Giải đáp nhiều chính sách thuế, hải quan cho doanh nghiệp Nhật Bản
Tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế, hải quan với DN Nhật Bản, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) đã giải đáp 25 câu hỏi cho các DN liên quan tới nhiều vấn đề như cho thuê lại nhà kho của DN chế xuất, điều kiện để được hưởng ưu đãi; thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế đất đai…
Chia sẻ thêm thông tin với cộng đồng DN Nhật Bản, ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế cho biết, qua rà soát, nắm bắt nhu cầu của người nộp thuế được biết, các DN Nhật Bản lưu tâm đến vấn đề thủ tục thuế phức tạp, thường xuyên thay đổi, trong đó có thuế TNCN và chuyển nhượng giá.
Ông Lưu Đức Huy khẳng định, những vấn đề này đã và đang tiếp tục được hoàn thiện, góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho DN. Đại diện Vụ Chính sách thuế đã giới thiệu những văn bản, chính sách thuế mới tác động đến DN đang kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam.
Đơn cử, DN Nhật Bản hỏi vấn đề liên quan đến ưu đãi thuế TNDN đối với DN công nghiệp hỗ trợ và đã được lãnh đạo Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế trực tiếp trả lời.
Theo đại diện Tổng cục Thuế, theo Luật số 71 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế và các văn bản hướng dẫn, đối với các dự án trước ngày 1/1/2015 không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Tài chính nhận định, mặc dù Luật 71 chưa có quy định chuyển tiếp đối với DN thành lập trước thời điểm 1/1/2015, nhưng đề nghị của DN là hợp lý. Bộ Tài chính ghi nhận ý kiến của DN để nghiên cứu trong quá trình sửa đổi chính sách, nhằm đảm bảo công bằng giữa các DN trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được thành lập trước và sau thời điểm 1/1/2015.
Liên quan đến quy định tại Điều 27 và Điều 42 về kê khai, nộp thuế của nhà cung cấp nước ngoài có hoạt động cung cấp thương mại điện tử tại Việt Nam theo Luật Quản lý thuế sửa đổi, DN e ngại bị đánh thuế trùng, Tổng cục Thuế cho biết, Việt Nam – Nhật Bản có quy định loại trừ, nếu có phát sinh thuế tại Việt Nam thì khi về nước, DN sẽ được loại trừ theo quy định tại Điều 5 và Điều 7 của hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Hiện Tổng cục Thuế đang xây dựng nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, trong đó có quy định cụ thể về vấn đề này, đảm bảo một khoản thu nhập sẽ không bị đánh thuế trùng.
Thứ trưởng Vũ Thị Mai; Đại sứ quán Nhật Bản và đại diện cơ quan Thuế, Hải quan trả lời vướng mắc cho DN Nhật Bản. Ảnh: H.Nụ
Ngoài ra, liên quan đến giao dịch liên kết, Tổng cục Thuế cũng đang phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 20 về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 12/2019. Tổng cục Thuế đang lắng nghe các ý kiến của DN để sửa đổi, bổ sung vào dự thảo, đảm bảo quy định đi vào thực tiễn có hiệu quả.
Liên quan đến lĩnh vực hải quan, bà Trịnh Thanh Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan cho biết, Tổng cục Hải quan đã nhận được 7 câu hỏi của 6 DN Nhật Bản nêu về vấn đề cách tính thuế đối với việc cho thuê một phần nhà kho của DN chế xuất; mức độ tuân thủ của DN được quy định trong dự thảo thông tư về quản lý rủi ro; đề nghị hướng dẫn chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với dầu bôi trơn được sử dụng kết hợp với các nguyên liệu khác sản xuất lốp xe; chính sách thuế đối với hàng hóa NK của DN cho thuê tài chính…
Cụ thể, Panasonic Việt Nam nêu, DN có tham dự hội thảo lấy ý kiến dự thảo Thông tư về quản lý rủi ro trong hoạt động XNK vào tháng 7/2019, tuy nhiên hiện chưa có các hướng dẫn cụ thể hơn về các tiêu chí đánh giá để DN thực hiện. Hơn nữa, DN muốn biết mức độ tuân thủ của mình đang ở mức nào, thì DN cần làm gì.
