Công nghệ thông tin – “chìa khóa” thực hiện mục tiêu cải cách, hiện đại hóa hải quan
Trong quá trình cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan, công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực đóng vai trò then chốt, đặc biệt trong giai đoạn tới khi ngành Hải quan thực hiện chỉ đạo từ các Nghị quyết của Trung ương cũng như Chính phủ về việc thực hiện chuyển đổi số. Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) Lê Đức Thành đã có những chia sẻ về dấu ấn công nghệ thông tin thời gian qua.
Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) Lê Đức Thành
Trong tiến trình thực hiện cải cách, hiện đại hóa hải quan, đặc biệt trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, ngành Hải quan đã đạt rất nhiều thành tựu, trong đó có vai trò rất lớn của công nghệ thông tin (CNTT). Xin ông chia sẻ về những dấu ấn nổi bật của lĩnh vực CNTT?
Cơ quan Hải quan đã có thay đổi rất nhiều trong việc giúp cho người dân, DN tiếp cận thông tin cũng như hỗ trợ tạo ra các dịch vụ để người dân thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách, cũng như đối với quá trình thương mại, XNK.
Riêng trong lĩnh vực CNTT là một trong những lĩnh vực đóng góp rất nhiều để giúp cho sự thành công của ngành Hải quan.
Đáng chú ý trong khoảng 15 năm qua, lĩnh vực CNTT đã đóng góp tiền đề để giúp cho quá trình thay đổi nghiệp vụ được thuận lợi.
Như dấu ấn của những năm 2005, lĩnh vực CNTT đã giúp cơ quan Hải quan lần đầu tiên thực hiện khái niệm về quản lý rủi ro, xác định được trọng điểm, tập trung nguồn lực xử lý, trong khi đó vẫn tạo ra kênh tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại xuất nhập khẩu.
Năm 2010, lĩnh vực CNTT có bước thay đổi lớn, lần đầu tiên cơ quan Hải quan đã thực hiện quy trình thủ tục hải quan điện tử tại hai chi cục thuộc Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh và Cục Hải quan Hà Nội. Đây là những tiền đề đầu tiên để ngành Hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử 100%. Cũng trong giai đoạn này, song song thực hiện thủ tục hải quan điện tử, lĩnh vực CNTT cũng giúp cho ngành Hải quan có bước tiến rất xa, đó là khai hải quan điện tử. Vào những năm 2010 khai hải quan điện tử đã được khoảng 97%.
Dấu ấn của giai đoạn 2010- 2014, toàn ngành Hải quan đã hoàn thành toàn bộ các quan điểm chỉ đạo về thực hiện 5 e gồm: e- Declaration (khai hải quan điện tử); e-Payment (thanh toán điện tử), e- C/O (xác nhận xuất xứ hàng hóa điện tử), e-Permit (cấp giấy phép các bộ, ngành điện tử). E-Clearance (thông quan điện tử).
Đến năm 2014, cơ quan Hải quan đã tiến từ việc thủ tục hải quan điện tử lên một bước mới mạnh mẽ hơn, đó là lần đầu tiên cơ quan Hải quan thực hiện thủ tục hải quan thông quan tự động. Với quy trình thủ tục hải quan thông quan tự động, trong vòng 3 giây với luồng Xanh doanh nghiệp đã nhận được kết quả thông quan hàng hóa.
Suốt từ năm 2014-2020, quá trình thông quan tự động đã được triển khai mạnh mẽ trên mọi phương diện với tất cả đối tượng doanh nghiệp, từ doanh nghiệp lớn đến DN vừa và nhỏ, khoảng 60.000 DN XNK đã được tiếp nhận, thụ hưởng thành quả của quá trình thông quan tự động.
Bên cạnh thông quan tự động thì giải pháp công nghệ nào cũng mang lại nhiều lợi ích giúp cho việc lưu thông hàng hóa tại cảng biển được thuận lợi, nhanh chóng, thưa ông?
Bên cạnh thông quan tự động để tăng thời gian lưu thông hàng hóa các cửa khẩu cảng biển, ngành Hải quan được Chính phủ giao nhiệm vụ là cơ quan đầu mối cùng với các bộ, ngành triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN.
Với Cơ chế một cửa quốc gia giúp cho các bộ, ban ngành thực hiện các thủ tục hành chính về cấp phép như giấy phép xuất nhập khẩu trên môi trường điện tử. Điều này giúp cho quá trình thông quan hàng hóa trên cảng biển thuận lợi hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, ngành Hải quan cũng phối hợp với cơ quan Hải quan các nước thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN, cho phép trao đổi thông tin về tờ khai hàng hóa, về giấy xác nhận xuất xứ điện tử với các nước ASEAN.
Cho đến thời điểm hiện nay Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN đang từng bước được triển khai rộng rãi, giúp cho người dân, doanh nghiệp có một điểm tiếp cận giấy phép của các bộ, ngành một cách nhất quán, tương tự như cơ chế một cửa trong hành chính. Ngày nay việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN đang được triển khai rộng rãi.
Trong giai đoạn tiếp theo, ngành Hải quan sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030, trong bối cảnh đó, CNTT sẽ được phát triển như thế nào, thưa ông?
Trong kế hoạch giai đoạn 2021- 2025 cũng như tầm nhìn đến năm 2030, ngành Hải quan đang thực hiện chỉ đạo từ các Nghị quyết của Trung ương, cũng như Chính phủ về việc thực hiện chuyển đổi số. Chuyển đổi số là bước tiến cao hơn của việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử, cho phép thực hiện tất cả các thủ tục hải quan, thủ tục hành chính của cơ quan Hải quan, cũng như các thủ tục khác có liên quan trên môi trường số. Người dân hạn chế tối đa việc tiếp cận, tiếp xúc trực tiếp với công chức hải quan và thực hiện gửi hồ sơ, nhận kết quả trên môi trường số.
Cơ quan Hải quan thông qua việc chuyển đổi số sẽ có nhiều thông tin hơn, từ đó có các đánh giá chính xác hơn về việc phân loại rủi ro, tập trung nguồn lực của ngành để xử lý các rủi ro cao, trong khi đó vẫn tạo thuận lợi tối đa cho kênh rủi ro thấp. Từ đó giúp cho việc luân chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu được thuận lợi.
Xin cảm ơn ông!
Dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030 đưa ra những chỉ tiêu cụ thể:Đến năm 2025:
Hướng tới môi trường phi giấy tờ trong quản lý nhà nước về hải quan thông qua việc đẩy mạnh sử dụng chữ ký số đảm bảo: 90% hồ sơ công việc tại Tổng cục Hải quan được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bị mật nhà nước); kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số với Hệ thống chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính và Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; 80% hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan; 100% thủ tục hành chính cấp phép, kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia; 100% thủ tục hành chính có nhu cầu sử dụng cao được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho người dân, doanh nghiệp và được thực hiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, đồng thời được tích hợp liên Cổng dịch vụ công quốc gia…
Đến năm 2030:
100% chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đối với các loại hình cơ bản được chuyển sang dạng dữ liệu điện tử, tiến tới được số hóa; 100% cảng, cửa khẩu quốc tế trọng điểm được triển khai hệ thống quản lý giám sát hàng hóa tự động, trang bị hệ thống soi chiếu hàng hóa, hành lý, hệ thống giám sát camera và các thiết bị hỗ trợ trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan; 100% hàng hóa thuộc đối tượng rủi ro cao vận chuyển bằng container chịu sự giám sát hải quan được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại, dữ liệu được kết nối về trung tâm xử lý tập trung của cơ quan Hải quan; 100% cửa khẩu đường bộ triển khai hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin khai trước về hàng hóa xuất nhập khẩu trước khi phương tiện vận chuyển hàng hóa qua biên giới…
N.Linh (thực hiện)
NGUỒN: HẢI QUAN ONLINE
Trong quá trình cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan, công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực đóng vai trò then chốt, đặc biệt trong giai đoạn tới khi ngành Hải quan thực hiện chỉ đạo từ các Nghị quyết của Trung ương cũng như Chính phủ về việc thực hiện chuyển đổi số. Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) Lê Đức Thành đã có những chia sẻ về dấu ấn công nghệ thông tin thời gian qua.
Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) Lê Đức Thành |
Trong tiến trình thực hiện cải cách, hiện đại hóa hải quan, đặc biệt trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, ngành Hải quan đã đạt rất nhiều thành tựu, trong đó có vai trò rất lớn của công nghệ thông tin (CNTT). Xin ông chia sẻ về những dấu ấn nổi bật của lĩnh vực CNTT?
Cơ quan Hải quan đã có thay đổi rất nhiều trong việc giúp cho người dân, DN tiếp cận thông tin cũng như hỗ trợ tạo ra các dịch vụ để người dân thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách, cũng như đối với quá trình thương mại, XNK.
Riêng trong lĩnh vực CNTT là một trong những lĩnh vực đóng góp rất nhiều để giúp cho sự thành công của ngành Hải quan.
Đáng chú ý trong khoảng 15 năm qua, lĩnh vực CNTT đã đóng góp tiền đề để giúp cho quá trình thay đổi nghiệp vụ được thuận lợi.
Như dấu ấn của những năm 2005, lĩnh vực CNTT đã giúp cơ quan Hải quan lần đầu tiên thực hiện khái niệm về quản lý rủi ro, xác định được trọng điểm, tập trung nguồn lực xử lý, trong khi đó vẫn tạo ra kênh tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại xuất nhập khẩu.
Năm 2010, lĩnh vực CNTT có bước thay đổi lớn, lần đầu tiên cơ quan Hải quan đã thực hiện quy trình thủ tục hải quan điện tử tại hai chi cục thuộc Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh và Cục Hải quan Hà Nội. Đây là những tiền đề đầu tiên để ngành Hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử 100%. Cũng trong giai đoạn này, song song thực hiện thủ tục hải quan điện tử, lĩnh vực CNTT cũng giúp cho ngành Hải quan có bước tiến rất xa, đó là khai hải quan điện tử. Vào những năm 2010 khai hải quan điện tử đã được khoảng 97%.
Dấu ấn của giai đoạn 2010- 2014, toàn ngành Hải quan đã hoàn thành toàn bộ các quan điểm chỉ đạo về thực hiện 5 e gồm: e- Declaration (khai hải quan điện tử); e-Payment (thanh toán điện tử), e- C/O (xác nhận xuất xứ hàng hóa điện tử), e-Permit (cấp giấy phép các bộ, ngành điện tử). E-Clearance (thông quan điện tử).
Đến năm 2014, cơ quan Hải quan đã tiến từ việc thủ tục hải quan điện tử lên một bước mới mạnh mẽ hơn, đó là lần đầu tiên cơ quan Hải quan thực hiện thủ tục hải quan thông quan tự động. Với quy trình thủ tục hải quan thông quan tự động, trong vòng 3 giây với luồng Xanh doanh nghiệp đã nhận được kết quả thông quan hàng hóa.
Suốt từ năm 2014-2020, quá trình thông quan tự động đã được triển khai mạnh mẽ trên mọi phương diện với tất cả đối tượng doanh nghiệp, từ doanh nghiệp lớn đến DN vừa và nhỏ, khoảng 60.000 DN XNK đã được tiếp nhận, thụ hưởng thành quả của quá trình thông quan tự động.
Bên cạnh thông quan tự động thì giải pháp công nghệ nào cũng mang lại nhiều lợi ích giúp cho việc lưu thông hàng hóa tại cảng biển được thuận lợi, nhanh chóng, thưa ông?
Bên cạnh thông quan tự động để tăng thời gian lưu thông hàng hóa các cửa khẩu cảng biển, ngành Hải quan được Chính phủ giao nhiệm vụ là cơ quan đầu mối cùng với các bộ, ngành triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN.
Với Cơ chế một cửa quốc gia giúp cho các bộ, ban ngành thực hiện các thủ tục hành chính về cấp phép như giấy phép xuất nhập khẩu trên môi trường điện tử. Điều này giúp cho quá trình thông quan hàng hóa trên cảng biển thuận lợi hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, ngành Hải quan cũng phối hợp với cơ quan Hải quan các nước thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN, cho phép trao đổi thông tin về tờ khai hàng hóa, về giấy xác nhận xuất xứ điện tử với các nước ASEAN.
Cho đến thời điểm hiện nay Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN đang từng bước được triển khai rộng rãi, giúp cho người dân, doanh nghiệp có một điểm tiếp cận giấy phép của các bộ, ngành một cách nhất quán, tương tự như cơ chế một cửa trong hành chính. Ngày nay việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN đang được triển khai rộng rãi.
Trong giai đoạn tiếp theo, ngành Hải quan sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030, trong bối cảnh đó, CNTT sẽ được phát triển như thế nào, thưa ông?
Trong kế hoạch giai đoạn 2021- 2025 cũng như tầm nhìn đến năm 2030, ngành Hải quan đang thực hiện chỉ đạo từ các Nghị quyết của Trung ương, cũng như Chính phủ về việc thực hiện chuyển đổi số. Chuyển đổi số là bước tiến cao hơn của việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử, cho phép thực hiện tất cả các thủ tục hải quan, thủ tục hành chính của cơ quan Hải quan, cũng như các thủ tục khác có liên quan trên môi trường số. Người dân hạn chế tối đa việc tiếp cận, tiếp xúc trực tiếp với công chức hải quan và thực hiện gửi hồ sơ, nhận kết quả trên môi trường số.
Cơ quan Hải quan thông qua việc chuyển đổi số sẽ có nhiều thông tin hơn, từ đó có các đánh giá chính xác hơn về việc phân loại rủi ro, tập trung nguồn lực của ngành để xử lý các rủi ro cao, trong khi đó vẫn tạo thuận lợi tối đa cho kênh rủi ro thấp. Từ đó giúp cho việc luân chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu được thuận lợi.
Xin cảm ơn ông!
Dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030 đưa ra những chỉ tiêu cụ thể:Đến năm 2025:
Hướng tới môi trường phi giấy tờ trong quản lý nhà nước về hải quan thông qua việc đẩy mạnh sử dụng chữ ký số đảm bảo: 90% hồ sơ công việc tại Tổng cục Hải quan được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bị mật nhà nước); kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số với Hệ thống chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính và Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; 80% hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan; 100% thủ tục hành chính cấp phép, kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia; 100% thủ tục hành chính có nhu cầu sử dụng cao được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho người dân, doanh nghiệp và được thực hiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, đồng thời được tích hợp liên Cổng dịch vụ công quốc gia… Đến năm 2030: 100% chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đối với các loại hình cơ bản được chuyển sang dạng dữ liệu điện tử, tiến tới được số hóa; 100% cảng, cửa khẩu quốc tế trọng điểm được triển khai hệ thống quản lý giám sát hàng hóa tự động, trang bị hệ thống soi chiếu hàng hóa, hành lý, hệ thống giám sát camera và các thiết bị hỗ trợ trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan; 100% hàng hóa thuộc đối tượng rủi ro cao vận chuyển bằng container chịu sự giám sát hải quan được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại, dữ liệu được kết nối về trung tâm xử lý tập trung của cơ quan Hải quan; 100% cửa khẩu đường bộ triển khai hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin khai trước về hàng hóa xuất nhập khẩu trước khi phương tiện vận chuyển hàng hóa qua biên giới… |
N.Linh (thực hiện)
NGUỒN: HẢI QUAN ONLINE