Dự thảo Đề án bảo lãnh thông quan đang được lấy ý kiến rộng rãi
Đề án bảo lãnh thông quan (BLTQ) đối với hàng hóa XK, NK và các tài liệu kèm theo đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi các bộ, ngành và cơ quan có liên quan trước khi trình Chính phủ, Quốc hội xem xét thông qua.
CBCC Chi cục Hải quan KCN Bắc Thăng Long kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: N.Linh
Trong đó có dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về triển khai thí điểm cơ chế BLTQ đối với hàng hóa XK, NK; dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết và các tài liệu thuyết minh kèm theo.
Dự thảo Nghị quyết đưa ra khái niệm của cơ chế BLTQ là một hình thức cam kết bảo đảm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và các khoản phải nộp khác đối với hàng hóa XK, NK, quá cảnh của DN bảo hiểm với cơ quan Hải quan thay cho người được bảo lãnh khi người được bảo lãnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về hải quan. Cơ quan Hải quan quyết định việc thông quan, giải phóng hàng hóa hoặc cho đưa hàng về bảo quản để chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành trên cơ cở BLTQ.
Bên cạnh đó, ban soạn thảo cũng lấy ý kiến về các nội dung như: Nguyên tắc triển khai thí điểm; thời hạn BLTQ; số tiền BLTQ; từ chối BLTQ; thủ tục hải quan; xử lý vi phạm hành chính.
Tại dự thảo Nghị định về thực hiện thí điểm cơ chế BLTQ đối với hàng hóa XK, NK, quá cảnh, ban soạn thảo đưa ra lấy ý kiến nhiều nội dung liên quan đối tượng áp dụng; nguyên tắc thực hiện; phạm vi bảo lãnh; phí bảo lãnh; hình thức bảo lãnh và các vấn đề liên quan đến quản lý hải quan đối với BLTQ.
Trước đó thực hiện Quyết định 1254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XK, NK và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020, Bộ Tài chính được giao xây dựng, trình Chính phủ báo cáo Quốc hội phê duyệt Đề án thí điểm thực hiện cơ chế BLTQ và triển khai thực hiện đề án.
Cơ chế BLTQ đã và đang được nhiều quốc gia đang phát triển áp dụng với rất nhiều loại bảo lãnh khác nhau dùng cho nhiều mục đích chi tiết khác nhau. Trong khi đó, các quốc gia phát triển đã phát triển BLTQ ở mức tinh gọn hơn nhưng lại bao quát hơn ở nhiều lĩnh vực.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Đề án bảo lãnh thông quan (BLTQ) đối với hàng hóa XK, NK và các tài liệu kèm theo đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi các bộ, ngành và cơ quan có liên quan trước khi trình Chính phủ, Quốc hội xem xét thông qua.
CBCC Chi cục Hải quan KCN Bắc Thăng Long kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: N.Linh |
Trong đó có dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về triển khai thí điểm cơ chế BLTQ đối với hàng hóa XK, NK; dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết và các tài liệu thuyết minh kèm theo.
Dự thảo Nghị quyết đưa ra khái niệm của cơ chế BLTQ là một hình thức cam kết bảo đảm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và các khoản phải nộp khác đối với hàng hóa XK, NK, quá cảnh của DN bảo hiểm với cơ quan Hải quan thay cho người được bảo lãnh khi người được bảo lãnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về hải quan. Cơ quan Hải quan quyết định việc thông quan, giải phóng hàng hóa hoặc cho đưa hàng về bảo quản để chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành trên cơ cở BLTQ.
Bên cạnh đó, ban soạn thảo cũng lấy ý kiến về các nội dung như: Nguyên tắc triển khai thí điểm; thời hạn BLTQ; số tiền BLTQ; từ chối BLTQ; thủ tục hải quan; xử lý vi phạm hành chính.
Tại dự thảo Nghị định về thực hiện thí điểm cơ chế BLTQ đối với hàng hóa XK, NK, quá cảnh, ban soạn thảo đưa ra lấy ý kiến nhiều nội dung liên quan đối tượng áp dụng; nguyên tắc thực hiện; phạm vi bảo lãnh; phí bảo lãnh; hình thức bảo lãnh và các vấn đề liên quan đến quản lý hải quan đối với BLTQ.
Trước đó thực hiện Quyết định 1254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XK, NK và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020, Bộ Tài chính được giao xây dựng, trình Chính phủ báo cáo Quốc hội phê duyệt Đề án thí điểm thực hiện cơ chế BLTQ và triển khai thực hiện đề án.
Cơ chế BLTQ đã và đang được nhiều quốc gia đang phát triển áp dụng với rất nhiều loại bảo lãnh khác nhau dùng cho nhiều mục đích chi tiết khác nhau. Trong khi đó, các quốc gia phát triển đã phát triển BLTQ ở mức tinh gọn hơn nhưng lại bao quát hơn ở nhiều lĩnh vực.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN