Chủ động, đồng hành cùng doanh nghiệp trên “sân chơi” EVFTA
Đồng hành, chia sẻ cùng DN, nhất là với các DN có hoạt động XNK, để cùng tự tin bước vào sân chơi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà ngành Hải quan đã và đang triển khai có hiệu quả.
Tọa đàm “Chính sách thuế và thủ tục hải quan khi thực hiện EVFTA” do Báo Hải quan phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức ngày 2/7/2020, tại trụ sở Tổng cục Hải quan. Ảnh: T.Bình
Với một lộ trình cắt giảm thuế cụ thể ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực thực thi, EVFTA được đánh giá là mang lại lợi ích cho cả hai bên, gần 100% kim ngạch XK của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế NK sau một lộ trình ngắn. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU là một trong hai thị trường XK lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
Với tinh thần cầu thị, cơ quan Hải quan luôn sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu các ý kiến của doanh nghiệp liên quan đến các chính sách quản lý hàng hóa XNK; chính sách thuế và thủ tục hải quan… Từ đó có kiến nghị, giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó khăn, tiếp tục giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí cho DN góp phần thúc đẩy sản xuất, tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch và bình đẳng.
Trong đó, từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực (1/8/2020), vấn đề mà DN quan tâm hàng đầu là việc XK hàng hóa vào EU sẽ tăng khả năng cạnh tranh về giá khi 99% mặt hàng được xóa bỏ thuế quan. Trong đó hai trong các mặt hàng có lợi nhất là nông sản và thuỷ sản hiện đang là thế mạnh của các DN Việt Nam. Việc NK, các DN Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu NK chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU. Đặc biệt là được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ, kỹ thuật cao từ các nước EU, qua đó để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm của mình.
Phát biểu tại toạ đàm “Chính sách thuế và thủ tục hải quan khi thực hiện EVFTA” do Báo Hải quan phối hợp với Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức ngày 2/7/2020, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng nhấn mạnh, trong số các FTA mà Việt Nam đã ký kết và thực thi, Hiệp định EVFTA được đánh giá là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao, đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Ngay từ khi Hiệp định EVFTA được ký kết, Tổng cục Hải quan đã sớm xây dựng và triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ thiết thực nhằm đồng hành cùng DN bắt nhịp mọi cơ hội trên sân chơi EVFTA này.
Để cụ thể hoá các biện pháp hỗ trợ, Tổng cục Hải quan đã nỗ lực phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính rà soát nội dung pháp lý trong EVFTA, tham mưu, xây dựng và trình Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 111/NĐ-CP về Biểu thuế XK ưu đãi và Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020-2022. Việc Chính phủ ban hành biểu thuế vào thời điểm quan trọng được xem là cơ hội để DN nắm bắt chính sách tốt nhất cho việc tìm kiếm cơ hội tăng cường xuất NK hàng hóa với các nước châu Âu.
Ngoài ra, cơ quan Hải quan đã tổ chức nhiều buổi tập huấn chuyên sâu cho DN với nhiều nội dung về những thay đổi khi Hiệp định EVFTA; tập trung nâng cao năng lực của cán bộ công chức (CBCC) theo hướng hiện đại, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) trong các khâu nghiệp vụ, sẵn sàng đáp ứng các điều kiện và quy chuẩn khi tham gia hiệp định.
Đặc biệt, để giúp DN tiếp cận ngay các ưu đãi từ Hiệp định, cơ quan Hải quan đã nhanh chóng triển khai các kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định của Chính phủ, Bộ Tài chính. Cùng đó, chủ động phối hợp với các hiệp hội, các cơ quan từ trung ương tới địa phương tổ chức nhiều buổi tập huấn trực tuyến cho DN; tập hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình DN thực thi để kiến nghị cấp có thẩm quyền nhanh chóng tháo gỡ.
Để hỗ trợ cộng đồng DN XNK tận dụng tốt cơ hội đẩy mạnh thương mại, thời gian tới Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục triển khai các chương trình đối tác Hải quan – DN; chương trình DN ưu tiên; thường xuyên tham vấn DN về xây dựng pháp luật… Đồng thời, tiếp tục cải thiện Chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới; cải cách kiểm tra chuyên ngành và giữ vai trò chủ trì trong xây dựng, triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN…
Bên cạnh việc hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn các nội dung cụ thể cho DN liên quan đến thủ tục, quy định, chính sách pháp luật, điều ước quốc tế, quy định ưu đãi thuế trong các hiệp định thương mại, Tổng cục Hải quan cam kết tiếp tục triển khai nhiều đề án tạo thuận lợi thương mại, hướng tới các giao dịch điện tử, hải quan số và hải quan thông minh… Song song với đó, cơ quan Hải quan cũng sẽ triển khai chương trình kết nối thông tin với các cơ quan quản lý chuyên ngành nhằm chia sẻ thông tin, giảm bớt yêu cầu trùng lắp cho DN và người dân.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Đồng hành, chia sẻ cùng DN, nhất là với các DN có hoạt động XNK, để cùng tự tin bước vào sân chơi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà ngành Hải quan đã và đang triển khai có hiệu quả.