Về vấn đề này, theo bà Trịnh Thanh Hải cho biết, tại dự thảo Thông tư về quản lý rủi ro trong hoạt động XNK đã quy định chi tiết bộ tiêu chí đánh giá tuân thủ doanh nghiệp theo từng mức độ tuân thủ từ Mức 1 đến Mức 5.
Theo đó, các DN tuân thủ mức 1 là DN ưu tiên thực hiện theo quy định tại Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 và Thông tư số 07/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK của DN.
Các DN tuân thủ mức 2, mức 3, mức 4 là các DN đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy định tương ứng tại từng bộ tiêu chí đánh giá mức 2, mức 3, mức 4 tại dự thảo. Các DN tuân thủ mức 5 là các DN đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại bộ tiêu chí đánh giá mức 5 tại dự thảo.
Đồng thời, tại dự thảo đã quy định việc hỗ trợ nâng cao mức độ tuân thủ của người khai hải quan thông qua Cổng thông tin điện tử hải quan. Cụ thể, DN có thể tra cứu kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật và lý do đánh giá phân loại mức độ tuân thủ pháp luật. Trao đổi, phản hồi thông tin phục vụ đánh giá tuân thủ pháp luật và phản ánh các vướng mắc, kiến nghị liên quan đến đánh giá tuân thủ pháp luật. Trường hợp Cổng thông tin điện tử hải quan chưa đáp ứng yêu cầu, việc trao đổi, cung cấp thông tin được thực hiện bằng văn bản giấy. Do vậy để biết mức độ tuân thủ của mình, DN có thể gửi công văn đề nghị cung cấp thông tin tới chi cục, cục hải quan nơi DN hoạt động hoặc gửi về Tổng cục Hải quan (Cục Quản lý rủi ro) để được hỗ trợ.
Bridgestone Tire Manufacturing Vietnam thắc mắc liên quan đến việc tiếp nhận và giải đáp các vướng mắc của DN.
Đại diện Tổng cục Hải quan cho biết, hiện nay, việc tiếp nhận, xử lý các vướng mắc của tổ chức, cá nhân DN tại Tổng cục Hải quan được thực hiện qua các kênh như sau: Qua đường văn bản; hỗ trợ trực tiếp qua số điện thoại đường dây nóng tổng đài 1900 92 99 và các hệ thống đường dây nóng nhánh để tiếp nhận, xử lý tin báo liên quan đến lĩnh vực hải quan bao gồm các tin báo về tố giác, tin báo về tội phạm; tin báo về hành vi buôn lậu gian lận thương mại; tin báo về hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực; tin báo liên quan đến thủ tục hải quan.
Việc tiếp nhận các vướng mắc qua email tại Tổng cục Hải quan hiện nay được thực hiện như sau: Vướng mắc của DN có thể gửi tới địa chỉ email: bophanhotrotchq@customs.gov.vn.
Ngoài ra, trong tháng 10/2019, Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan sẽ được thí điểm triển khai sử dụng phiên bản mới. Trong đó, chuyên mục về phản ánh kiến nghị (hiện đang được cung cấp trên Cổng Thông tin điện tử hải quan) sẽ tiếp tục được đặt ngay tại trang chủ Cổng Thông tin điện tử để thuận tiện cho người dân, DN phản ánh các ý kiến đóng góp.
Nội dung tiếp nhận bao gồm: Hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định của công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị, tổ chức Bộ Tài chính; những cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính do Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành không phù hợp với thực tế, không đồng bộ, không thống nhất, không hợp pháp, trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; những giải pháp, sáng kiến ban hành quy định mới quy định về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế, hải quan với DN Nhật Bản, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) đã giải đáp 25 câu hỏi cho các DN liên quan tới nhiều vấn đề như cho thuê lại nhà kho của DN chế xuất, điều kiện để được hưởng ưu đãi; thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế đất đai…
Chia sẻ thêm thông tin với cộng đồng DN Nhật Bản, ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế cho biết, qua rà soát, nắm bắt nhu cầu của người nộp thuế được biết, các DN Nhật Bản lưu tâm đến vấn đề thủ tục thuế phức tạp, thường xuyên thay đổi, trong đó có thuế TNCN và chuyển nhượng giá.
Ông Lưu Đức Huy khẳng định, những vấn đề này đã và đang tiếp tục được hoàn thiện, góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho DN. Đại diện Vụ Chính sách thuế đã giới thiệu những văn bản, chính sách thuế mới tác động đến DN đang kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam.
Đơn cử, DN Nhật Bản hỏi vấn đề liên quan đến ưu đãi thuế TNDN đối với DN công nghiệp hỗ trợ và đã được lãnh đạo Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế trực tiếp trả lời.
Theo đại diện Tổng cục Thuế, theo Luật số 71 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế và các văn bản hướng dẫn, đối với các dự án trước ngày 1/1/2015 không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Tài chính nhận định, mặc dù Luật 71 chưa có quy định chuyển tiếp đối với DN thành lập trước thời điểm 1/1/2015, nhưng đề nghị của DN là hợp lý. Bộ Tài chính ghi nhận ý kiến của DN để nghiên cứu trong quá trình sửa đổi chính sách, nhằm đảm bảo công bằng giữa các DN trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được thành lập trước và sau thời điểm 1/1/2015.
Liên quan đến quy định tại Điều 27 và Điều 42 về kê khai, nộp thuế của nhà cung cấp nước ngoài có hoạt động cung cấp thương mại điện tử tại Việt Nam theo Luật Quản lý thuế sửa đổi, DN e ngại bị đánh thuế trùng, Tổng cục Thuế cho biết, Việt Nam – Nhật Bản có quy định loại trừ, nếu có phát sinh thuế tại Việt Nam thì khi về nước, DN sẽ được loại trừ theo quy định tại Điều 5 và Điều 7 của hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Hiện Tổng cục Thuế đang xây dựng nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, trong đó có quy định cụ thể về vấn đề này, đảm bảo một khoản thu nhập sẽ không bị đánh thuế trùng.
Thứ trưởng Vũ Thị Mai; Đại sứ quán Nhật Bản và đại diện cơ quan Thuế, Hải quan trả lời vướng mắc cho DN Nhật Bản. Ảnh: H.Nụ |
Ngoài ra, liên quan đến giao dịch liên kết, Tổng cục Thuế cũng đang phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 20 về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 12/2019. Tổng cục Thuế đang lắng nghe các ý kiến của DN để sửa đổi, bổ sung vào dự thảo, đảm bảo quy định đi vào thực tiễn có hiệu quả.
Liên quan đến lĩnh vực hải quan, bà Trịnh Thanh Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan cho biết, Tổng cục Hải quan đã nhận được 7 câu hỏi của 6 DN Nhật Bản nêu về vấn đề cách tính thuế đối với việc cho thuê một phần nhà kho của DN chế xuất; mức độ tuân thủ của DN được quy định trong dự thảo thông tư về quản lý rủi ro; đề nghị hướng dẫn chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với dầu bôi trơn được sử dụng kết hợp với các nguyên liệu khác sản xuất lốp xe; chính sách thuế đối với hàng hóa NK của DN cho thuê tài chính…
Cụ thể, Panasonic Việt Nam nêu, DN có tham dự hội thảo lấy ý kiến dự thảo Thông tư về quản lý rủi ro trong hoạt động XNK vào tháng 7/2019, tuy nhiên hiện chưa có các hướng dẫn cụ thể hơn về các tiêu chí đánh giá để DN thực hiện. Hơn nữa, DN muốn biết mức độ tuân thủ của mình đang ở mức nào, thì DN cần làm gì.
Về vấn đề này, theo bà Trịnh Thanh Hải cho biết, tại dự thảo Thông tư về quản lý rủi ro trong hoạt động XNK đã quy định chi tiết bộ tiêu chí đánh giá tuân thủ doanh nghiệp theo từng mức độ tuân thủ từ Mức 1 đến Mức 5.
Theo đó, các DN tuân thủ mức 1 là DN ưu tiên thực hiện theo quy định tại Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 và Thông tư số 07/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK của DN.
Các DN tuân thủ mức 2, mức 3, mức 4 là các DN đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy định tương ứng tại từng bộ tiêu chí đánh giá mức 2, mức 3, mức 4 tại dự thảo. Các DN tuân thủ mức 5 là các DN đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại bộ tiêu chí đánh giá mức 5 tại dự thảo.
Đồng thời, tại dự thảo đã quy định việc hỗ trợ nâng cao mức độ tuân thủ của người khai hải quan thông qua Cổng thông tin điện tử hải quan. Cụ thể, DN có thể tra cứu kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật và lý do đánh giá phân loại mức độ tuân thủ pháp luật. Trao đổi, phản hồi thông tin phục vụ đánh giá tuân thủ pháp luật và phản ánh các vướng mắc, kiến nghị liên quan đến đánh giá tuân thủ pháp luật. Trường hợp Cổng thông tin điện tử hải quan chưa đáp ứng yêu cầu, việc trao đổi, cung cấp thông tin được thực hiện bằng văn bản giấy. Do vậy để biết mức độ tuân thủ của mình, DN có thể gửi công văn đề nghị cung cấp thông tin tới chi cục, cục hải quan nơi DN hoạt động hoặc gửi về Tổng cục Hải quan (Cục Quản lý rủi ro) để được hỗ trợ.
Bridgestone Tire Manufacturing Vietnam thắc mắc liên quan đến việc tiếp nhận và giải đáp các vướng mắc của DN.
Đại diện Tổng cục Hải quan cho biết, hiện nay, việc tiếp nhận, xử lý các vướng mắc của tổ chức, cá nhân DN tại Tổng cục Hải quan được thực hiện qua các kênh như sau: Qua đường văn bản; hỗ trợ trực tiếp qua số điện thoại đường dây nóng tổng đài 1900 92 99 và các hệ thống đường dây nóng nhánh để tiếp nhận, xử lý tin báo liên quan đến lĩnh vực hải quan bao gồm các tin báo về tố giác, tin báo về tội phạm; tin báo về hành vi buôn lậu gian lận thương mại; tin báo về hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực; tin báo liên quan đến thủ tục hải quan.
Việc tiếp nhận các vướng mắc qua email tại Tổng cục Hải quan hiện nay được thực hiện như sau: Vướng mắc của DN có thể gửi tới địa chỉ email: bophanhotrotchq@customs.gov.vn.
Ngoài ra, trong tháng 10/2019, Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan sẽ được thí điểm triển khai sử dụng phiên bản mới. Trong đó, chuyên mục về phản ánh kiến nghị (hiện đang được cung cấp trên Cổng Thông tin điện tử hải quan) sẽ tiếp tục được đặt ngay tại trang chủ Cổng Thông tin điện tử để thuận tiện cho người dân, DN phản ánh các ý kiến đóng góp.
Nội dung tiếp nhận bao gồm: Hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định của công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị, tổ chức Bộ Tài chính; những cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính do Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành không phù hợp với thực tế, không đồng bộ, không thống nhất, không hợp pháp, trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; những giải pháp, sáng kiến ban hành quy định mới quy định về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN