Các loại phí và phụ phí trong vận chuyển đường biển quốc tế thông dụng nhất
Vận chuyển đường biển quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc tế. Theo Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), có khoảng 80% khối lượng hàng hóa thương mại quốc tế được vận chuyển bằng đường biển và tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở nhiều nước đang phát triển.
Các loại phí và phụ phí trong vận chuyển đường biển quốc tế thông dụng nhất (Ảnh: Phaata)
Để hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế một cách tốt nhất, đòi hòi bạn phải hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ trong vận chuyển quốc tế đường biển và logistics là gì, đặc biệt các thuật ngữ chỉ các loại phí và phụ phí. Dưới đây là danh sách các loại phí và phụ phí thông dụng nhất đã được Phaata biên soạn gửi đến bạn.
AMS (Advanced Manifest System):
Là phí khai báo an ninh hàng hóa vào Mỹ. AMS là một hệ thống truyền thông tin điện tử do Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (U.S. Customs and Border Protection – viết tắt là CBP) vận hành. Các lô hàng bằng đường hàng không và đường biển vào Hoa Kỳ yêu cầu phải nộp đơn AMS khai báo với thông tin chi tiết về hàng hóa, như một biện pháp an ninh. Hiện nay, hàng hóa nhập vào nhiều nước như Mỹ, Canada và Trung Quốc phát sinh thêm phí khai báo an ninh AMS này.
B/L fee (Bill of Lading fee):
Là phí phát hành vận đơn, được thu bởi người chuyên chở là hãng tàu hoặc công ty giao nhận vận tải. Vận đơn (thường được còn gọi tắt là Bill) do người chuyên chở hoặc đại diện của họ ký phát cho người gởi hàng (shipper) để làm bằng chứng cho việc người chuyên chở đã nhận hàng và đảm trách việc vận chuyển từ nơi gởi đến nơi đến để giao cho người nhận hàng.
BAF (Bunker Adjustment Factor):
Là phụ phí nhiên liệu, là phần phí thả nổi trong các phí vận tải đường biển, đây là phụ phí dựa trên giá dầu. Phụ phí nhiên liệu BAF còn được dùng tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor).
Phụ phí BAF từng được xác lập bởi Hội nghị giữa các hãng tàu để áp dụng trong một thời gian nhất định và trên một tuyến đường vận chuyển nhất định.
Ủy ban Châu Âu (EC) đã cấm Hội nghị này kể từ ngày 17 tháng 10 năm 2008. Các hãng tàu hiện đặt mức giá BAF độc lập của riêng họ. Họ sẽ được giám sát chặt chẽ bởi EC để đảm bảo rằng không có sự thông đồng nào diễn ra.
CAF (Currency Adjustment Factor)
Là phụ phí tỷ giá hối đoái tính trên giá cước vận chuyển hàng hóa, được thu bởi các hãng vận tải. Mục tiêu của phụ phí CAF này là bù đắp bất kỳ tổn thất nào do tỷ giá hối đoái biến động ảnh hưởng đến hãng vận tải. Cơ sở và phương pháp tính toán có thể khác nhau giữa các hãng vận tải.
CCF (Cleaning Container Fee):
Là phí vệ sinh container thu bởi hãng tàu. Phí vệ sinh container này chỉ được áp dụng đối với các lô hàng nhập khẩu, sau khi người nhập khẩu sử dụng container để vận chuyển hàng và trả tại các cảng/deport. Phí này được áp dụng khi contaier không đạt tiêu chuẩn về độ sạch khi được trả rỗng lại từ khách hàng.
CFS (Container Freight Station):
Là phí xếp dỡ, lưu kho tại kho khai thác hàng lẻ CFS. Cụ thể phí này gồm các chi phí xếp dỡ, quản lý, đóng hàng vào container (hàng xuất), dỡ hàng ra khỏi container (hàng nhập)… Phí này được áp dụng cho các lô hàng lẻ LCL (Less than Container Load) đơn vị tính thường là mét khối (CBM, m3).
Khi có một lô hàng lẻ xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì các công ty giao nhận hàng lẻ (consolidator) phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS để bù đắp vào chi phí giữ hàng, chi phí kho bãi.
Sau khi đến cảng đích, các lô hàng lẻ LCL nhập khẩu được đưa đến kho hàng lẻ (CFS) để dỡ hàng; sau đó, nó được chất lên xe tải và vận chuyển đến điểm đến cuối cùng. CFS tính một khoản phí cho dịch vụ dỡ hàng này, dựa trên khối lượng hàng hóa.
Nếu bạn xuất một lô hàng hàng LCL theo điều kiện Ex Works của Incoterm. Theo điệu kiện này, bạn chịu các phí local charges tại nơi đi, bạn sẽ thấy phí CFS cùng các phí local charge khác trên báo giá / hóa đơn từ công ty giao nhận hàng lẻ (consolidator).
CIC (Container Imbalance Charge):
hay còn gọi là EIS (viết tắt của từ Equipment Imbalance Surcharge), là phụ phí mất cân đối container.
Đây là chi phí do các hãng tàu (shipping lines) thu để bù đắp chi phí di dời số lượng lớn container rỗng giữa các quốc gia mất cân bằng thương mại (không có mục đích xuất khẩu đối với những container đã được nhập khẩu vào các quốc gia này trước đó).
COD (Change of Destination):
Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích. Các chi phí có thể phát sinh như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…
D/O (Delivery Order):
Là phí lệnh giao hàng; do hãng tàu (carrier) hoặc công ty giao nhận (forwarder) thu khi phát hành lệnh giao hàng (D/O).
Khi có một lô hàng nhập khẩu thì người nhận hàng (consignee) phải đến Hãng tàu hoặc Công ty giao nhận để lấy lệnh giao hàng và mang ra cảng xuất trình cho kho CFS (Container Freight Station) đối với hàng lẻ LCL (Less-than Container Load) hoặc làm phiếu giao nhận container EIR (Equipment Interchange Receipt) đối với hàng nguyên container FCL (Full Container Load) để nhận hàng.
DDC (Destination Delivery Charge):
Là phí giao hàng tại cảng đến. Phí này được thu bởi hãng tàu để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng.
DEM (Demurrage):
là phí lưu container tại bãi của cảng. Phí này do hãng tàu thu và được tính dựa trên số ngày quá hạn của chủ hàng khi để container tại cảng.
Thông thường chủ hàng có một khoản thời gian được miễn phí (free time) demurrage theo quy định của hãng tàu đối với từng lô hàng, Nếu vượt quá thời hạn lưu container, hãng tàu sẽ thu phí phạt theo biểu phí được niêm yết.
DET (Detention):
Là Phí lưu container tại kho riêng của chủ hàng. Phí này tính trên số ngày quá hạn của chủ hàng khi lấy container mang về kho riêng đóng hàng (hàng xuất) hay dỡ hàng (hàng nhập) mà chưa trả container về bãi (depot) cho hãng tàu.
Thông thường chủ hàng có một khoản thời gian được miễn phí (free time) detention theo quy định của hãng tàu đối với từng lô hàng, Nếu vượt quá thời hạn lưu container, hãng tàu sẽ thu phí phạt theo biểu phí được niêm yết.
EBS (Emergency Bunker Surcharge):
Là phụ phí nhiên liệu khẩn cấp (EBS), là khoản phí được áp dụng khi giá nhiên liệu thực tế trên thị trường cao hơn so với dự đoán ban đầu của các hãng vận tải.
Phụ phí EBS thay đổi tùy theo giá nhiên liệu. Nó cũng có thể thay đổi tùy theo loại container và tuyến vận chuyển. Các hãng vận tải có thể chỉ triển khai EBS trên các tuyến vận chuyển nhất định, tùy theo tuyến nào bị ảnh hưởng nhiều nhất do chi phí nhiên liệu tăng.
Người gửi hàng thường biết trước phụ phí BAF là bao nhiêu vì nó được cập nhật hàng quý, nhưng phụ phí EBS thường xuất hiện vào phút cuối.
ENS (Entry Summary Declaration):
Là phí khai báo an ninh hàng hóa nhập khẩu vào các nước Châu Âu (EU). Hãng vận chuyển có trách nhiệm khai báo an toàn và bảo mật vào cho hệ thống ICS (Import Control System). ICS là một hệ thống điện tử được phát triển bởi Ủy ban Châu Âu (EC) và các Quốc gia Thành viên để lưu trữ và xử lý khai báo ENS, và để trao đổi thông điệp giữa các cơ quan hải quan quốc gia, giữa các nhà vận hành kinh tế với Ủy ban Châu Âu.
FAF (Fuel Adjustment Factor):
Là phụ phí nhiên liệu, là phần phí thả nổi trong các phí vận tải đường biển, đây là phụ phí dựa trên giá dầu. Phụ phí nhiên liệu FAF còn được dùng tương đương với thuật ngữ BAF (Bunker Adjustment Factor).
GRI (General Rate Increase):
Là phụ phí tăng giá chung mà tất cả các hãng vận tải biển có thể chọn áp dụng. Quy định của Hoa Kỳ yêu cầu các hãng tàu phải thông báo bất kỳ GRI nào trước ít nhất 30 ngày. Do đó, các hãng tàu vận chuyển hàng đến Hoa Kỳ có thường công bố GRI vào ngày 1 của một tháng nhất định, có hiệu lực vào ngày 1 của tháng tiếp theo.
GRI có thể thay đổi đáng kể giữa các tháng. GRI cũng có thể khác nhau giữa các hãng vận tải và các tuyến vận chuyển khác nhau.
Bạn có thể tham khảo các thông báo phụ phí tăng giá chung GRI của hãng tàu Hapag-Lloyd tại đây
Handling (Handling fee):
Là phí quản lý dùng để xử lý chứng từ vận chuyển, xuất nhập khẩu. Đây là một loại phí quan trọng trong logistics (hậu cần) do các công ty giao nhận (Forwarder) thiết lập để thu phí người gửi hàng (shipper) hoặc người nhận hàng (consignee) nhằm bù đắp chi phí xử lý lô hàng như khai báo hải quan, cấp B/L (Bill of Lading), D/O (Delivery Order) và các chứng từ liên quan khác.
ISF (Import Security Filing):
Là phí kê khai an ninh dành cho các nhà nhập khẩu tại Mỹ. Ngoài yêu cầu khai báo an ninh hàng hóa AMS, tháng 1-2010 hải quan Mỹ và cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) chính thức áp dụng thêm thủ tục kê khai an ninh ISF dành cho nhà nhập khẩu.
ISF còn được gọi là “10 + 2”, là hồ sơ theo yêu cầu của CBP để ghi lại thông tin và chi tiết nhập khẩu, khi các chuyến hàng đi từ điểm này đến điểm khác. Các nhà nhập khẩu không nộp ISF đúng cách trước khi vận chuyển hàng hóa của họ sẽ bị phạt (phạt 5.000 USD). ISF phải được truyền ít nhất 24 giờ trước khi chuyến hàng khởi hành đến Hoa Kỳ.
Lift-off:
Là phí hạ container từ xe vào bãi tập kết.
Lift-on:
Là phí nâng container từ bãi tập kết lên xe.
LSS (Low Sulfur Surcharge):
Là phụ phí giảm thải lưu huỳnh, các hãng tàu thu để phí này trang trải các chi phí liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp phù hợp với quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).
Ngoài tên gọi phổ biến là LSS (Low Sulphur Surcharge), còn có các tên gọi khác như: Phụ phí nhiên liệu xanh (Green Fuel Surcharge, viết tắt là GFS), Phụ phí khu vực kiểm soát khí thải (Emission Control Area Surcharge, viết tắt là ECA), Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp (Low Sulphur Fuel Surcharge, viết tắt là LSF) với các mức phí khác nhau.