Tọa đàm “Chính sách thuế và thủ tục hải quan khi thực hiện EVFTA” do Báo Hải quan phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức ngày 2/7/2020, tại trụ sở Tổng cục Hải quan. Ảnh: T.Bình |
Với một lộ trình cắt giảm thuế cụ thể ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực thực thi, EVFTA được đánh giá là mang lại lợi ích cho cả hai bên, gần 100% kim ngạch XK của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế NK sau một lộ trình ngắn. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU là một trong hai thị trường XK lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
Với tinh thần cầu thị, cơ quan Hải quan luôn sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu các ý kiến của doanh nghiệp liên quan đến các chính sách quản lý hàng hóa XNK; chính sách thuế và thủ tục hải quan… Từ đó có kiến nghị, giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó khăn, tiếp tục giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí cho DN góp phần thúc đẩy sản xuất, tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch và bình đẳng. |
Trong đó, từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực (1/8/2020), vấn đề mà DN quan tâm hàng đầu là việc XK hàng hóa vào EU sẽ tăng khả năng cạnh tranh về giá khi 99% mặt hàng được xóa bỏ thuế quan. Trong đó hai trong các mặt hàng có lợi nhất là nông sản và thuỷ sản hiện đang là thế mạnh của các DN Việt Nam. Việc NK, các DN Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu NK chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU. Đặc biệt là được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ, kỹ thuật cao từ các nước EU, qua đó để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm của mình.
Phát biểu tại toạ đàm “Chính sách thuế và thủ tục hải quan khi thực hiện EVFTA” do Báo Hải quan phối hợp với Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức ngày 2/7/2020, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng nhấn mạnh, trong số các FTA mà Việt Nam đã ký kết và thực thi, Hiệp định EVFTA được đánh giá là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao, đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Ngay từ khi Hiệp định EVFTA được ký kết, Tổng cục Hải quan đã sớm xây dựng và triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ thiết thực nhằm đồng hành cùng DN bắt nhịp mọi cơ hội trên sân chơi EVFTA này.
Để cụ thể hoá các biện pháp hỗ trợ, Tổng cục Hải quan đã nỗ lực phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính rà soát nội dung pháp lý trong EVFTA, tham mưu, xây dựng và trình Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 111/NĐ-CP về Biểu thuế XK ưu đãi và Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020-2022. Việc Chính phủ ban hành biểu thuế vào thời điểm quan trọng được xem là cơ hội để DN nắm bắt chính sách tốt nhất cho việc tìm kiếm cơ hội tăng cường xuất NK hàng hóa với các nước châu Âu.
Ngoài ra, cơ quan Hải quan đã tổ chức nhiều buổi tập huấn chuyên sâu cho DN với nhiều nội dung về những thay đổi khi Hiệp định EVFTA; tập trung nâng cao năng lực của cán bộ công chức (CBCC) theo hướng hiện đại, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) trong các khâu nghiệp vụ, sẵn sàng đáp ứng các điều kiện và quy chuẩn khi tham gia hiệp định.
Đặc biệt, để giúp DN tiếp cận ngay các ưu đãi từ Hiệp định, cơ quan Hải quan đã nhanh chóng triển khai các kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định của Chính phủ, Bộ Tài chính. Cùng đó, chủ động phối hợp với các hiệp hội, các cơ quan từ trung ương tới địa phương tổ chức nhiều buổi tập huấn trực tuyến cho DN; tập hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình DN thực thi để kiến nghị cấp có thẩm quyền nhanh chóng tháo gỡ.
Để hỗ trợ cộng đồng DN XNK tận dụng tốt cơ hội đẩy mạnh thương mại, thời gian tới Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục triển khai các chương trình đối tác Hải quan – DN; chương trình DN ưu tiên; thường xuyên tham vấn DN về xây dựng pháp luật… Đồng thời, tiếp tục cải thiện Chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới; cải cách kiểm tra chuyên ngành và giữ vai trò chủ trì trong xây dựng, triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN…
Bên cạnh việc hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn các nội dung cụ thể cho DN liên quan đến thủ tục, quy định, chính sách pháp luật, điều ước quốc tế, quy định ưu đãi thuế trong các hiệp định thương mại, Tổng cục Hải quan cam kết tiếp tục triển khai nhiều đề án tạo thuận lợi thương mại, hướng tới các giao dịch điện tử, hải quan số và hải quan thông minh… Song song với đó, cơ quan Hải quan cũng sẽ triển khai chương trình kết nối thông tin với các cơ quan quản lý chuyên ngành nhằm chia sẻ thông tin, giảm bớt yêu cầu trùng lắp cho DN và người dân.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN