Đại lý làm thủ tục hải quan cần gì để bứt phá?
Trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển, việc quản lý và sử dụng các đại lý thủ tục hải quan đã trở thành một giải pháp quan trọng để thúc đẩy quy trình hải quan diễn ra thuận lợi. Mô hình này đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia phát triển. Và tại Việt Nam, tiềm năng phát triển của đại lý làm thủ tục hải quan còn rất lớn.
Thách thức của đại lý làm thủ tục hải quan
Đại lý làm thủ tục hải quan là doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Hải quan (2014), thay mặt người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi chung là chủ hàng) thực hiện việc khai hải quan; nộp, xuất trình bộ hồ sơ hải quan có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định và thực hiện toàn bộ hoặc một phần các công việc liên quan đến thủ tục hải quan theo thỏa thuận trong hợp đồng ký với chủ hàng.
Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan trên thực tế, trong quá trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, kê khai, nộp thuế, phí, lệ phí… có doanh nghiệp, chủ hàng hóa gặp khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục hải quan nên đã tìm đến sự hỗ trợ từ phía những người am hiểu pháp luật xuất nhập khẩu, pháp luật hải quan và quy trình thủ tục để thay mặt chủ hàng thực hiện các thao tác trên hệ thống điện tử, cũng như có mặt tại địa điểm làm thủ tục hải quan thay cho chủ hàng, doanh nghiệp.
Trong giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 7/2024, Cục Giám sát quản lý về hải quan đã tham mưu Tổng cục Hải quan quản lý các đại lý và nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
Cụ thể: Hiện có 1.099 đại lý làm thủ tục hải quan đang hoạt động (Tổng cục Hải quan đã công nhận 1.615 đại lý làm thủ tục hải quan; đã tạm dừng hoạt động 664 đại lý làm thủ tục hải quan; đã chấm dứt hoạt động 507 đại lý làm thủ tục hải quan…).
Theo số liệu Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn quốc có 156 đại lý làm thủ tục hải quan đứng tên trên tờ khai thay cho chủ hàng thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, trong tổng số 1.099 đại lý hải quan đang hoạt động, chiếm gần 14,2% trên tổng số đại lý làm thủ tục hải quan.
Trong đó, số lượng tờ khai xuất nhập khẩu của đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện là 503.734 tờ khai, chiếm 6,11% trên tổng số 8.241.170 tờ khai xuất nhập khẩu toàn ngành, với kim ngạch xuất nhập khẩu là 26,54 triệu USD, chiếm 5,81% trên tổng số 450,75 triệu USD kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn Ngành. Như vậy số lượng đại lý làm thủ tục hải quan còn khá khiêm tốn.
Theo đánh giá của Ban Chính sách tài chính công- Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan chưa thực sự phát triển như kỳ vọng và vẫn gặp phải một số thách thức như: số lượng đại lý làm thủ tục hải quan ở một số địa phương còn khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế của địa phương; vẫn còn tình trạng các đại lý bị tạm dừng và chấm dứt hoạt động một phần là do doanh nghiệp chuyển đổi hoạt động kinh doanh, nhưng chủ yếu là do không đảm bảo được các điều kiện theo quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhiều đại lý hải quan gửi báo cáo tình hình hoạt động của đại lý không đúng thời hạn.
Đáng chú ý, đại lý làm thủ tục hải quan phải cạnh tranh với các cá nhân hoạt động tự do, tự phát; số lượng nhân viên trên mỗi đại lý làm thủ tục hải quan thấp (xấp xỉ 1,4 nhân viên/đại lý), chỉ cao hơn quy định mỗi đại lý có ít nhất 1 nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
Trên thực tế nhiều chủ hàng và doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa hiểu rõ lợi ích lâu dài của đại lý làm thủ tục hải quan, có tâm lý e ngại khi ký hợp đồng với các đại lý do sẽ phức tạp hơn về mặt thủ tục, cũng như phát sinh chi phí, nên nhiều doanh nghiệp vẫn chọn phương án sử dụng dịch vụ khai thuê tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nêu lên thực trang hoạt động, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, hiện chưa có cơ chế khuyến khích, bắt buộc, xử lý đối với những đại lý và nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan phải sử dụng user ID của chính mình để thực hiện khai báo tờ khai và các thủ tục liên quan đến thông quan hàng hóa.
Trong hoạt động khai hải quan, vẫn còn nhiều trường hợp sử dụng chữ ký số, ID của chủ hàng để khai nên khi phát sinh nợ, bị phạt, cưỡng chế, không khai được, khai không đúng… thì đều quy trách nhiệm về chủ hàng do không sử dụng hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng không đủ chặt chẽ, dẫn đến có những tranh chấp pháp lý kéo dài, ảnh hưởng đến nhiều bên liên quan.
Nghiên cứu cơ chế tạo thuận lợi và tuân thủ
Theo đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan, hoạt động của các đại lý hải quan đến nay vẫn chưa được như kỳ vọng là “cánh tay nối dài của cơ quan Hải quan”.
Vì vậy cần có giải pháp để phát triển, điều này cũng hướng đến tạo thuận lợi cho hoạt động dịch vụ logistics phát triển, giúp việc thực hiện thủ tục hải quan của các doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp, rút ngắn thời gian thông quan, giảm phát sinh các trường hợp vi phạm do không có điều kiện nghiên cứu đầy đủ pháp luật về hải quan và chính sách quản lý hàng hóa.
Do đó, cần nghiên cứu việc quản lý người khai hải quan, thông qua nhận diện khuôn mặt hoặc sinh trắc học, số liệu quản lý CCCD có kết nối với dữ liệu thông tin cá nhân trên hệ thống hải quan điện tử.
Xây dựng tiêu chí công nhận đại lý làm thủ tục hải quan ưu tiên, nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan ưu tiên sát với tình hình thực tế hoạt động; xây dựng chính sách ưu tiên trong hoạt động thông quan hàng hóa cho các đại lý làm thủ tục hải quan và nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được công nhận ưu tiên, cụ thể, rõ ràng, công khai, minh bạch.
Đồng thời, xây dựng tiêu chí đánh giá tuân thủ và xếp hạng tuân thủ riêng cho đại lý hải quan; thông tin công khai về đại lý làm thủ tục hải quan, nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
Cùng với đó, xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ đại lý hải quan, chủ hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cơ quan Hải quan tra cứu thông tin về đại lý, nhân viên đại lý thuận lợi, nhanh chóng và chính xác; cảnh báo, hỗ trợ cho đại lý, cơ quan Hải quan về các trường hợp có liên quan đến thủ tục hành chính, đảm bảo cung cấp đúng hạn, đủ hồ sơ theo quy định…
NGUỒN HẢI QUAN ONLINE
Trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển, việc quản lý và sử dụng các đại lý thủ tục hải quan đã trở thành một giải pháp quan trọng để thúc đẩy quy trình hải quan diễn ra thuận lợi. Mô hình này đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia phát triển. Và tại Việt Nam, tiềm năng phát triển của đại lý làm thủ tục hải quan còn rất lớn.
Thách thức của đại lý làm thủ tục hải quan
Đại lý làm thủ tục hải quan là doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Hải quan (2014), thay mặt người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi chung là chủ hàng) thực hiện việc khai hải quan; nộp, xuất trình bộ hồ sơ hải quan có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định và thực hiện toàn bộ hoặc một phần các công việc liên quan đến thủ tục hải quan theo thỏa thuận trong hợp đồng ký với chủ hàng.
Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan trên thực tế, trong quá trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, kê khai, nộp thuế, phí, lệ phí… có doanh nghiệp, chủ hàng hóa gặp khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục hải quan nên đã tìm đến sự hỗ trợ từ phía những người am hiểu pháp luật xuất nhập khẩu, pháp luật hải quan và quy trình thủ tục để thay mặt chủ hàng thực hiện các thao tác trên hệ thống điện tử, cũng như có mặt tại địa điểm làm thủ tục hải quan thay cho chủ hàng, doanh nghiệp.
Trong giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 7/2024, Cục Giám sát quản lý về hải quan đã tham mưu Tổng cục Hải quan quản lý các đại lý và nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
Cụ thể: Hiện có 1.099 đại lý làm thủ tục hải quan đang hoạt động (Tổng cục Hải quan đã công nhận 1.615 đại lý làm thủ tục hải quan; đã tạm dừng hoạt động 664 đại lý làm thủ tục hải quan; đã chấm dứt hoạt động 507 đại lý làm thủ tục hải quan…).
Theo số liệu Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn quốc có 156 đại lý làm thủ tục hải quan đứng tên trên tờ khai thay cho chủ hàng thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, trong tổng số 1.099 đại lý hải quan đang hoạt động, chiếm gần 14,2% trên tổng số đại lý làm thủ tục hải quan.
