CPTPP – Cơ hội, kỳ vọng & thách thức
Ngày 8.3 vừa qua, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức được 11 quốc gia thành viên ký kết, mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam tăng cường vị thế. Tuy nhiên vẫn còn đó những thách thức mà doanh nghiệp cần phải vượt qua.
Những nỗ lực không mệt mỏi
Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là P4) ký kết ngày 3.6.2005, có hiệu lực từ 28.5.2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand và Brunei. Từ năm 2008 – 2013, P4 đã thu hút thêm 8 nước tham gia là Hoa Kỳ, Australia, Peru, Malaysia, Việt Nam, Mexico, Canada và Nhật Bản, nâng tổng số thành viên lên 12 nước.
Tháng 10.2015, tại Hoa Kỳ, đại diện 12 nước đã đạt được thỏa thuận cuối cùng chính thức kết thúc đàm phán TPP. Tháng 02.1016, TPP đã chính thức được ký kết với sự tham gia của 12 Bộ trưởng và trưởng đoàn đàm phán của 12 quốc gia thành viên. Sau lễ ký này, mỗi nước có 2 năm để thực hiện các quy trình nội bộ, hoàn tất thủ tục phê chuẩn tại Quốc hội để TPP có hiệu lực. Thỏa thuận sẽ chỉ có hiệu lực khi được ít nhất 6 nước thành viên, chiếm tối thiểu 85% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) kết hợp của 12 nước, phê chuẩn.
CPTPP có thể giúp GDP của nước ta tăng thêm 1,32%, tương đương với 1,7 tỷ USD và có thể tăng tới 2,01% nếu Việt Nam thực hiện đồng thời cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ theo kịch bản mở cửa dịch vụ.
Thế nhưng ngay sau khi Hoa Kỳ có tổng thống mới, họ đã chính thức rút khỏi TPP, để lại một khoảng trống hụt hẫng, lo âu và cả tiếc nuối của 11 nước còn lại. Bởi vì nếu có Hoa Kỳ, tổng XK của cả 12 nước thành viên sẽ là 26,6% thương mại toàn cầu, trong đó có khoảng 11,4% đến từ thương mại nội khối giữa các nước thành viên với nhau. Không có Hoa Kỳ, tổng XK của 11 nước còn lại giảm còn 15,2% thương mại toàn cầu và 2,3% đến từ nội khối.
Tuy nhiên, với quyết tâm duy trì TPP, Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà APEC và là thành viên đã phối hợp với Nhật Bản và các nước khác để duy trì TPP. Cuối cùng TPP được đổi tên mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP và được 11 nước thành viên thống nhất ký kết ngày 8.3.2018 tại Santiago, Chile.
Tháng 11.2017, TPP được 11 nước thành viên thống nhất đổi tên thành CPTP
Cơ hội to lớn
Theo các chuyên gia, việc Hiệp định được ký kết sẽ tạo nhiều lợi ích cho các thành viên, trong đó có Việt Nam về mọi mặt như thúc đẩy tự do hóa lớn hơn về dòng vốn đầu tư, tạo điều kiện cho hoạt động thương mại xuyên quốc gia và bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ cho các thành viên.
Các chuyên gia cho rằng, đối với Việt Nam, khi tham gia CPTPP sẽ giúp chúng ta mở rộng thị trường, góp phần thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam sang các thị trường lớn; thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà chúng ta đang có lợi thế. Đồng thời giúp Việt Nam cải cách thể chế, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch – lợi ích mang tính bền vững, lâu dài.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh trong lễ ký kết Hiệp định CPTPP ngày 8.3.2018, tại Santiago, Chile
TS. Trần Toàn Thắng – Trưởng ban Kinh tế Thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) – tính toán, do tác động của cắt giảm thuế quan, CPTPP có thể giúp GDP của nước ta tăng thêm 1,32%, tương đương với 1,7 tỷ USD và có thể tăng tới 2,01% nếu Việt Nam thực hiện đồng thời cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ theo kịch bản mở cửa dịch vụ. Đồng thời, Việt Nam có thể tăng tổng kim ngạch XK khoảng 4% (tương đương 4,09 tỷ USD) trong khi tổng kim ngạch NK cũng sẽ tăng thêm ở mức 3,8%4,6% (tương đương 4,93 tỷ USD) và do tốc độ tăng XK cao hơn NK, thâm hụt thương mại có thể được kiềm chế.
Về phía doanh nghiệp, ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho hay, mặc dù CPTPP không có Mỹ nhưng vẫn còn những thị trường đầy tiềm năng khác, đặc biệt là thị trường Australia, Canada. Đây là 2 thị trường có quy mô sử dụng hàng dệt may khá lớn với khoảng 10 tỷ USD một năm trong khi thị phần XK của Việt Nam còn nhỏ chỉ khoảng 500 triệu USD. CPTPP tạo ra cơ hội đẩy mạnh XK vào 2 thị trường này.
Ông Osamu Sudo – Giám đốc cấp cao – Bộ phận Kinh doanh, Công ty Cổ phần đô thị AMATA Biên Hòa cũng cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP nhưng ở trong dài hạn với từng giai đoạn mở cửa thị trường khác nhau.
Thách thức không nhỏ
Tuy nhiên, sự hưởng lợi này phải đặt trong tầm nhìn dài hạn chứ không phải trong thời gian ngắn, vì CPTPP chia ra thành nhiều bước, mở cửa thị trường theo từng giai đoạn khác nhau. Đặc biệt, để hưởng lợi được từ CPTPP, Việt Nam cũng cần có những giải pháp, chính sách cụ thể về nhiều vấn đề liên quan đến thương mại, đầu tư, cải cách thể chế, nhằm thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và tạo thuận lợi cho khu vực DN trong và ngoài nước tham gia thị trường…
Lãnh đạo 11 nước thành viên CPTPP
Khác với các FTA khác, CPTPP không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ,… mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, lao động. Hiệp định này cũng đặt ra yêu cầu tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ,… do đó sẽ tác động đến rất nhiều lĩnh vực của Việt Nam và các quốc gia thành viên.
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng, khi tham gia CPTPP, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền kinh tế có tốc độ kém hơn cả, đây vừa là cơ hội, song cũng vừa là áp lực, thách thức đối với Việt Nam. Muốn tận dụng được những lợi thế từ CPTPP, Việt Nam cần có kế hoạch nghiên cứu tất cả những nội dung và thực thi Hiệp định này một cách nghiêm túc. Điều này không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan Chính phủ, Bộ ngành, địa phương mà còn là nhiệm vụ của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Bởi CPTPP sẽ tác động lớn đến khu vực DN, bản thân các DN của Việt Nam, nếu muốn tận dụng được cơ hội từ CPTPP, cũng cần có những nghiên cứu, tìm hiểu nghiêm túc, bài bản…
Muốn tận dụng được lợi ích và hạn chế tác động tiêu cực từ CPTPP thì Việt Nam phải tự nâng cao năng lực canh tranh
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần tập trung nhiều hơn cho cải cách bên trong, đặc biệt là trong lĩnh vực chống tham nhũng; chuẩn bị tốt hơn về thể chế, chính sách hội nhập, thúc đẩy cải cách thể chế trong nước, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng,…, đồng thời phải xây dựng đội ngũ doanh nghiệp nội địa vững mạnh, hiểu biết kỹ hơn về hội nhập kinh tế.
Và sau cùng, các chuyên gia khuyến cáo muốn tận dụng được lợi ích và hạn chế tác động tiêu cực từ CPTPP thì Việt Nam phải tự nâng cao năng lực canh tranh ngay cả khi CPTPP không bắt buộc ta phải làm như vậy.
Ngày 8.3 vừa qua, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức được 11 quốc gia thành viên ký kết, mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam tăng cường vị thế. Tuy nhiên vẫn còn đó những thách thức mà doanh nghiệp cần phải vượt qua.
Những nỗ lực không mệt mỏi
Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là P4) ký kết ngày 3.6.2005, có hiệu lực từ 28.5.2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand và Brunei. Từ năm 2008 – 2013, P4 đã thu hút thêm 8 nước tham gia là Hoa Kỳ, Australia, Peru, Malaysia, Việt Nam, Mexico, Canada và Nhật Bản, nâng tổng số thành viên lên 12 nước.
Tháng 10.2015, tại Hoa Kỳ, đại diện 12 nước đã đạt được thỏa thuận cuối cùng chính thức kết thúc đàm phán TPP. Tháng 02.1016, TPP đã chính thức được ký kết với sự tham gia của 12 Bộ trưởng và trưởng đoàn đàm phán của 12 quốc gia thành viên. Sau lễ ký này, mỗi nước có 2 năm để thực hiện các quy trình nội bộ, hoàn tất thủ tục phê chuẩn tại Quốc hội để TPP có hiệu lực. Thỏa thuận sẽ chỉ có hiệu lực khi được ít nhất 6 nước thành viên, chiếm tối thiểu 85% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) kết hợp của 12 nước, phê chuẩn.
CPTPP có thể giúp GDP của nước ta tăng thêm 1,32%, tương đương với 1,7 tỷ USD và có thể tăng tới 2,01% nếu Việt Nam thực hiện đồng thời cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ theo kịch bản mở cửa dịch vụ. |
Thế nhưng ngay sau khi Hoa Kỳ có tổng thống mới, họ đã chính thức rút khỏi TPP, để lại một khoảng trống hụt hẫng, lo âu và cả tiếc nuối của 11 nước còn lại. Bởi vì nếu có Hoa Kỳ, tổng XK của cả 12 nước thành viên sẽ là 26,6% thương mại toàn cầu, trong đó có khoảng 11,4% đến từ thương mại nội khối giữa các nước thành viên với nhau. Không có Hoa Kỳ, tổng XK của 11 nước còn lại giảm còn 15,2% thương mại toàn cầu và 2,3% đến từ nội khối.
Tuy nhiên, với quyết tâm duy trì TPP, Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà APEC và là thành viên đã phối hợp với Nhật Bản và các nước khác để duy trì TPP. Cuối cùng TPP được đổi tên mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP và được 11 nước thành viên thống nhất ký kết ngày 8.3.2018 tại Santiago, Chile.
Tháng 11.2017, TPP được 11 nước thành viên thống nhất đổi tên thành CPTP
Cơ hội to lớn
Theo các chuyên gia, việc Hiệp định được ký kết sẽ tạo nhiều lợi ích cho các thành viên, trong đó có Việt Nam về mọi mặt như thúc đẩy tự do hóa lớn hơn về dòng vốn đầu tư, tạo điều kiện cho hoạt động thương mại xuyên quốc gia và bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ cho các thành viên.
Các chuyên gia cho rằng, đối với Việt Nam, khi tham gia CPTPP sẽ giúp chúng ta mở rộng thị trường, góp phần thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam sang các thị trường lớn; thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà chúng ta đang có lợi thế. Đồng thời giúp Việt Nam cải cách thể chế, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch – lợi ích mang tính bền vững, lâu dài.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh trong lễ ký kết Hiệp định CPTPP ngày 8.3.2018, tại Santiago, Chile
TS. Trần Toàn Thắng – Trưởng ban Kinh tế Thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) – tính toán, do tác động của cắt giảm thuế quan, CPTPP có thể giúp GDP của nước ta tăng thêm 1,32%, tương đương với 1,7 tỷ USD và có thể tăng tới 2,01% nếu Việt Nam thực hiện đồng thời cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ theo kịch bản mở cửa dịch vụ. Đồng thời, Việt Nam có thể tăng tổng kim ngạch XK khoảng 4% (tương đương 4,09 tỷ USD) trong khi tổng kim ngạch NK cũng sẽ tăng thêm ở mức 3,8%4,6% (tương đương 4,93 tỷ USD) và do tốc độ tăng XK cao hơn NK, thâm hụt thương mại có thể được kiềm chế.
Về phía doanh nghiệp, ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho hay, mặc dù CPTPP không có Mỹ nhưng vẫn còn những thị trường đầy tiềm năng khác, đặc biệt là thị trường Australia, Canada. Đây là 2 thị trường có quy mô sử dụng hàng dệt may khá lớn với khoảng 10 tỷ USD một năm trong khi thị phần XK của Việt Nam còn nhỏ chỉ khoảng 500 triệu USD. CPTPP tạo ra cơ hội đẩy mạnh XK vào 2 thị trường này.
Ông Osamu Sudo – Giám đốc cấp cao – Bộ phận Kinh doanh, Công ty Cổ phần đô thị AMATA Biên Hòa cũng cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP nhưng ở trong dài hạn với từng giai đoạn mở cửa thị trường khác nhau.
Thách thức không nhỏ
Tuy nhiên, sự hưởng lợi này phải đặt trong tầm nhìn dài hạn chứ không phải trong thời gian ngắn, vì CPTPP chia ra thành nhiều bước, mở cửa thị trường theo từng giai đoạn khác nhau. Đặc biệt, để hưởng lợi được từ CPTPP, Việt Nam cũng cần có những giải pháp, chính sách cụ thể về nhiều vấn đề liên quan đến thương mại, đầu tư, cải cách thể chế, nhằm thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và tạo thuận lợi cho khu vực DN trong và ngoài nước tham gia thị trường…
Lãnh đạo 11 nước thành viên CPTPP
Khác với các FTA khác, CPTPP không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ,… mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, lao động. Hiệp định này cũng đặt ra yêu cầu tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ,… do đó sẽ tác động đến rất nhiều lĩnh vực của Việt Nam và các quốc gia thành viên.
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng, khi tham gia CPTPP, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền kinh tế có tốc độ kém hơn cả, đây vừa là cơ hội, song cũng vừa là áp lực, thách thức đối với Việt Nam. Muốn tận dụng được những lợi thế từ CPTPP, Việt Nam cần có kế hoạch nghiên cứu tất cả những nội dung và thực thi Hiệp định này một cách nghiêm túc. Điều này không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan Chính phủ, Bộ ngành, địa phương mà còn là nhiệm vụ của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Bởi CPTPP sẽ tác động lớn đến khu vực DN, bản thân các DN của Việt Nam, nếu muốn tận dụng được cơ hội từ CPTPP, cũng cần có những nghiên cứu, tìm hiểu nghiêm túc, bài bản…
Muốn tận dụng được lợi ích và hạn chế tác động tiêu cực từ CPTPP thì Việt Nam phải tự nâng cao năng lực canh tranh |
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần tập trung nhiều hơn cho cải cách bên trong, đặc biệt là trong lĩnh vực chống tham nhũng; chuẩn bị tốt hơn về thể chế, chính sách hội nhập, thúc đẩy cải cách thể chế trong nước, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng,…, đồng thời phải xây dựng đội ngũ doanh nghiệp nội địa vững mạnh, hiểu biết kỹ hơn về hội nhập kinh tế.
Và sau cùng, các chuyên gia khuyến cáo muốn tận dụng được lợi ích và hạn chế tác động tiêu cực từ CPTPP thì Việt Nam phải tự nâng cao năng lực canh tranh ngay cả khi CPTPP không bắt buộc ta phải làm như vậy.