Cương quyết xử lý dứt điểm phế liệu tồn đọng
Đó là nội dung được Tổng cục Hải quan hướng dẫn và yêu cầu nêu tại Công văn số 4202/TCHQ-PC ngày 17/7/2018 gửi cục hải quan tỉnh, thành phố nơi có hàng hóa là phế liệu, hàng hóa đã qua sử dụng có đặc trưng của phế liệu tồn đọng trong địa bàn hoạt động hải quan.
Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố nơi có hàng hóa tồn đọng thực hiện rà soát, thông báo cho DN/hãng tàu/đại lý hãng tàu phối hợp làm việc để xác định chủ sở hữu, phân loại theo chủng loại, số lượng, khối lượng, thành phần, tính chất, thời gian, địa điểm lưu giữ.
Đồng thời, thu thập, phân tích thông tin, điều tra, xác minh, chủ động kiểm tra vắng mặt người khai hải quan theo quy định tại Điều 34 Luật Hải quan 2014 đối với các lô hàng có dấu hiệu vi phạm, có dấu hiệu lợi dụng hoạt động NK phế liệu để thực hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Trên cơ sở kết quả của việc rà soát, xác minh nếu hàng hóa chất thải, chất thải nguy hại tồn đọng được xác định là tang vật thuộc vụ án hình sự thì xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; không phải tang vật của vụ án hình sự thì xử phạt vi phạm hành chính theo quy định và buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Theo Tổng cục Hải quan, hàng hóa là phế liệu thuộc danh mục theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì người nhận hàng trên manifest là DN phải có Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị địa phương đôn đốc người nhận hàng thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.
Trong trường hợp người nhận hàng trên manifest không có Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, các đơn vị hải quan nơi có hàng tồn đọng cần yêu cầu hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo cho người nhận hàng về việc không đủ điều kiện để làm thủ tục nhập khẩu và đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Đặc biệt, nếu không có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, cơ quan Hải quan sẽ phải yêu cầu hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo cho người nhận hàng về việc cơ quan Hải quan không có cơ sở để xem xét thông quan và phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Đối với hàng hóa là phế liệu tồn đọng tại cảng nhưng chưa và đang thực hiện xử lý theo hướng dẫn tại công văn số 2443/TCHQ-GSQL ngày 7/5/2018 thì thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 4202/TCHQ-PC; hàng hóa là phế liệu tồn đọng tại cảng đã hoàn thành thực hiện xử lý theo hướng dẫn tại công văn số 2443/TCHQ-GSQL, các đơn vị hải quan địa phương cần báo cáo Tổng cục Hải quan nội dung, kết quả xử lý từng lô hàng cụ thể.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Đó là nội dung được Tổng cục Hải quan hướng dẫn và yêu cầu nêu tại Công văn số 4202/TCHQ-PC ngày 17/7/2018 gửi cục hải quan tỉnh, thành phố nơi có hàng hóa là phế liệu, hàng hóa đã qua sử dụng có đặc trưng của phế liệu tồn đọng trong địa bàn hoạt động hải quan.
Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố nơi có hàng hóa tồn đọng thực hiện rà soát, thông báo cho DN/hãng tàu/đại lý hãng tàu phối hợp làm việc để xác định chủ sở hữu, phân loại theo chủng loại, số lượng, khối lượng, thành phần, tính chất, thời gian, địa điểm lưu giữ.
Đồng thời, thu thập, phân tích thông tin, điều tra, xác minh, chủ động kiểm tra vắng mặt người khai hải quan theo quy định tại Điều 34 Luật Hải quan 2014 đối với các lô hàng có dấu hiệu vi phạm, có dấu hiệu lợi dụng hoạt động NK phế liệu để thực hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Trên cơ sở kết quả của việc rà soát, xác minh nếu hàng hóa chất thải, chất thải nguy hại tồn đọng được xác định là tang vật thuộc vụ án hình sự thì xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; không phải tang vật của vụ án hình sự thì xử phạt vi phạm hành chính theo quy định và buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Theo Tổng cục Hải quan, hàng hóa là phế liệu thuộc danh mục theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì người nhận hàng trên manifest là DN phải có Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị địa phương đôn đốc người nhận hàng thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.
Trong trường hợp người nhận hàng trên manifest không có Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, các đơn vị hải quan nơi có hàng tồn đọng cần yêu cầu hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo cho người nhận hàng về việc không đủ điều kiện để làm thủ tục nhập khẩu và đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Đặc biệt, nếu không có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, cơ quan Hải quan sẽ phải yêu cầu hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo cho người nhận hàng về việc cơ quan Hải quan không có cơ sở để xem xét thông quan và phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Đối với hàng hóa là phế liệu tồn đọng tại cảng nhưng chưa và đang thực hiện xử lý theo hướng dẫn tại công văn số 2443/TCHQ-GSQL ngày 7/5/2018 thì thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 4202/TCHQ-PC; hàng hóa là phế liệu tồn đọng tại cảng đã hoàn thành thực hiện xử lý theo hướng dẫn tại công văn số 2443/TCHQ-GSQL, các đơn vị hải quan địa phương cần báo cáo Tổng cục Hải quan nội dung, kết quả xử lý từng lô hàng cụ thể.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN