Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
9 tháng đầu năm 2024, ngành Hải quan đã giải quyết thủ tục cho 12.104.894 tờ khai xuất nhập khẩu, trong đó tờ khai luồng Xanh chiếm 65,95%, tương đương 7.983.304 tờ khai miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
Tờ khai luồng Đỏ chiếm 3,43% (tương đương 415.745 tờ khai kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa); luồng Vàng chiếm 30,61% (tương đương 3.705.845 tờ khai kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy).
Cũng qua thống kê từ Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2024, trong số 35 cục hải quan tỉnh, thành phố, 6 đơn vị có số lượng tờ khai, chiếm gần 80% tổng số tờ khai trong toàn Ngành.
Cụ thể, các Cục Hải quan: TP Hồ Chí Minh (2.508.718 tờ khai); Hải Phòng (1.875.252 tờ khai); Hà Nội (1.238.345); Bắc Ninh (1.442.601 tờ khai); Bình Dương (1.423.739 tờ khai); Đồng Nai (1.058.629 tờ khai).
Mới đây, tại tọa đàm trực tuyến “Doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Góc nhìn từ hai phía” do Tạp chí Hải quan tổ chức, ông Dương Quốc Phi, Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt Nam 1 cho biết, doanh nghiệp mong muốn tỷ lệ tờ khai luồng Xanh nhiều hơn, hàng hóa được thông quan, giải phóng hàng nhanh. Đối với tờ khai luồng Vàng, doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ hải quan, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn để giải phóng hàng hóa.
“Tương tự, đối với tờ khai luồng Đỏ, ngoài phải kiểm tra hồ sơ, doanh nghiệp còn phải kiểm tra thực tế hàng hóa, thay vì doanh nghiệp đưa hàng hóa từ cửa khẩu về thẳng nhà máy sản xuất, thì doanh nghiệp phải đưa hàng hóa về trụ sở cơ quan Hải quan để kiểm tra dẫn đến phát sinh các chi phí, thời gian, con người”, ông Dương Quốc Phi chia sẻ.
Ông Dương Quốc Phi dẫn chứng: Dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp chỉ cần một công đoạn bất kỳ chậm trễ sẽ khiến cho toàn bộ dây chuyển dừng hoạt động. Chính vì vậy, khi tờ khai luồng Xanh, doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí.
Như vậy, khi doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật, tỷ lệ tờ khai luồng Xanh tăng lên, luồng Vàng, luồng Đỏ giảm cũng đồng nghĩa với việc cả doanh nghiệp và cơ quan Hải quan tiết kiểm được thời gian, chi phí, nguồn lực.
Cũng theo ông Nguyễn Nhất Kha, Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan), năm 2022, Cục Quản lý rủi ro đã trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan ban hành Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan với mục tiêu cung cấp những giải pháp đồng hành giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu nâng cao mức độ tuân thủ, giảm tỷ lệ kiểm tra của cơ quan Hải quan.
Trong đó, cơ quan Hải quan đánh giá doanh nghiệp có mức độ tuân thủ tốt, qua đó tỷ lệ các công việc mà cơ quan Hải quan thực hiện các công việc quản lý thấp hơn và dành nhiều nguồn lực để quản lý các doanh nghiệp được đánh giá tuân thủ chưa tốt hoặc doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật.
NGUỒN HẢI QUAN ONLINE
9 tháng đầu năm 2024, ngành Hải quan đã giải quyết thủ tục cho 12.104.894 tờ khai xuất nhập khẩu, trong đó tờ khai luồng Xanh chiếm 65,95%, tương đương 7.983.304 tờ khai miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
Tờ khai luồng Đỏ chiếm 3,43% (tương đương 415.745 tờ khai kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa); luồng Vàng chiếm 30,61% (tương đương 3.705.845 tờ khai kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy).
Cũng qua thống kê từ Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2024, trong số 35 cục hải quan tỉnh, thành phố, 6 đơn vị có số lượng tờ khai, chiếm gần 80% tổng số tờ khai trong toàn Ngành.
Cụ thể, các Cục Hải quan: TP Hồ Chí Minh (2.508.718 tờ khai); Hải Phòng (1.875.252 tờ khai); Hà Nội (1.238.345); Bắc Ninh (1.442.601 tờ khai); Bình Dương (1.423.739 tờ khai); Đồng Nai (1.058.629 tờ khai).
Mới đây, tại tọa đàm trực tuyến “Doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Góc nhìn từ hai phía” do Tạp chí Hải quan tổ chức, ông Dương Quốc Phi, Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt Nam 1 cho biết, doanh nghiệp mong muốn tỷ lệ tờ khai luồng Xanh nhiều hơn, hàng hóa được thông quan, giải phóng hàng nhanh. Đối với tờ khai luồng Vàng, doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ hải quan, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn để giải phóng hàng hóa.
“Tương tự, đối với tờ khai luồng Đỏ, ngoài phải kiểm tra hồ sơ, doanh nghiệp còn phải kiểm tra thực tế hàng hóa, thay vì doanh nghiệp đưa hàng hóa từ cửa khẩu về thẳng nhà máy sản xuất, thì doanh nghiệp phải đưa hàng hóa về trụ sở cơ quan Hải quan để kiểm tra dẫn đến phát sinh các chi phí, thời gian, con người”, ông Dương Quốc Phi chia sẻ.
Ông Dương Quốc Phi dẫn chứng: Dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp chỉ cần một công đoạn bất kỳ chậm trễ sẽ khiến cho toàn bộ dây chuyển dừng hoạt động. Chính vì vậy, khi tờ khai luồng Xanh, doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí.
Như vậy, khi doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật, tỷ lệ tờ khai luồng Xanh tăng lên, luồng Vàng, luồng Đỏ giảm cũng đồng nghĩa với việc cả doanh nghiệp và cơ quan Hải quan tiết kiểm được thời gian, chi phí, nguồn lực.
Cũng theo ông Nguyễn Nhất Kha, Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan), năm 2022, Cục Quản lý rủi ro đã trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan ban hành Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan với mục tiêu cung cấp những giải pháp đồng hành giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu nâng cao mức độ tuân thủ, giảm tỷ lệ kiểm tra của cơ quan Hải quan.
Trong đó, cơ quan Hải quan đánh giá doanh nghiệp có mức độ tuân thủ tốt, qua đó tỷ lệ các công việc mà cơ quan Hải quan thực hiện các công việc quản lý thấp hơn và dành nhiều nguồn lực để quản lý các doanh nghiệp được đánh giá tuân thủ chưa tốt hoặc doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật.
NGUỒN HẢI QUAN ONLINE