DOANH NGHIỆP KHÓ KHĂN, XUẤT KHẨU GIẢM SÂU
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM vẫn gặp nhiều khó khăn, khiến kim ngạch xuất khẩu vẫn giảm sâu.
Công chức Hải quan TPHCM làm thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu. Ảnh: T.H
Hàng hóa XNK tại TPHCM giảm gần 19%
Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan TPHCM, tổng kim ngạch XNK hàng hóa qua các cảng TPHCM do đơn vị làm thủ tục hải quan trong quý 1/2023 đạt 28,34 tỷ USD, giảm sâu 18,68% so với cùng kỳ năm 2022 (tương đương giảm 6,51 tỷ USD). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 13,02 tỷ USD, giảm 17,92% (tương đương 2,85 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.
Do hàng hóa XNK trong quý 1 giảm đã kéo số thu ngân sách Nhà nước của Cục Hải quan TPHCM trong quý này cũng giảm sâu. Cụ thể, trong quý 1/2023, Cục Hải quan TPHCM đã thu nộp ngân sách là 31.546,3 tỷ đồng, đạt 21,64% dự toán (145.800 tỷ đồng); giảm 5,75%, tương đương giảm tuyệt đối 1.923,7 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2022.
Theo Cục Thống kê TPHCM, tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn TPHCM mặc dù đã khởi sắc, nhưng vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, các chỉ tiêu kinh tế đều có dấu hiệu giảm.
Trong quý 1/2023, TPHCM có gần 23.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, gần gấp đôi so với số doanh nghiệp thành lập mới. Trong đó, có 3.720 doanh nghiệp ngưng hoạt động; 13.628 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động; 249 doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể; 5.264 doanh nghiệp đã bỏ địa chỉ kinh doanh.
Bên cạnh đó, việc khan hiếm về đơn hàng, nguồn vốn, cộng với sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh là nguyên nhân khiến số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường nhiều hơn số doanh nghiệp thành lập mới, đã tác động ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.
Trông chờ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng
Ngày 1/5/2023, trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản và thuỷ sản, Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về thị trường, thể chế, thuế, vốn tín dụng cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản, thủy sản để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu lao động trong lĩnh vực thuỷ sản và lâm sản.
Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong thực hiện các chính sách liên quan đến hoàn thuế VAT; hỗ trợ các hiệp hội tổ chức hiệu quả các hội chợ triển lãm về đồ gỗ, thuỷ sản, thúc đẩy xúc tiến thương mại, đặc biệt là các thị trường lớn, thị trường mới nổi nhất là thị trường ngách; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật, đảm bảo thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc thủy sản, lâm sản; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản liên quan đến quy chuẩn về nước thải chế biến thủy sản và nước thải ao nuôi thủy sản.
Đồng thời, triển khai các biện pháp phù hợp nhằm chống gian lận xuất xứ hàng hóa, trong chế biến, tiêu thụ thủy sản, lâm sản, giảm nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp thương mại, gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp.
Cùng với đó, cắt giảm mạnh các thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp, tránh gây sách nhiễu, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; số hóa, giải quyết các thủ tục hành chính và kiểm soát giám sát các hoạt động doanh nghiệp và thu thuế, phí, lệ phí.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đẩy mạnh thực hiện ba đột phá về chiến lược: đào tạo nguồn nhân lực, thể chế, phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông để giảm chi phí logistics, điện để đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Đẩy mạnh chuyển đổi số và đổi mới khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong ngành lâm sản và thủy sản, coi đây là một trong những đột phá để thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng và phát triển bền vững; các doanh nghiệp chủ động vươn lên, tự thiết kế mẫu mã các sản phẩm có mẫu mã độc đáo, nâng cao chất lượng, đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng thay vì chỉ gia công theo đặt hàng với mẫu mã của nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành tín dụng chủ động, hiệu quả, phù hợp để cung cấp vốn tín dụng; tiếp tục có giải pháp giảm mặt bằng lãi suất vay để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu; hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên – bao gồm thủy sản, lâm sản; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản, gỗ và lâm sản tiếp cận vốn tín dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội thúc đẩy sinh kế cho nông – ngư dân.
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ, chính sách ưu đãi; nghiên cứu, đề xuất gói tín dụng 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản trong tháng 5/2023.
Lê Thu
NGUỒN: HAIQUANONLINE
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM vẫn gặp nhiều khó khăn, khiến kim ngạch xuất khẩu vẫn giảm sâu.
Công chức Hải quan TPHCM làm thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu. Ảnh: T.H |
Hàng hóa XNK tại TPHCM giảm gần 19%
Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan TPHCM, tổng kim ngạch XNK hàng hóa qua các cảng TPHCM do đơn vị làm thủ tục hải quan trong quý 1/2023 đạt 28,34 tỷ USD, giảm sâu 18,68% so với cùng kỳ năm 2022 (tương đương giảm 6,51 tỷ USD). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 13,02 tỷ USD, giảm 17,92% (tương đương 2,85 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.
Do hàng hóa XNK trong quý 1 giảm đã kéo số thu ngân sách Nhà nước của Cục Hải quan TPHCM trong quý này cũng giảm sâu. Cụ thể, trong quý 1/2023, Cục Hải quan TPHCM đã thu nộp ngân sách là 31.546,3 tỷ đồng, đạt 21,64% dự toán (145.800 tỷ đồng); giảm 5,75%, tương đương giảm tuyệt đối 1.923,7 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2022.
Theo Cục Thống kê TPHCM, tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn TPHCM mặc dù đã khởi sắc, nhưng vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, các chỉ tiêu kinh tế đều có dấu hiệu giảm.
Trong quý 1/2023, TPHCM có gần 23.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, gần gấp đôi so với số doanh nghiệp thành lập mới. Trong đó, có 3.720 doanh nghiệp ngưng hoạt động; 13.628 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động; 249 doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể; 5.264 doanh nghiệp đã bỏ địa chỉ kinh doanh.
Bên cạnh đó, việc khan hiếm về đơn hàng, nguồn vốn, cộng với sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh là nguyên nhân khiến số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường nhiều hơn số doanh nghiệp thành lập mới, đã tác động ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.
Trông chờ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng
Ngày 1/5/2023, trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản và thuỷ sản, Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về thị trường, thể chế, thuế, vốn tín dụng cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản, thủy sản để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu lao động trong lĩnh vực thuỷ sản và lâm sản.
Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong thực hiện các chính sách liên quan đến hoàn thuế VAT; hỗ trợ các hiệp hội tổ chức hiệu quả các hội chợ triển lãm về đồ gỗ, thuỷ sản, thúc đẩy xúc tiến thương mại, đặc biệt là các thị trường lớn, thị trường mới nổi nhất là thị trường ngách; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật, đảm bảo thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc thủy sản, lâm sản; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản liên quan đến quy chuẩn về nước thải chế biến thủy sản và nước thải ao nuôi thủy sản.
Đồng thời, triển khai các biện pháp phù hợp nhằm chống gian lận xuất xứ hàng hóa, trong chế biến, tiêu thụ thủy sản, lâm sản, giảm nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp thương mại, gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp.
Cùng với đó, cắt giảm mạnh các thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp, tránh gây sách nhiễu, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; số hóa, giải quyết các thủ tục hành chính và kiểm soát giám sát các hoạt động doanh nghiệp và thu thuế, phí, lệ phí.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đẩy mạnh thực hiện ba đột phá về chiến lược: đào tạo nguồn nhân lực, thể chế, phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông để giảm chi phí logistics, điện để đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Đẩy mạnh chuyển đổi số và đổi mới khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong ngành lâm sản và thủy sản, coi đây là một trong những đột phá để thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng và phát triển bền vững; các doanh nghiệp chủ động vươn lên, tự thiết kế mẫu mã các sản phẩm có mẫu mã độc đáo, nâng cao chất lượng, đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng thay vì chỉ gia công theo đặt hàng với mẫu mã của nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành tín dụng chủ động, hiệu quả, phù hợp để cung cấp vốn tín dụng; tiếp tục có giải pháp giảm mặt bằng lãi suất vay để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu; hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên – bao gồm thủy sản, lâm sản; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản, gỗ và lâm sản tiếp cận vốn tín dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội thúc đẩy sinh kế cho nông – ngư dân.
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ, chính sách ưu đãi; nghiên cứu, đề xuất gói tín dụng 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản trong tháng 5/2023.
Lê Thu
NGUỒN: HAIQUANONLINE