Cận tết, gian lận thương mại tăng mạnh
Ngày 19/12, Cục Hải quan TP. HCM thông tin, các đơn vị chuyên trách đang tiếp tục kiểm đếm những container còn lại trong số cả trăm container kê khai “viên nén mùn cưa” (thuế suất thuế xuất khẩu 0%), nhưng thực tế là gỗ xẻ (thuế 25%). Đây chỉ là một trong số những vụ gian lận thương mại nổi cộm bị lực lượng chức năng phát hiện vào những ngày cuối năm 2019.
Hải quan TP. HCM kiểm tra các container gỗ vi phạm
Thuế suất 25%, doanh nghiệp khai báo 0%
Chưa đầy một tuần lễ (từ giữa tháng 12/2019 đến nay), lực lượng hải quan thành phố đã phát hiện hàng loạt doanh nghiệp (DN) gian lận xuất xứ, khai báo sai hải quan, trốn thuế hàng chục tỷ đồng.
Điển hình, trong số 111 container khai báo là viên nén mùn cưa xuất khẩu đang bị tạm giữ tại cảng Cát Lái, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã kiểm đếm được 66 container, toàn bộ đều chứa gỗ xẻ. Lô hàng của Công ty TNHH Chế biến gỗ Chí Lâm, xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trước đó, Hải quan TP. HCM phát hiện Công ty TNHH Thương mại Sài Gòn Á Châu (DN xuất khẩu 25 container gỗ gian lận thuế) mở 14 tờ khai và làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan Chơn Thành (Cục Hải quan tỉnh Bình Phước).
Theo khai báo hàng hóa xuất khẩu là “ván lạng sản xuất từ gỗ cao su”, có mức thuế suất thuế xuất khẩu 10%. Lô hàng được hệ thống phân luồng vàng (kiểm tra chi tiết hồ sơ và lô hàng đã được thông quan). Kết quả kiểm tra thực tế cho thấy, toàn bộ hàng hóa chứa trong 25 container là gỗ xẻ, có mức thuế 25%.
Theo ước tính trị giá lô hàng trên 11 tỷ đồng, số tiền DN trốn thuế gần 3 tỷ đồng. Cách nay ít ngày, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã tiến hành trưng cầu giám định lô hàng Trung Quốc nhập khẩu giả mạo xuất xứ, do Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Stewardesses nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo khai báo trên tờ khai hải quan, hàng hóa nhập khẩu là gối cao su tổng hợp loại cố định, số lượng 1.800 cái, trị giá hàng hóa gần 230 triệu đồng. Tuy vậy, thực tế kiểm tra phát hiện container chứa các mặt hàng gồm: gần 1.000 chiếc gối cao su, 2.600 bộ drap trải giường, 1.800 chăn bọc nệm, 2.100 cái túi có khóa. Toàn bộ hàng hóa không thể hiện nhãn hiệu, nhưng trên sản phẩm có tem nhãn ghi thiết kế tại Pháp và sản xuất tại Việt Nam.
Buôn lậu bạc tỷ, thuê “giám đốc” bạc cắc
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 cho biết, đơn vị này vừa ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan đến vụ nhập khẩu trái phép 8 container máy móc, thiết bị của Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Central Sky (huyện Củ Chi, TP. HCM).
Điều đáng quan tâm của vụ này đó là, một đối tượng người nước ngoài thuê sinh viên Nguyễn Thị Kim Cúc đứng tên giám đốc doanh nghiệp và là người đại diện pháp luật, trong khi đối tượng nước ngoài đứng sau điều hành công ty.
Qua tìm hiểu ban đầu, công ty này mới được cấp phép thành lập tháng 4/2019, đến tháng 5/2019 tiến hành nhập khẩu hàng cấm đã qua sử dụng gồm máy móc, trang thiết bị cho ngành da giày (trị giá 2,5 tỷ đồng).
Làm việc với cơ quan điều tra, Nguyễn Thị Kim Cúc khai nhận đang là sinh viên của một trường đại học có tiếng ở TPHCM. Tháng 4/2019, Cúc được bà Chen Yu Jen thuê làm giám đốc công ty từ ngày 4-4 đến 21/6/2019 với mức lương 1 triệu đồng/tháng. Toàn bộ hoạt động của công ty, hoạt động mua hàng từ Đài Loan (Trung Quốc), hoạt động khai báo hải quan… do bà Chen Yu Jen trực tiếp điều hành.
Đối với các chứng từ nhập khẩu, Cúc được yêu cầu ký sẵn trên các tờ giấy trắng vào góc bên trái hoặc bên phải để công ty tự in nội dung. Trên thực tế Cúc chỉ làm giám đốc vỏn vẹn 2 tháng, nhưng đến tháng 10/2019, công ty trên vẫn gửi công văn cho Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 do Cúc ký với chức danh Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Central Sky.
Theo các lực lượng chức năng, những ngày cuối năm chính là thời điểm “bận rộn” của các đối tượng gian lận thương mại (buôn lậu, hàng giả mạo xuất xứ đủ loại). Một trong các “chiêu trò” quen thuộc chính là liên tục thành lập công ty mới chỉ để… làm ăn phi pháp. Nếu bị lực lượng chức năng phát hiện thì sẽ lập công ty khác, thuê giám đốc mới.
Chẳng hạn như Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Stewardesses (gian lận xuất xứ hàng hóa), công ty này vừa được cấp phép thành lập cuối tháng 7/2019, có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại đường Bình Quới (quận Bình Thạnh, TP. HCM).
Hay như Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Central Sky thuê giám đốc là sinh viên trong vòng 2 tháng. Hiện tại, để ứng phó khẩn với những thủ đoạn vi phạm tinh vi nói trên, cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm tra, giám sát các DN có dấu hiệu nghi vấn, đồng thời rà soát nguồn tin báo (từ trinh sát, người dân, DN) để phối hợp xử lý vi phạm.
NGUỒN: VLR
Hải quan TP. HCM kiểm tra các container gỗ vi phạm
Thuế suất 25%, doanh nghiệp khai báo 0%
Chưa đầy một tuần lễ (từ giữa tháng 12/2019 đến nay), lực lượng hải quan thành phố đã phát hiện hàng loạt doanh nghiệp (DN) gian lận xuất xứ, khai báo sai hải quan, trốn thuế hàng chục tỷ đồng.
Điển hình, trong số 111 container khai báo là viên nén mùn cưa xuất khẩu đang bị tạm giữ tại cảng Cát Lái, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã kiểm đếm được 66 container, toàn bộ đều chứa gỗ xẻ. Lô hàng của Công ty TNHH Chế biến gỗ Chí Lâm, xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trước đó, Hải quan TP. HCM phát hiện Công ty TNHH Thương mại Sài Gòn Á Châu (DN xuất khẩu 25 container gỗ gian lận thuế) mở 14 tờ khai và làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan Chơn Thành (Cục Hải quan tỉnh Bình Phước).
Theo ước tính trị giá lô hàng trên 11 tỷ đồng, số tiền DN trốn thuế gần 3 tỷ đồng. Cách nay ít ngày, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã tiến hành trưng cầu giám định lô hàng Trung Quốc nhập khẩu giả mạo xuất xứ, do Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Stewardesses nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo khai báo trên tờ khai hải quan, hàng hóa nhập khẩu là gối cao su tổng hợp loại cố định, số lượng 1.800 cái, trị giá hàng hóa gần 230 triệu đồng. Tuy vậy, thực tế kiểm tra phát hiện container chứa các mặt hàng gồm: gần 1.000 chiếc gối cao su, 2.600 bộ drap trải giường, 1.800 chăn bọc nệm, 2.100 cái túi có khóa. Toàn bộ hàng hóa không thể hiện nhãn hiệu, nhưng trên sản phẩm có tem nhãn ghi thiết kế tại Pháp và sản xuất tại Việt Nam.
Buôn lậu bạc tỷ, thuê “giám đốc” bạc cắc
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 cho biết, đơn vị này vừa ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan đến vụ nhập khẩu trái phép 8 container máy móc, thiết bị của Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Central Sky (huyện Củ Chi, TP. HCM).
Điều đáng quan tâm của vụ này đó là, một đối tượng người nước ngoài thuê sinh viên Nguyễn Thị Kim Cúc đứng tên giám đốc doanh nghiệp và là người đại diện pháp luật, trong khi đối tượng nước ngoài đứng sau điều hành công ty.
Qua tìm hiểu ban đầu, công ty này mới được cấp phép thành lập tháng 4/2019, đến tháng 5/2019 tiến hành nhập khẩu hàng cấm đã qua sử dụng gồm máy móc, trang thiết bị cho ngành da giày (trị giá 2,5 tỷ đồng).
Làm việc với cơ quan điều tra, Nguyễn Thị Kim Cúc khai nhận đang là sinh viên của một trường đại học có tiếng ở TPHCM. Tháng 4/2019, Cúc được bà Chen Yu Jen thuê làm giám đốc công ty từ ngày 4-4 đến 21/6/2019 với mức lương 1 triệu đồng/tháng. Toàn bộ hoạt động của công ty, hoạt động mua hàng từ Đài Loan (Trung Quốc), hoạt động khai báo hải quan… do bà Chen Yu Jen trực tiếp điều hành.
Đối với các chứng từ nhập khẩu, Cúc được yêu cầu ký sẵn trên các tờ giấy trắng vào góc bên trái hoặc bên phải để công ty tự in nội dung. Trên thực tế Cúc chỉ làm giám đốc vỏn vẹn 2 tháng, nhưng đến tháng 10/2019, công ty trên vẫn gửi công văn cho Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 do Cúc ký với chức danh Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Central Sky.
Theo các lực lượng chức năng, những ngày cuối năm chính là thời điểm “bận rộn” của các đối tượng gian lận thương mại (buôn lậu, hàng giả mạo xuất xứ đủ loại). Một trong các “chiêu trò” quen thuộc chính là liên tục thành lập công ty mới chỉ để… làm ăn phi pháp. Nếu bị lực lượng chức năng phát hiện thì sẽ lập công ty khác, thuê giám đốc mới.
Chẳng hạn như Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Stewardesses (gian lận xuất xứ hàng hóa), công ty này vừa được cấp phép thành lập cuối tháng 7/2019, có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại đường Bình Quới (quận Bình Thạnh, TP. HCM).
Hay như Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Central Sky thuê giám đốc là sinh viên trong vòng 2 tháng. Hiện tại, để ứng phó khẩn với những thủ đoạn vi phạm tinh vi nói trên, cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm tra, giám sát các DN có dấu hiệu nghi vấn, đồng thời rà soát nguồn tin báo (từ trinh sát, người dân, DN) để phối hợp xử lý vi phạm.
NGUỒN: VLR