Đề xuất cưỡng chế tài khoản chủ sở hữu doanh nghiệp nợ thuế bỏ trốn
Để thu hồi nợ thuế hiệu quả đối với doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, Cục Hải quan TPHCM đề xuất giải pháp cưỡng chế tài khoản của chủ sở hữu.
Công chức hải quan cảng Sài Gòn KV1 tra cứu hồ sơ nợ thuế. Ảnh: T.H
Theo Cục Hải quan TPHCM, để thu hồi nợ thuế hiệu quả đối với doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3397/TCHQ-TXNK hướng dẫn cưỡng chế thu hồi nợ đối với chủ sở hữu của doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh…
Theo đó, cá nhân góp vốn trong công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn góp.
Công văn cũng nêu các Điều khoản của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 quy định trách nhiệm của cá nhân đối với khoản nợ của doanh nghiệp theo từng loại hình.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hướng dẫn nêu trên, Cục Hải quan TPHCM phát sinh vướng mắc đề xuất Tổng cục Hải quan tháo gỡ để thực hiện hiệu quả.
Theo Cục Hải quan TPHCM, căn cứ hướng dẫn của Tổng cục Hải quan và qui định của Luật Doanh nghiệp, cơ quan quản lý thuế chỉ được cưỡng chế buộc chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp thuế cho doanh nghiệp khi có cơ sở xác định chủ sở hữu chưa nộp đủ phần vốn góp theo khai báo tại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, (trường hợp đã nộp đủ phần vốn cam kết góp vào doanh nghiệp thì sẽ không bị cưỡng chế nộp phần thuế nợ còn lại của doanh nghiệp).
Hiện nay, Cục Hải quan TPHCM đã tiến hành thu thập thông tin tài khoản tiền gửi, tiền lương, tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh. Kết quả thu thập cho thấy, một số chủ sở hữu có tiền gửi tại ngân hàng, đang được tổ chức phát lương, có thu nhập, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu phương tiện xe cơ giới…
Khi thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với cá nhân chủ sở hữu (trích tài khoản tiền gửi, trích lương, kê biên bán đấu giá tài sản) để nộp thuế theo qui định nêu trên, Cục Hải quan TPHCM phát sinh vướng mắc, không có cơ sở xác định chủ sở hữu đã góp đủ hay chưa góp đủ phần vốn góp theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Từ thực tế trên, để thu hồi nợ thuế hiệu quả, Cục Hải quan TPHCM đề xuất giải pháp, trường hợp chủ sở hữu của doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh… có số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, đang được tổ chức phát lương, có thu nhập, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phương tiện xe cơ giới… cơ quan Hải quan có văn bản gửi chủ sở hữu doanh nghiệp đề nghị trong thời hạn 5 ngày làm việc cung cấp chứng từ chứng minh đã góp đủ phần góp vốn.
Hết thời gian qui định, nếu chủ sở hữu không chứng minh đã góp đủ phần vốn cam kết góp, cơ quan Hải quan thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với cá nhân chủ sở hữu (trích tài khoản tiền gửi, trích lương, kê biên bán đấu giá tài sản) để thanh thoán tiền thuế nợ của doanh nghiệp.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Để thu hồi nợ thuế hiệu quả đối với doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, Cục Hải quan TPHCM đề xuất giải pháp cưỡng chế tài khoản của chủ sở hữu.
Công chức hải quan cảng Sài Gòn KV1 tra cứu hồ sơ nợ thuế. Ảnh: T.H |
Theo Cục Hải quan TPHCM, để thu hồi nợ thuế hiệu quả đối với doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3397/TCHQ-TXNK hướng dẫn cưỡng chế thu hồi nợ đối với chủ sở hữu của doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh…
Theo đó, cá nhân góp vốn trong công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn góp.
Công văn cũng nêu các Điều khoản của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 quy định trách nhiệm của cá nhân đối với khoản nợ của doanh nghiệp theo từng loại hình.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hướng dẫn nêu trên, Cục Hải quan TPHCM phát sinh vướng mắc đề xuất Tổng cục Hải quan tháo gỡ để thực hiện hiệu quả.
Theo Cục Hải quan TPHCM, căn cứ hướng dẫn của Tổng cục Hải quan và qui định của Luật Doanh nghiệp, cơ quan quản lý thuế chỉ được cưỡng chế buộc chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp thuế cho doanh nghiệp khi có cơ sở xác định chủ sở hữu chưa nộp đủ phần vốn góp theo khai báo tại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, (trường hợp đã nộp đủ phần vốn cam kết góp vào doanh nghiệp thì sẽ không bị cưỡng chế nộp phần thuế nợ còn lại của doanh nghiệp).
Hiện nay, Cục Hải quan TPHCM đã tiến hành thu thập thông tin tài khoản tiền gửi, tiền lương, tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh. Kết quả thu thập cho thấy, một số chủ sở hữu có tiền gửi tại ngân hàng, đang được tổ chức phát lương, có thu nhập, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu phương tiện xe cơ giới…
Khi thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với cá nhân chủ sở hữu (trích tài khoản tiền gửi, trích lương, kê biên bán đấu giá tài sản) để nộp thuế theo qui định nêu trên, Cục Hải quan TPHCM phát sinh vướng mắc, không có cơ sở xác định chủ sở hữu đã góp đủ hay chưa góp đủ phần vốn góp theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Từ thực tế trên, để thu hồi nợ thuế hiệu quả, Cục Hải quan TPHCM đề xuất giải pháp, trường hợp chủ sở hữu của doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh… có số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, đang được tổ chức phát lương, có thu nhập, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phương tiện xe cơ giới… cơ quan Hải quan có văn bản gửi chủ sở hữu doanh nghiệp đề nghị trong thời hạn 5 ngày làm việc cung cấp chứng từ chứng minh đã góp đủ phần góp vốn.
Hết thời gian qui định, nếu chủ sở hữu không chứng minh đã góp đủ phần vốn cam kết góp, cơ quan Hải quan thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với cá nhân chủ sở hữu (trích tài khoản tiền gửi, trích lương, kê biên bán đấu giá tài sản) để thanh thoán tiền thuế nợ của doanh nghiệp.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN