các DN tại các địa bàn tỉnh Bình Dương, Đồng Nai cũng như một số tỉnh phía Nam có thể tiếp nhận hàng hóa ngay tại địa bàn mà không phải di chuyển đến TP Hồ Chí Minh. Qua đó góp phần đảm bảo lưu thông hàng hóa, thực hiện nghiêm các chỉ đạo về công tác phòng chống dịch của Chính phủ.
Theo ông Đào Duy Tám, trên cơ sở hiệu quả của các giải pháp nêu tại công văn 3847/TCHQ-GSQL về giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan cần pháp lý hóa nội dung văn bản này để tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết ùn tắc hàng hóa tại cảng nói chung.
Do vậy, hiện nay Tổng cục Hải quan đã nâng cấp nội dung công văn 3847/TCHQ-GSQL từ công văn thành thông tư của Bộ Tài chính, dự kiến trong tháng này thông tư sẽ được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Bên cạnh đó, ông Đào Duy Tám cũng cho rằng, để giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa cần các giải pháp căn cơ để thực hiện.
“Cảng Cát Lái là khu vực cảng biển có lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất Việt Nam, lượng container thông quan qua cảng chiếm đến 60% cả nước và chiếm trên 90% so với các cảng biển phía Nam, do vậy tại cảng Cát Lái thường xuyên tiềm ẩn nguy cơ về ách tắc hàng hóa, đặc biệt là khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa của các doanh nghiệp phía Nam bị đình trệ do dịch bệnh, giãn cách xã hội như thời gian qua hoặc do thời gian nghỉ lễ, nghỉ tết kéo dài”, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan nhận định và cho biết thêm để giải quyết tình trạng này, Tổng cục Hải quan đã có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện.
Cần phối hợp đồng bộ
Tuy nhiên, để giải quyết được căn cơ tình trạng này, cần một số giải pháp như: Cơ quan Hải quan phối hợp với Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn thực hiện việc kiểm kê, phân loại và xử lý đối với các lô hàng tồn đọng tại cảng theo quy định của pháp luật; trường hợp chưa thể xử lý thì cho phép vận chuyển về lưu giữ tại cảng biển, cảng cạn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh thuộc quản lý của Tổng Công ty.
Đối với các lô hàng mà hãng tàu đã thực hiện việc giao hàng cho chủ hàng hóa thì cơ quan Hải quan cho phép chủ hàng được vận chuyển đến các khu vực cảng biển, cảng cạn khác thuộc hệ thống Tân cảng để lưu giữ, chờ làm thủ tục thông quan hàng hóa.
Khi xảy ra tình trạng ách tắc hàng hóa, đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam thông báo đến các hãng tàu/đại lý hàng tàu để các hãng tàu/đại lý hãng tàu có kế hoạch điều tiết hàng hóa, tạm thời lưu giữ hàng hóa tại các khu vực cảng trung chuyển nước ngoài hoặc vận chuyển hàng hóa đến các cảng biển khác tại Việt Nam. Đồng thời, Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải có kế hoạch tiếp nhận tàu, thuyền vận chuyển hàng hóa nhập khẩu nhằm giải quyết tình trạng hàng hóa ùn tắc tại cảng Cát Lái.
Bên cạnh đó Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn cần thông báo cho các khách hàng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hãng tàu/đại lý hãng tàu về tình trạng ùn tắc tại cảng Cát Lái để khách hàng có phương án dỡ hàng và lưu giữ hàng hóa tại khu vực cảng biển khác.
Đồng thời, các hãng tàu/đại lý hãng tàu điều chỉnh thông tin cảng đích từ cảng Cát Lái sang cảng Cái Mép đối với các lô hàng nhập khẩu đang vận chuyển trên phương tiện vận tải chưa dỡ xuống cảng Cát Lái hoặc đối với các lô hàng nhập khẩu đã dỡ xuống cảng Cái Mép đang chờ xếp lên phương tiện vận tải vận chuyển về cảng Cát Lái.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN