Chính phủ kiến tạo, làm đầu tàu phát triển
Việt Nam đang gia tăng tốc độ phát triển kinh tế với nhiều chính sách liên kết, hợp tác đa phương và song phương với các nước trong khu vực và thế giới. Gần đây nhất là hai chuyến viếng thăm và làm việc chính thức của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến Mỹ và Nhật Bản vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 vừa qua đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác bình đẳng giữa Việt Nam với các cường quốc bậc nhất thế giới ở một tầm cao và vị thế mới.
Tại Nhật Bản, hai nhà lãnh đạo tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ truyền thống gắn kết lâu dài và hiệu quả “Việt – Nhật: Đồng minh kinh tế” trong hơn bốn thập kỷ qua. Ngoài ra, sắp tới Nhật Bản cũng sẽ thay thế Mỹ đảm nhận vai trò lĩnh xướng trong các cuộc đàm phán về một “TPP không có Mỹ” nhằm đẩy nhanh tiến độ thực thi Hiệp định, mang đến nhiều lợi ích về kinh tế cho các nước thành viên.
Không dừng lại ở hoạt động đối ngoại, trong vận hành nền kinh tế, Chính phủ đang tập trung đẩy mạnh vấn đề xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông – một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế đang được chỉ đạo gấp rút và sát sao về mọi mặt. Với đường bộ: “Đường bộ cao tốc Bắc – Nam không thể trì hoãn”, về đường hàng không thì “Dự án sân bay Long Thành cần tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ”, về đường sắt thì phải tìm “Giải pháp logistics phát triển đường sắt Việt Nam” để đưa ngành đường sắt thoát khỏi tình trạng trì trệ như hiện nay.
Không đứng ngoài xu hướng phát triển chung của đất nước, ngành logistics Việt Nam cũng đang có những chuyển động, hành động tích cực. Thực hiện Kế hoạch hành động nâng cao năng lực logistics Việt Nam theo quyết định 200/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics, Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam (VLI) trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) đã ra mắt ban lãnh đạo mới với sự tham gia hợp tác của nhiều nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực logistics. Trong giai đoạn phát triển mới, VLI sẽ tập trung đào tạo, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng, hướng tới sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của ngành.
Ở một điểm nhìn rộng, toàn cục từ những quyết sách đúng đắn của Đảng và một Chính phủ kiến tạo làm đầu tàu, nhân dân đồng lòng ủng hộ, cộng đồng doanh nghiệp hợp lực hỗ trợ thì những kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội được tin rằng sẽ thành công.
NGUỒN: VLR
Tại Nhật Bản, hai nhà lãnh đạo tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ truyền thống gắn kết lâu dài và hiệu quả “Việt – Nhật: Đồng minh kinh tế” trong hơn bốn thập kỷ qua. Ngoài ra, sắp tới Nhật Bản cũng sẽ thay thế Mỹ đảm nhận vai trò lĩnh xướng trong các cuộc đàm phán về một “TPP không có Mỹ” nhằm đẩy nhanh tiến độ thực thi Hiệp định, mang đến nhiều lợi ích về kinh tế cho các nước thành viên.
Không dừng lại ở hoạt động đối ngoại, trong vận hành nền kinh tế, Chính phủ đang tập trung đẩy mạnh vấn đề xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông – một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế đang được chỉ đạo gấp rút và sát sao về mọi mặt. Với đường bộ: “Đường bộ cao tốc Bắc – Nam không thể trì hoãn”, về đường hàng không thì “Dự án sân bay Long Thành cần tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ”, về đường sắt thì phải tìm “Giải pháp logistics phát triển đường sắt Việt Nam” để đưa ngành đường sắt thoát khỏi tình trạng trì trệ như hiện nay.
Không đứng ngoài xu hướng phát triển chung của đất nước, ngành logistics Việt Nam cũng đang có những chuyển động, hành động tích cực. Thực hiện Kế hoạch hành động nâng cao năng lực logistics Việt Nam theo quyết định 200/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics, Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam (VLI) trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) đã ra mắt ban lãnh đạo mới với sự tham gia hợp tác của nhiều nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực logistics. Trong giai đoạn phát triển mới, VLI sẽ tập trung đào tạo, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng, hướng tới sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của ngành.
Ở một điểm nhìn rộng, toàn cục từ những quyết sách đúng đắn của Đảng và một Chính phủ kiến tạo làm đầu tàu, nhân dân đồng lòng ủng hộ, cộng đồng doanh nghiệp hợp lực hỗ trợ thì những kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội được tin rằng sẽ thành công.
NGUỒN: VLR