Doanh nghiệp có bị xử phạt vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19?
Trong thời gian diễn ra dịch bệnh, hàng hóa xuất nhập khẩu bị đình trệ tại cửa khẩu dẫn đến tình trạng vi phạm hành chính đối với một số trường hợp mà doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý không mong muốn. Trước thực tế này, một số cục hải quan tỉnh, thành phố đang gặp vướng mắc và có báo cáo, đề nghị Tổng cục Hải quan tháo gỡ.
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh) kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: Q.Hùng
Theo đại diện Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp bị ảnh hướng lớn. Trong đó, vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong thời gian diễn ra dịch bệnh mà dẫn đến vi phạm pháp luật thì có xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Đại diện Vụ Pháp chế cho biết, đối với những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính bao gồm: tình thế cấp thiết; phòng vệ chính đáng; sự kiện bất ngờ; sự kiện bất khả kháng; người thực hiện hành vi trái pháp luật không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi trái pháp luật chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cũng tại Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính giải thích một số tình huống không xử phạt như: tình thế cấp thiết; phòng vệ chính đáng; sự kiện bất ngờ; sự kiện bất khả kháng; người không có năng lực trách nhiệm hành chính.
Còn tại Điều 5 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016) quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Theo đó, có dẫn chiếu đến các trường hợp không xử phạt theo quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Mặc dù vậy, khi dịch Covid-19 bùng phát, hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng, dẫn đến một số tình huống phát sinh tại các đơn vị địa phương liên quan đến các quy định nêu trên. Một số đơn vị hải quan địa phương thắc mắc, dịch Covid-19 có được xem là sự kiện bất khả kháng để được xem xét thuộc trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Liên quan đến thắc mắc này, đại diện Vụ Pháp chế nhấn mạnh, tại Khoản 14 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Với quy định này, để được xem xét là hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng thì phải đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện: xảy ra một cách khách quan; không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Chiếu theo tình hình thực tế, với tính chất của dịch Covid-19 có thể được xem xét là sự kiện khách quan, không thể lường trước được. Tuy nhiên, để xác định dịch bệnh Covid-19 là sự kiện bất khả kháng trong việc xem xét không xử phạt vi phạm hành chính thì cá nhân, tổ chức phải chứng minh đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng không ngăn được hành vi vi phạm xảy ra, địa diện Vụ Pháp chế cho biết thêm.
Mới đây, Công ty TNHH Hoàn cầu Long An và Công ty CP VietNamSolar cũng có công văn đề nghị Tổng cục Hải quan giải đáp vướng mắc liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nhiều lần. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng, nhằm tháo gỡ một phần khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 xảy ra và giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư cho dự án ở vùng đặc biệt khó khăn. Doanh nghiệp đề nghị, cơ quan Hải quan không xử phạt vi phạm hành chính đối với các tờ khai liên quan đến các lô hàng của doanh nghiệp.
Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, việc xem xét không xử phạt vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã được quy định rõ tại Khoản 14 Điều 2, Khoản 4 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính và hồ sơ vụ việc cụ thể. Theo đó, cá nhân, tổ chức cần chứng minh thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng và đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng không ngăn được hành vi vi phạm xảy ra.
Trước đó, để tháo gỡ vướng mắc cho cục hải quan các tỉnh, thành phố đối với các trường hợp vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì có xử phạt vi phạm hành chính hay không, ngày 3/6/2020, Tổng cục Hải quan đã có công văn 3569/TCHQ-PC hướng dẫn về việc không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, Tổng cục Hải quan đề nghị cục hải quan các tỉnh, thành phố xem xét không xử phạt vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 phải căn cứ vào các quy định tại Điều 2, Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 5 Nghị định 127/2013/NĐ-CP và hồ sơ vụ việc cụ thể. Đặc biệt, yêu cầu các cá nhân, tổ chức phải chứng minh đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng không ngăn được hành vi vi phạm xảy ra. Từ đó, mới có cơ sở xem xét quyết định việc không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Trong thời gian diễn ra dịch bệnh, hàng hóa xuất nhập khẩu bị đình trệ tại cửa khẩu dẫn đến tình trạng vi phạm hành chính đối với một số trường hợp mà doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý không mong muốn. Trước thực tế này, một số cục hải quan tỉnh, thành phố đang gặp vướng mắc và có báo cáo, đề nghị Tổng cục Hải quan tháo gỡ.
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh) kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: Q.Hùng |
Theo đại diện Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp bị ảnh hướng lớn. Trong đó, vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong thời gian diễn ra dịch bệnh mà dẫn đến vi phạm pháp luật thì có xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Đại diện Vụ Pháp chế cho biết, đối với những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính bao gồm: tình thế cấp thiết; phòng vệ chính đáng; sự kiện bất ngờ; sự kiện bất khả kháng; người thực hiện hành vi trái pháp luật không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi trái pháp luật chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cũng tại Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính giải thích một số tình huống không xử phạt như: tình thế cấp thiết; phòng vệ chính đáng; sự kiện bất ngờ; sự kiện bất khả kháng; người không có năng lực trách nhiệm hành chính.
Còn tại Điều 5 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016) quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Theo đó, có dẫn chiếu đến các trường hợp không xử phạt theo quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Mặc dù vậy, khi dịch Covid-19 bùng phát, hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng, dẫn đến một số tình huống phát sinh tại các đơn vị địa phương liên quan đến các quy định nêu trên. Một số đơn vị hải quan địa phương thắc mắc, dịch Covid-19 có được xem là sự kiện bất khả kháng để được xem xét thuộc trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Liên quan đến thắc mắc này, đại diện Vụ Pháp chế nhấn mạnh, tại Khoản 14 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Với quy định này, để được xem xét là hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng thì phải đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện: xảy ra một cách khách quan; không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Chiếu theo tình hình thực tế, với tính chất của dịch Covid-19 có thể được xem xét là sự kiện khách quan, không thể lường trước được. Tuy nhiên, để xác định dịch bệnh Covid-19 là sự kiện bất khả kháng trong việc xem xét không xử phạt vi phạm hành chính thì cá nhân, tổ chức phải chứng minh đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng không ngăn được hành vi vi phạm xảy ra, địa diện Vụ Pháp chế cho biết thêm.
Mới đây, Công ty TNHH Hoàn cầu Long An và Công ty CP VietNamSolar cũng có công văn đề nghị Tổng cục Hải quan giải đáp vướng mắc liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nhiều lần. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng, nhằm tháo gỡ một phần khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 xảy ra và giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư cho dự án ở vùng đặc biệt khó khăn. Doanh nghiệp đề nghị, cơ quan Hải quan không xử phạt vi phạm hành chính đối với các tờ khai liên quan đến các lô hàng của doanh nghiệp.
Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, việc xem xét không xử phạt vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã được quy định rõ tại Khoản 14 Điều 2, Khoản 4 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính và hồ sơ vụ việc cụ thể. Theo đó, cá nhân, tổ chức cần chứng minh thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng và đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng không ngăn được hành vi vi phạm xảy ra.
Trước đó, để tháo gỡ vướng mắc cho cục hải quan các tỉnh, thành phố đối với các trường hợp vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì có xử phạt vi phạm hành chính hay không, ngày 3/6/2020, Tổng cục Hải quan đã có công văn 3569/TCHQ-PC hướng dẫn về việc không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, Tổng cục Hải quan đề nghị cục hải quan các tỉnh, thành phố xem xét không xử phạt vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 phải căn cứ vào các quy định tại Điều 2, Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 5 Nghị định 127/2013/NĐ-CP và hồ sơ vụ việc cụ thể. Đặc biệt, yêu cầu các cá nhân, tổ chức phải chứng minh đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng không ngăn được hành vi vi phạm xảy ra. Từ đó, mới có cơ sở xem xét quyết định việc không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN