Đào tạo đội ngũ chuyên gia Hải quan qua đánh giá năng lực
Từ kết quả đánh giá năng lực, các vụ, cục cần chăm lo, xây dựng đội ngũ cán bộ về giám sát quản lý, kiểm tra sau thông quan, thuế… để làm sao tương xứng với trình độ năng lực, cũng như sử dụng cán bộ, công chức, đào tạo thành chuyên gia trong từng lĩnh vực.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Q.H
Đó là chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường tại Hội nghị sơ kết công tác đánh giá năng lực các năm 2018, 2019 và định hướng tiếp tục triển khai trong thời gian tới do Tổng cục Hải quan tổ chức sáng 6/3.
Hình thành ý thức tự học
Trình bày báo cáo kết quả công tác tại Hội nghị, Phó trưởng Ban Cải cách hiện đại hóa (Tổng cục Hải quan) Lương Khánh Thiết cho biết, đánh giá năng lực tạo ra phong trào học tập, hình thành ý thức tự học, tự nghiên cứu trong mỗi cán bộ công chức để rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ. Bên cạnh đó, xác định được thực trạng năng lực chuyên môn của công chức để kịp thời xây dựng kế hoạch đào tạo nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng cho công chức và từng bước ứng dụng trong công tác tổ chức cán bộ (đào tạo, bố trí sắp xếp, điều động, luân chuyển…).
Kết quả đánh giá sẽ phục vụ hiệu quả vào việc bố trí, điều động, luân chuyển, đảm bảo bố trí đúng người đúng việc; đồng thời, xác định rõ nhu cầu đào tạo nhân lực dựa trên năng lực, cũng như nâng cao năng lực và hiệu suất làm việc của cán bộ, công chức hải quan.
Trước mắt, Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục Hải quan) đã đưa ứng dụng kết quả đánh giá năng lực vào 2 văn bản về đánh giá phân loại hàng năm (theo Quyết định số 3748/QĐ-TCHQ ngày 27/12/2019 của Tổng cục Hải quan) và quy định điều động, luân chuyển công chức (theo Quyết định số 3747/QĐ-TCHQ ngày 27/12/2019 của Tổng cục Hải quan).
Công tác đánh giá năng lực công chức phải tuân theo các nguyên tắc sau: Công khai minh bạch, công bằng, cạnh tranh, khách quan, chính xác, phân hóa được cấp độ thành thạo năng lực, đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Công chức Hải quan Quảng Ninh tham gia đánh giá năng lực năm 2018. Ảnh: Q.H
Tại Hội nghị, đại diện các vụ, cục đã tập trung đóng góp ý kiến liên quan đến công tác xây dựng bộ đề thi đánh giá năng lực, cũng như đào tạo, bố trí, sắp xếp, điều động luân chuyển.
Đào tạo trước khi luân chuyển
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường biểu dương các vụ, cục đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức thành công kỳ thi đánh giá năng lực công chức trong 2 năm 2018, 2019
Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường yêu cầu các đơn vị nhận thức rõ vai trò, không nên dừng lại ở việc xây dựng bộ đề mà phải có trách nhiệm chăm lo, xây dựng đội ngũ cán bộ về giám sát quản lý, kiểm tra sau thông quan, thuế… để làm sao tương xứng với trình độ năng lực như mong muốn. Đồng thời, từ kết quả đánh giá năng lực, các vụ, cục cần sử dụng cán bộ, công chức, đào tạo thành chuyên gia trong từng lĩnh vực.
Mặt khác, đào tạo chuyên sâu theo phương châm “Chuyên nghiệp-Minh bạch-Hiệu quả”, trước khi luân chuyển cán bộ, công chức phải có đào tạo.
Phó Tổng cục trưởng cũng yêu cầu các đơn vị vụ, cục phối hợp với Ban Cải cách hiện đại hóa (đơn vị chủ trì) xây dựng lộ trình triển khai trong 3 năm: 2020, 2021, 2022.
Theo đó, năm 2020, đánh giá toàn bộ số lượng cấp Đội và xây dựng bộ đề đánh giá năng lực cấp phòng (773 người) và xây dựng bộ đề đánh giá năng lực cấp phòng; năm 2021, đánh giá lãnh đạo cấp phòng từ Tổng cục Hải quan đến cấp Cục; năm 2022 đánh giá lãnh đạo Cục.
Phó Tổng cục trưởng đề nghị, Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục Hải quan) nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể, trên cơ sở kết quả đánh giá năng lực để đánh giá lại cán bộ, đây là một trong những tiêu chí đánh giá, phân loại cán bộ hàng năm.
Năm 2020, đối với công tác đào tạo, các vụ, cục cần phải nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo, rà soát nhu cầu công chức ở từng cấp độ thi đánh giá năng lực để các đơn vị tự đào tạo và đào tạo tập trung tại Trường Hải quan Việt Nam.
Năm 2018, Tổng cục triển khai đánh giá trước công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc 6 lĩnh vực nghiệp vụ chính (Giám sát quản lý, Thuế Xuất nhập khẩu, Chống buôn lậu, Kiểm tra sau thông quan, Quản lý rủi ro, Xử lý vi phạm) đang công tác tại 6 Vụ/ Cục chuyên môn của Tổng cục và 7 cục hải quan tỉnh, thành phố lớn của ngành ( gồm Cục Hải quan TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Ninh).
Năm 2019, ngoài 6 lĩnh vực nghiệp vụ trên, Tổng cục Hải quan tiếp tục mở rộng phạm vi đánh giá thêm 2 lĩnh vực nghiệp vụ chính của ngành là thanh tra và kiểm định. Phạm vi đánh giá là tất cả các cục hải quan tỉnh, thành phố.
Theo đó, tính tổng đến nay, toàn ngành đã đánh giá được 4.937 công chức công tác tại tất cả tám lĩnh vực nghiệp vụ chính từ Tổng cục đến chi cục.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Từ kết quả đánh giá năng lực, các vụ, cục cần chăm lo, xây dựng đội ngũ cán bộ về giám sát quản lý, kiểm tra sau thông quan, thuế… để làm sao tương xứng với trình độ năng lực, cũng như sử dụng cán bộ, công chức, đào tạo thành chuyên gia trong từng lĩnh vực.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Q.H |
Đó là chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường tại Hội nghị sơ kết công tác đánh giá năng lực các năm 2018, 2019 và định hướng tiếp tục triển khai trong thời gian tới do Tổng cục Hải quan tổ chức sáng 6/3.
Hình thành ý thức tự học
Trình bày báo cáo kết quả công tác tại Hội nghị, Phó trưởng Ban Cải cách hiện đại hóa (Tổng cục Hải quan) Lương Khánh Thiết cho biết, đánh giá năng lực tạo ra phong trào học tập, hình thành ý thức tự học, tự nghiên cứu trong mỗi cán bộ công chức để rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ. Bên cạnh đó, xác định được thực trạng năng lực chuyên môn của công chức để kịp thời xây dựng kế hoạch đào tạo nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng cho công chức và từng bước ứng dụng trong công tác tổ chức cán bộ (đào tạo, bố trí sắp xếp, điều động, luân chuyển…).
Kết quả đánh giá sẽ phục vụ hiệu quả vào việc bố trí, điều động, luân chuyển, đảm bảo bố trí đúng người đúng việc; đồng thời, xác định rõ nhu cầu đào tạo nhân lực dựa trên năng lực, cũng như nâng cao năng lực và hiệu suất làm việc của cán bộ, công chức hải quan.
Trước mắt, Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục Hải quan) đã đưa ứng dụng kết quả đánh giá năng lực vào 2 văn bản về đánh giá phân loại hàng năm (theo Quyết định số 3748/QĐ-TCHQ ngày 27/12/2019 của Tổng cục Hải quan) và quy định điều động, luân chuyển công chức (theo Quyết định số 3747/QĐ-TCHQ ngày 27/12/2019 của Tổng cục Hải quan).
Công tác đánh giá năng lực công chức phải tuân theo các nguyên tắc sau: Công khai minh bạch, công bằng, cạnh tranh, khách quan, chính xác, phân hóa được cấp độ thành thạo năng lực, đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Công chức Hải quan Quảng Ninh tham gia đánh giá năng lực năm 2018. Ảnh: Q.H |
Tại Hội nghị, đại diện các vụ, cục đã tập trung đóng góp ý kiến liên quan đến công tác xây dựng bộ đề thi đánh giá năng lực, cũng như đào tạo, bố trí, sắp xếp, điều động luân chuyển.
Đào tạo trước khi luân chuyển
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường biểu dương các vụ, cục đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức thành công kỳ thi đánh giá năng lực công chức trong 2 năm 2018, 2019
Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường yêu cầu các đơn vị nhận thức rõ vai trò, không nên dừng lại ở việc xây dựng bộ đề mà phải có trách nhiệm chăm lo, xây dựng đội ngũ cán bộ về giám sát quản lý, kiểm tra sau thông quan, thuế… để làm sao tương xứng với trình độ năng lực như mong muốn. Đồng thời, từ kết quả đánh giá năng lực, các vụ, cục cần sử dụng cán bộ, công chức, đào tạo thành chuyên gia trong từng lĩnh vực.
Mặt khác, đào tạo chuyên sâu theo phương châm “Chuyên nghiệp-Minh bạch-Hiệu quả”, trước khi luân chuyển cán bộ, công chức phải có đào tạo.
Phó Tổng cục trưởng cũng yêu cầu các đơn vị vụ, cục phối hợp với Ban Cải cách hiện đại hóa (đơn vị chủ trì) xây dựng lộ trình triển khai trong 3 năm: 2020, 2021, 2022.
Theo đó, năm 2020, đánh giá toàn bộ số lượng cấp Đội và xây dựng bộ đề đánh giá năng lực cấp phòng (773 người) và xây dựng bộ đề đánh giá năng lực cấp phòng; năm 2021, đánh giá lãnh đạo cấp phòng từ Tổng cục Hải quan đến cấp Cục; năm 2022 đánh giá lãnh đạo Cục.
Phó Tổng cục trưởng đề nghị, Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục Hải quan) nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể, trên cơ sở kết quả đánh giá năng lực để đánh giá lại cán bộ, đây là một trong những tiêu chí đánh giá, phân loại cán bộ hàng năm.
Năm 2020, đối với công tác đào tạo, các vụ, cục cần phải nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo, rà soát nhu cầu công chức ở từng cấp độ thi đánh giá năng lực để các đơn vị tự đào tạo và đào tạo tập trung tại Trường Hải quan Việt Nam.
Năm 2018, Tổng cục triển khai đánh giá trước công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc 6 lĩnh vực nghiệp vụ chính (Giám sát quản lý, Thuế Xuất nhập khẩu, Chống buôn lậu, Kiểm tra sau thông quan, Quản lý rủi ro, Xử lý vi phạm) đang công tác tại 6 Vụ/ Cục chuyên môn của Tổng cục và 7 cục hải quan tỉnh, thành phố lớn của ngành ( gồm Cục Hải quan TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Ninh).
Năm 2019, ngoài 6 lĩnh vực nghiệp vụ trên, Tổng cục Hải quan tiếp tục mở rộng phạm vi đánh giá thêm 2 lĩnh vực nghiệp vụ chính của ngành là thanh tra và kiểm định. Phạm vi đánh giá là tất cả các cục hải quan tỉnh, thành phố. Theo đó, tính tổng đến nay, toàn ngành đã đánh giá được 4.937 công chức công tác tại tất cả tám lĩnh vực nghiệp vụ chính từ Tổng cục đến chi cục. |
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN