Đừng để “miếng bánh” thị trường logistics Việt Nam vào hết tay doanh nghiệp nước ngoài
Tại hội nghị phát động triển khai Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, được tổ chức tại TP.HCM ngày 12/4, các chuyên gia cho rằng, các DN cần phải liên kết để phát triển dịch vụ này thành chuỗi cung ứng.
Tỷ lệ thuê ngoài còn thấp
Để phát triển dịch vụ logistics, các chuyên gia cho rằng, phải nâng giá trị thuê ngoài dịch vụ logistics. Ông Nguyễn Thanh Bình, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics (VLA) cho biết, kết quả khảo sát mới đây cho thấy, tỷ lệ thuê ngoài hiện đang mở mức thấp, chỉ đạt khoảng 15-20%. Mục tiêu đến 2025, sẽ nâng tỷ lệ thuê ngoài lên 50-60%.
Đánh giá thực trạng trên, ông Đào Huy Giám, Tổng Thư ký Diễn đàn Kinh tế tư nhân cho rằng, tăng cường tỷ trọng thuê ngoài trong thời điểm này rất đúng lúc, bởi vì, hiện nay rất nhiều dịch vụ phân tán, thị trường phân tán, nên các DN rất khó tiếp cận. Chính vì thế, dịch vụ thuê ngoài đang có tỷ trọng thấp. Hiện nay, thông tin là chìa khóa quyết định thành công, chính vì thế, các DN cần chú ý có thông tin về các dịch vụ của mình. Theo ông Giám, trước mắt lập ra phương án với lộ trình ngắn hơn, thực hiện với nhóm DN thuộc một ngành hàng, chẳng hạn như các DN thuộc hiệp hội dệt may.
Đứng ở góc độ DN sử dụng dịch vụ logistics, ông Trần Quốc Mạnh, đại diện Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ cho rằng, tiềm năng dịch vụ logistics của Việt Nam rất lớn, các DN Việt Nam không làm thì các DN nước ngoài sẽ làm và chiếm hết thị phần. “Chẳng hạn, trước đây, chúng tôi đã đề cập đến việc xác lập kho ngoại quan tại các thị trường châu Âu để phục vụ việc XK hàng hóa và đã được Nhà nước phê duyệt, với ưu đãi hỗ trợ 70% chi phí cho các hiệp hội DN triển khai, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được. Hiện nay, phần lớn DN làm hàng theo giá FOB, nên toàn bộ dịch vụ kèm theo để đưa hàng đến DN không còn. Các DN phải biết cách kết hợp với nhau, nếu không sẽ bỏ rơi rất nhiều phân khúc rất tốt” – ông Mạnh đưa ra ví dụ.
Đại diện Hiệp hội Dệt may cho biết, các đơn vị dệt may rất muốn phát triển dịch vụ thuê ngoài, nhưng thực tế chưa nhiều. Có nhiều lý do khiến tỷ lệ thuê ngoài của các DN còn ít, đầu tiên là giá cả còn cao, thứ đến là quan ngại về tính bảo mật thông tin. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về DN làm hàng XK của DN logistics chưa tạo được ấn tượng và độ tin cậy. Cùng nhận định này, ông Đỗ Xuân Quang, Phó Chủ tịch VLA cho rằng, hiện nay 60% DN tự làm các dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, chỉ thuê ngoài một số dịch vụ riêng lẻ. Hiện nay, DN Việt Nam đang đứng ở mức độ có mức cung cấp dịch vụ còn riêng lẻ, chưa thành chuỗi cung ứng. Nhu cầu của thị trường tăng rất cao, nhưng tỷ lệ thuê ngoài còn thấp. Theo ông Đỗ Xuân Quang, có nguyên nhân do lịch sử để lại, nhưng phần nhiều là do tâm lý của các DN muốn tự làm cho đảm bảo chất lượng, đỡ tốn chi phí. “Thuê ngoài cao thì dịch vụ logistics mới phát triển, nên các DN logistics phải giải quyết nhiều vấn đề về cung ứng, trong đó có thói quen, văn hóa, năng lực chất lượng dịch vụ. Hiện nay, dịch vụ này chưa vươn ra nước ngoài là do năng lực của DN chưa đáp ứng được”- ông Quang nhấn mạnh.
Phải liên kết để phát triển
Cả DN dịch vụ logistics và DN sử dụng dịch vụ này đều cho rằng cần phải có sự liên kết để tạo thành chuỗi cung ứng mới phát triển và cạnh tranh được với các DN nước ngoài. Ông Trần Quốc Mạnh chia sẻ, các đơn vị sản xuất hàng hóa XK khi thâm nhập vào thị trường thế giới càng ngày càng khó, yêu cầu ngày càng khắt khe, rõ ràng hơn, lợi nhuận ngày càng bị thu hẹp. Xuất phát từ nhu cầu như vậy, DN rất kỳ vọng vào DN cung cấp dịch vụ logistics liên kết để cung cấp chuỗi dịch vụ tiện ích, không những chất lượng dịch vụ tốt mà giá thành phải cạnh tranh; đảm bảo chất lượng, hạch toán cụ thể… tạo niềm tin cho chủ hàng, kết nối được với các chủ hàng; hiểu sâu sắc, thậm chí hiểu như các đơn vị chủ hàng về ngành hàng mà mình làm dịch vụ, bởi vì mỗi ngành hàng đều có đặc thù riêng.
Theo đại diện Hiệp hội DN Dệt may, tăng cường liên kết giữa các DN với nhau là xu thế tất yếu, nhưng cần tăng tỷ lệ của DN trong nước, nên các DN cần phải có sự liên kết, hợp tác với nhau giữa DN XK với DN logistics, giữa DN logistics với nhau, nếu không làm được điều này sẽ nhường lại sân chơi cho DN nước ngoài. Để làm được điều này cần thông qua các buổi tọa đàm, các cuộc gặp gỡ để cùng trao đổi, cùng bàn các giải pháp hợp tác. Với xu hướng này, năm 2016, Hiệp hội Dệt may và Hiệp hội Logistics đã kí biên bản hợp tác, đây cũng là một trong những giải pháp để liên kết phát triển nâng cao tỷ trọng thuê ngoài. Chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình hợp tác, đại diện SNP Logistics – Tân cảng Sài Gòn cho biết, cung cấp dịch vụ logistics không thể làm toàn bộ, mà phải hợp tác, cung cấp dịch vụ theo dạng chuỗi, sử dụng dịch vụ của các DN khác. Việc kết nối, hợp tác phải dựa trên thế mạnh của từng đơn vị, để tạo thành chuỗi dịch vụ giá trị, hấp dẫn DN sử dụng dịch vụ. Hiện nay, SNP Logistics – Tân cảng Sài Gòn đang liên kết với Thaco Logstics Trường Hải trong việc tiếp nhận tàu container; hợp tác vận tải bằng cách sử dụng hiệu quả lẫn nhau trên các tuyến vận tải…
Các DN cũng cho biết, việc liên kết phát triển là tất yếu, nhưng do gặp phải những khó khăn nên các DN còn e dè. Chia sẻ về những khó khăn khi thực hiện liên kết, bà Nguyễn Thị Vui, Giám đốc TBS Logistics cho biết, trong quá trình thực hiện dịch vụ, công ty đã có sự liên kết ở một số khâu mà DN không đầu tư. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là chất lượng các dịch vụ liên kết không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, dẫn đến tình trạng DN bị ảnh hưởng, mất uy tín…
Theo VLA, hiện nay cả nước có khoảng 3.000 DN kinh doanh dịch vụ logistics, trong đó có 1.300 DN hoạt động thường xuyên trên thị trường. Phần nhiều DN hạn chế về quy mô vốn, công nghệ, trình độ quản lý cũng như trình độ chuyên môn chất lượng cao. Tốc độ phát triển của ngành dịch vụ logistics khoảng 16%/năm. Có 30 DN cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam. Các công ty này có lợi thế về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nguồn dịch vụ từ các công ty mẹ xuyên quốc gia về hàng hóa, dịch vụ tàu biển quốc tế. Vì vậy, các DN này thường thâu tóm hầu hết dịch vụ logistics quốc tế. Các DN Việt Nam có lợi thế cơ sở hạ tầng, như: Cảng biển, kho bãi, phương tiện vận tải, xếp dỡ… nên cung cấp hầu hết các dịch vụ này cho DN nước ngoài.
NGUỒN: Vietnam Logistics Review
Tại hội nghị phát động triển khai Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, được tổ chức tại TP.HCM ngày 12/4, các chuyên gia cho rằng, các DN cần phải liên kết để phát triển dịch vụ này thành chuỗi cung ứng.
Để phát triển dịch vụ logistics, các chuyên gia cho rằng, phải nâng giá trị thuê ngoài dịch vụ logistics. Ông Nguyễn Thanh Bình, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics (VLA) cho biết, kết quả khảo sát mới đây cho thấy, tỷ lệ thuê ngoài hiện đang mở mức thấp, chỉ đạt khoảng 15-20%. Mục tiêu đến 2025, sẽ nâng tỷ lệ thuê ngoài lên 50-60%.
Đánh giá thực trạng trên, ông Đào Huy Giám, Tổng Thư ký Diễn đàn Kinh tế tư nhân cho rằng, tăng cường tỷ trọng thuê ngoài trong thời điểm này rất đúng lúc, bởi vì, hiện nay rất nhiều dịch vụ phân tán, thị trường phân tán, nên các DN rất khó tiếp cận. Chính vì thế, dịch vụ thuê ngoài đang có tỷ trọng thấp. Hiện nay, thông tin là chìa khóa quyết định thành công, chính vì thế, các DN cần chú ý có thông tin về các dịch vụ của mình. Theo ông Giám, trước mắt lập ra phương án với lộ trình ngắn hơn, thực hiện với nhóm DN thuộc một ngành hàng, chẳng hạn như các DN thuộc hiệp hội dệt may.
Đứng ở góc độ DN sử dụng dịch vụ logistics, ông Trần Quốc Mạnh, đại diện Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ cho rằng, tiềm năng dịch vụ logistics của Việt Nam rất lớn, các DN Việt Nam không làm thì các DN nước ngoài sẽ làm và chiếm hết thị phần. “Chẳng hạn, trước đây, chúng tôi đã đề cập đến việc xác lập kho ngoại quan tại các thị trường châu Âu để phục vụ việc XK hàng hóa và đã được Nhà nước phê duyệt, với ưu đãi hỗ trợ 70% chi phí cho các hiệp hội DN triển khai, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được. Hiện nay, phần lớn DN làm hàng theo giá FOB, nên toàn bộ dịch vụ kèm theo để đưa hàng đến DN không còn. Các DN phải biết cách kết hợp với nhau, nếu không sẽ bỏ rơi rất nhiều phân khúc rất tốt” – ông Mạnh đưa ra ví dụ.
Đại diện Hiệp hội Dệt may cho biết, các đơn vị dệt may rất muốn phát triển dịch vụ thuê ngoài, nhưng thực tế chưa nhiều. Có nhiều lý do khiến tỷ lệ thuê ngoài của các DN còn ít, đầu tiên là giá cả còn cao, thứ đến là quan ngại về tính bảo mật thông tin. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về DN làm hàng XK của DN logistics chưa tạo được ấn tượng và độ tin cậy. Cùng nhận định này, ông Đỗ Xuân Quang, Phó Chủ tịch VLA cho rằng, hiện nay 60% DN tự làm các dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, chỉ thuê ngoài một số dịch vụ riêng lẻ. Hiện nay, DN Việt Nam đang đứng ở mức độ có mức cung cấp dịch vụ còn riêng lẻ, chưa thành chuỗi cung ứng. Nhu cầu của thị trường tăng rất cao, nhưng tỷ lệ thuê ngoài còn thấp. Theo ông Đỗ Xuân Quang, có nguyên nhân do lịch sử để lại, nhưng phần nhiều là do tâm lý của các DN muốn tự làm cho đảm bảo chất lượng, đỡ tốn chi phí. “Thuê ngoài cao thì dịch vụ logistics mới phát triển, nên các DN logistics phải giải quyết nhiều vấn đề về cung ứng, trong đó có thói quen, văn hóa, năng lực chất lượng dịch vụ. Hiện nay, dịch vụ này chưa vươn ra nước ngoài là do năng lực của DN chưa đáp ứng được”- ông Quang nhấn mạnh.
Phải liên kết để phát triển
Cả DN dịch vụ logistics và DN sử dụng dịch vụ này đều cho rằng cần phải có sự liên kết để tạo thành chuỗi cung ứng mới phát triển và cạnh tranh được với các DN nước ngoài. Ông Trần Quốc Mạnh chia sẻ, các đơn vị sản xuất hàng hóa XK khi thâm nhập vào thị trường thế giới càng ngày càng khó, yêu cầu ngày càng khắt khe, rõ ràng hơn, lợi nhuận ngày càng bị thu hẹp. Xuất phát từ nhu cầu như vậy, DN rất kỳ vọng vào DN cung cấp dịch vụ logistics liên kết để cung cấp chuỗi dịch vụ tiện ích, không những chất lượng dịch vụ tốt mà giá thành phải cạnh tranh; đảm bảo chất lượng, hạch toán cụ thể… tạo niềm tin cho chủ hàng, kết nối được với các chủ hàng; hiểu sâu sắc, thậm chí hiểu như các đơn vị chủ hàng về ngành hàng mà mình làm dịch vụ, bởi vì mỗi ngành hàng đều có đặc thù riêng.
Theo đại diện Hiệp hội DN Dệt may, tăng cường liên kết giữa các DN với nhau là xu thế tất yếu, nhưng cần tăng tỷ lệ của DN trong nước, nên các DN cần phải có sự liên kết, hợp tác với nhau giữa DN XK với DN logistics, giữa DN logistics với nhau, nếu không làm được điều này sẽ nhường lại sân chơi cho DN nước ngoài. Để làm được điều này cần thông qua các buổi tọa đàm, các cuộc gặp gỡ để cùng trao đổi, cùng bàn các giải pháp hợp tác. Với xu hướng này, năm 2016, Hiệp hội Dệt may và Hiệp hội Logistics đã kí biên bản hợp tác, đây cũng là một trong những giải pháp để liên kết phát triển nâng cao tỷ trọng thuê ngoài. Chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình hợp tác, đại diện SNP Logistics – Tân cảng Sài Gòn cho biết, cung cấp dịch vụ logistics không thể làm toàn bộ, mà phải hợp tác, cung cấp dịch vụ theo dạng chuỗi, sử dụng dịch vụ của các DN khác. Việc kết nối, hợp tác phải dựa trên thế mạnh của từng đơn vị, để tạo thành chuỗi dịch vụ giá trị, hấp dẫn DN sử dụng dịch vụ. Hiện nay, SNP Logistics – Tân cảng Sài Gòn đang liên kết với Thaco Logstics Trường Hải trong việc tiếp nhận tàu container; hợp tác vận tải bằng cách sử dụng hiệu quả lẫn nhau trên các tuyến vận tải…
Các DN cũng cho biết, việc liên kết phát triển là tất yếu, nhưng do gặp phải những khó khăn nên các DN còn e dè. Chia sẻ về những khó khăn khi thực hiện liên kết, bà Nguyễn Thị Vui, Giám đốc TBS Logistics cho biết, trong quá trình thực hiện dịch vụ, công ty đã có sự liên kết ở một số khâu mà DN không đầu tư. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là chất lượng các dịch vụ liên kết không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, dẫn đến tình trạng DN bị ảnh hưởng, mất uy tín…
Theo VLA, hiện nay cả nước có khoảng 3.000 DN kinh doanh dịch vụ logistics, trong đó có 1.300 DN hoạt động thường xuyên trên thị trường. Phần nhiều DN hạn chế về quy mô vốn, công nghệ, trình độ quản lý cũng như trình độ chuyên môn chất lượng cao. Tốc độ phát triển của ngành dịch vụ logistics khoảng 16%/năm. Có 30 DN cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam. Các công ty này có lợi thế về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nguồn dịch vụ từ các công ty mẹ xuyên quốc gia về hàng hóa, dịch vụ tàu biển quốc tế. Vì vậy, các DN này thường thâu tóm hầu hết dịch vụ logistics quốc tế. Các DN Việt Nam có lợi thế cơ sở hạ tầng, như: Cảng biển, kho bãi, phương tiện vận tải, xếp dỡ… nên cung cấp hầu hết các dịch vụ này cho DN nước ngoài. |