Trong đó, số lượng tờ khai xuất nhập khẩu của đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện là 503.734 tờ khai, chiếm 6,11% trên tổng số 8.241.170 tờ khai xuất nhập khẩu toàn ngành, với kim ngạch xuất nhập khẩu là 26,54 triệu USD, chiếm 5,81% trên tổng số 450,75 triệu USD kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn Ngành. Như vậy số lượng đại lý làm thủ tục hải quan còn khá khiêm tốn.
Theo đánh giá của Ban Chính sách tài chính công- Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan chưa thực sự phát triển như kỳ vọng và vẫn gặp phải một số thách thức như: số lượng đại lý làm thủ tục hải quan ở một số địa phương còn khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế của địa phương; vẫn còn tình trạng các đại lý bị tạm dừng và chấm dứt hoạt động một phần là do doanh nghiệp chuyển đổi hoạt động kinh doanh, nhưng chủ yếu là do không đảm bảo được các điều kiện theo quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhiều đại lý hải quan gửi báo cáo tình hình hoạt động của đại lý không đúng thời hạn.
Đáng chú ý, đại lý làm thủ tục hải quan phải cạnh tranh với các cá nhân hoạt động tự do, tự phát; số lượng nhân viên trên mỗi đại lý làm thủ tục hải quan thấp (xấp xỉ 1,4 nhân viên/đại lý), chỉ cao hơn quy định mỗi đại lý có ít nhất 1 nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
Trên thực tế nhiều chủ hàng và doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa hiểu rõ lợi ích lâu dài của đại lý làm thủ tục hải quan, có tâm lý e ngại khi ký hợp đồng với các đại lý do sẽ phức tạp hơn về mặt thủ tục, cũng như phát sinh chi phí, nên nhiều doanh nghiệp vẫn chọn phương án sử dụng dịch vụ khai thuê tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nêu lên thực trang hoạt động, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, hiện chưa có cơ chế khuyến khích, bắt buộc, xử lý đối với những đại lý và nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan phải sử dụng user ID của chính mình để thực hiện khai báo tờ khai và các thủ tục liên quan đến thông quan hàng hóa.
Trong hoạt động khai hải quan, vẫn còn nhiều trường hợp sử dụng chữ ký số, ID của chủ hàng để khai nên khi phát sinh nợ, bị phạt, cưỡng chế, không khai được, khai không đúng… thì đều quy trách nhiệm về chủ hàng do không sử dụng hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng không đủ chặt chẽ, dẫn đến có những tranh chấp pháp lý kéo dài, ảnh hưởng đến nhiều bên liên quan.
Nghiên cứu cơ chế tạo thuận lợi và tuân thủ
Theo đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan, hoạt động của các đại lý hải quan đến nay vẫn chưa được như kỳ vọng là “cánh tay nối dài của cơ quan Hải quan”.
Vì vậy cần có giải pháp để phát triển, điều này cũng hướng đến tạo thuận lợi cho hoạt động dịch vụ logistics phát triển, giúp việc thực hiện thủ tục hải quan của các doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp, rút ngắn thời gian thông quan, giảm phát sinh các trường hợp vi phạm do không có điều kiện nghiên cứu đầy đủ pháp luật về hải quan và chính sách quản lý hàng hóa.
Do đó, cần nghiên cứu việc quản lý người khai hải quan, thông qua nhận diện khuôn mặt hoặc sinh trắc học, số liệu quản lý CCCD có kết nối với dữ liệu thông tin cá nhân trên hệ thống hải quan điện tử.
Xây dựng tiêu chí công nhận đại lý làm thủ tục hải quan ưu tiên, nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan ưu tiên sát với tình hình thực tế hoạt động; xây dựng chính sách ưu tiên trong hoạt động thông quan hàng hóa cho các đại lý làm thủ tục hải quan và nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được công nhận ưu tiên, cụ thể, rõ ràng, công khai, minh bạch.
Đồng thời, xây dựng tiêu chí đánh giá tuân thủ và xếp hạng tuân thủ riêng cho đại lý hải quan; thông tin công khai về đại lý làm thủ tục hải quan, nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
Cùng với đó, xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ đại lý hải quan, chủ hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cơ quan Hải quan tra cứu thông tin về đại lý, nhân viên đại lý thuận lợi, nhanh chóng và chính xác; cảnh báo, hỗ trợ cho đại lý, cơ quan Hải quan về các trường hợp có liên quan đến thủ tục hành chính, đảm bảo cung cấp đúng hạn, đủ hồ sơ theo quy định…
NGUỒN HẢI QUAN ONLINE