O/F (Ocean Freight):
Là cước vận chuyển đường biển; là số tiền mà người thuê vận chuyển phải trả cho hãng tàu hoặc công ty giao nhận vận tải về công vận chuyển đưa hàng đến đích và sẵn sàng giao cho người nhận.
Cước vận chuyển được cấu thành bởi:
- Các loại phí cố định: Phí khấu hao, duy tu sửa chữa và bảo hiểm con tàu, lương bổng và bảo hiểm của thuyền viên, phí quản lý hành chính…
- Các loại phí biến đổi: Phí tiêu hao nhiên liệu và vật liệu, phí bốc dỡ làm hàng, cảng phí và thuế…
Để tra cước vận chuyển quốc tế được chào chi tiết bởi các công ty logistics trên thị trường, bạn hay truy cập vào Sàn giao dịch logistics quốc tế Phaata. Đây là Sàn vận tải quốc tế đầu tiên ở Việt Nam, giúp các chủ hàng có nhiều lựa chọn cước vân chuyển và công ty logistics nhất. .
PCS (Port Congestion Surcharge):
Là phụ phí tắc nghẽn cảng. Phụ phí này được các hãng vận tải áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, làm cho tàu bị chậm trễ thời gian do phải neo đậu và chờ được xếp dỡ hàng hóa, dẫn tới phát sinh các chi phí liên quan cho chủ tàu.
PSS (Peak Season Surcharge):
Là phụ phí mùa cao điểm. Phụ phí này được các hãng vận tải áp dụng trong thời điểm nhu cầu vận chyển hàng hóa tăng cao. PSS có thể được áp dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng phổ biến nhất được áp dụng vào mùa Giáng sinh, Ngày lễ tạ ơn và trước Tết Nguyên đán cho hàng hóa vận chuyển vào thị trường Mỹ và Châu Âu. Các hãng tàu công bố PSS là như là một khoản phí bổ sung trên giá cước cơ sở. Phụ phí PSS này có thể bị hủy bỏ hoặc giảm bớt ở mức thấp hơn và hoạt động tương tự như phụ phí tăng giá chung (GRI).
SCS (Suez Canal Surcharge):
Là phụ phí qua kênh đào Suez (Suez Canal). Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển đi qua kênh đào Suez. Đây là kênh giao thông nhân tạo nằm trên lãnh thổ Ai Cập, chạy theo hướng Bắc-Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa Trung Hải với Vịnh Suez, một nhánh của Biển Đỏ.
Storage charge
là phí lưu bãi của cảng. Phí này do cảng thu và được tính dựa trên trên số ngày quá hạn của chủ hàng khi để container tại cảng.
Thông thường chủ hàng có một khoản thời gian được miễn phí (free time) storage theo quy định của cảng đối với từng lô hàng, Nếu vượt quá thời hạn lưu bãi, cảng vụ sẽ thu phí phạt theo biểu phí được niêm yết.
Telex release fee:
Là phí điện giao hàng. Phí này áp dụng cho hàng xuất sử dụng B/L surrender và cho từng lô hàng.
Để thuận tiện cho việc nhận hàng của người nhập khẩu, người xuất khẩu yêu cầu được lấy surrender bill từ phía hãng tàu mà không cần bill gốc. Khi hàng đến cảng đích, hãng tàu/đại lí hãng tàu tại đầu xuất làm điện giao hàng (fax, email, thư điện tử, …) để thông báo cho hãng tàu/đại lí hãng tàu tại đầu nhập được phép giao hàng cho người nhập khẩu mà không yêu cầu người nhận hàng phải xuất trình bill gốc và thu phí điện giao hàng.
THC (Terminal Handling Charge):
Là phụ phí xếp dỡ mà chủ hàng phải chi cho hãng tàu về công việc tàu tiếp nhận và chất xếp container hàng xuống tàu tại cảng gửi (cảng bốc hàng) để chở đi hoặc về công việc tàu dỡ container hàng lên bờ tại cảng đích để giao trả cho người nhận hàng.
AFR (Advance Filing Rules):
Là phí khai báo an ninh cho hàng hóa nhập khẩu vào Nhật.
Amendment fee
Là phí chỉnh sửa vận đơn (Bill of Lading), được áp dụng cho các lô hàng xuất khẩu.
Sau khi chủ hàng (shipper) gửi thông tin hàng hóa vận chuyển – SI (Shipping Instruction) đến hãng tàu và đã được hãng tàu phát hành một bộ vận đơn. Nếu chủ hàng sau đó muốn chỉnh sửa thông tin trên vận đơn thì bị thu phí chỉnh sửa chứng từ này.
NGUỒN: Phaata
Vận chuyển đường biển quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc tế. Theo Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), có khoảng 80% khối lượng hàng hóa thương mại quốc tế được vận chuyển bằng đường biển và tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở nhiều nước đang phát triển.
Để hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế một cách tốt nhất, đòi hòi bạn phải hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ trong vận chuyển quốc tế đường biển và logistics là gì, đặc biệt các thuật ngữ chỉ các loại phí và phụ phí. Dưới đây là danh sách các loại phí và phụ phí thông dụng nhất đã được Phaata biên soạn gửi đến bạn.
AMS (Advanced Manifest System):
Là phí khai báo an ninh hàng hóa vào Mỹ. AMS là một hệ thống truyền thông tin điện tử do Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (U.S. Customs and Border Protection – viết tắt là CBP) vận hành. Các lô hàng bằng đường hàng không và đường biển vào Hoa Kỳ yêu cầu phải nộp đơn AMS khai báo với thông tin chi tiết về hàng hóa, như một biện pháp an ninh. Hiện nay, hàng hóa nhập vào nhiều nước như Mỹ, Canada và Trung Quốc phát sinh thêm phí khai báo an ninh AMS này.
B/L fee (Bill of Lading fee):
Là phí phát hành vận đơn, được thu bởi người chuyên chở là hãng tàu hoặc công ty giao nhận vận tải. Vận đơn (thường được còn gọi tắt là Bill) do người chuyên chở hoặc đại diện của họ ký phát cho người gởi hàng (shipper) để làm bằng chứng cho việc người chuyên chở đã nhận hàng và đảm trách việc vận chuyển từ nơi gởi đến nơi đến để giao cho người nhận hàng.
BAF (Bunker Adjustment Factor):
Là phụ phí nhiên liệu, là phần phí thả nổi trong các phí vận tải đường biển, đây là phụ phí dựa trên giá dầu. Phụ phí nhiên liệu BAF còn được dùng tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor).
Phụ phí BAF từng được xác lập bởi Hội nghị giữa các hãng tàu để áp dụng trong một thời gian nhất định và trên một tuyến đường vận chuyển nhất định.
Ủy ban Châu Âu (EC) đã cấm Hội nghị này kể từ ngày 17 tháng 10 năm 2008. Các hãng tàu hiện đặt mức giá BAF độc lập của riêng họ. Họ sẽ được giám sát chặt chẽ bởi EC để đảm bảo rằng không có sự thông đồng nào diễn ra.
CAF (Currency Adjustment Factor)
Là phụ phí tỷ giá hối đoái tính trên giá cước vận chuyển hàng hóa, được thu bởi các hãng vận tải. Mục tiêu của phụ phí CAF này là bù đắp bất kỳ tổn thất nào do tỷ giá hối đoái biến động ảnh hưởng đến hãng vận tải. Cơ sở và phương pháp tính toán có thể khác nhau giữa các hãng vận tải.
CCF (Cleaning Container Fee):
Là phí vệ sinh container thu bởi hãng tàu. Phí vệ sinh container này chỉ được áp dụng đối với các lô hàng nhập khẩu, sau khi người nhập khẩu sử dụng container để vận chuyển hàng và trả tại các cảng/deport. Phí này được áp dụng khi contaier không đạt tiêu chuẩn về độ sạch khi được trả rỗng lại từ khách hàng.
CFS (Container Freight Station):
Là phí xếp dỡ, lưu kho tại kho khai thác hàng lẻ CFS. Cụ thể phí này gồm các chi phí xếp dỡ, quản lý, đóng hàng vào container (hàng xuất), dỡ hàng ra khỏi container (hàng nhập)… Phí này được áp dụng cho các lô hàng lẻ LCL (Less than Container Load) đơn vị tính thường là mét khối (CBM, m3).
Khi có một lô hàng lẻ xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì các công ty giao nhận hàng lẻ (consolidator) phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS để bù đắp vào chi phí giữ hàng, chi phí kho bãi.
Sau khi đến cảng đích, các lô hàng lẻ LCL nhập khẩu được đưa đến kho hàng lẻ (CFS) để dỡ hàng; sau đó, nó được chất lên xe tải và vận chuyển đến điểm đến cuối cùng. CFS tính một khoản phí cho dịch vụ dỡ hàng này, dựa trên khối lượng hàng hóa.
Nếu bạn xuất một lô hàng hàng LCL theo điều kiện Ex Works của Incoterm. Theo điệu kiện này, bạn chịu các phí local charges tại nơi đi, bạn sẽ thấy phí CFS cùng các phí local charge khác trên báo giá / hóa đơn từ công ty giao nhận hàng lẻ (consolidator).
CIC (Container Imbalance Charge):
hay còn gọi là EIS (viết tắt của từ Equipment Imbalance Surcharge), là phụ phí mất cân đối container.
Đây là chi phí do các hãng tàu (shipping lines) thu để bù đắp chi phí di dời số lượng lớn container rỗng giữa các quốc gia mất cân bằng thương mại (không có mục đích xuất khẩu đối với những container đã được nhập khẩu vào các quốc gia này trước đó).
COD (Change of Destination):
Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích. Các chi phí có thể phát sinh như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…
D/O (Delivery Order):
Là phí lệnh giao hàng; do hãng tàu (carrier) hoặc công ty giao nhận (forwarder) thu khi phát hành lệnh giao hàng (D/O).
Khi có một lô hàng nhập khẩu thì người nhận hàng (consignee) phải đến Hãng tàu hoặc Công ty giao nhận để lấy lệnh giao hàng và mang ra cảng xuất trình cho kho CFS (Container Freight Station) đối với hàng lẻ LCL (Less-than Container Load) hoặc làm phiếu giao nhận container EIR (Equipment Interchange Receipt) đối với hàng nguyên container FCL (Full Container Load) để nhận hàng.
DDC (Destination Delivery Charge):
Là phí giao hàng tại cảng đến. Phí này được thu bởi hãng tàu để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng.
DEM (Demurrage):
là phí lưu container tại bãi của cảng. Phí này do hãng tàu thu và được tính dựa trên số ngày quá hạn của chủ hàng khi để container tại cảng.
Thông thường chủ hàng có một khoản thời gian được miễn phí (free time) demurrage theo quy định của hãng tàu đối với từng lô hàng, Nếu vượt quá thời hạn lưu container, hãng tàu sẽ thu phí phạt theo biểu phí được niêm yết.
DET (Detention):
Là Phí lưu container tại kho riêng của chủ hàng. Phí này tính trên số ngày quá hạn của chủ hàng khi lấy container mang về kho riêng đóng hàng (hàng xuất) hay dỡ hàng (hàng nhập) mà chưa trả container về bãi (depot) cho hãng tàu.
Thông thường chủ hàng có một khoản thời gian được miễn phí (free time) detention theo quy định của hãng tàu đối với từng lô hàng, Nếu vượt quá thời hạn lưu container, hãng tàu sẽ thu phí phạt theo biểu phí được niêm yết.
EBS (Emergency Bunker Surcharge):
Là phụ phí nhiên liệu khẩn cấp (EBS), là khoản phí được áp dụng khi giá nhiên liệu thực tế trên thị trường cao hơn so với dự đoán ban đầu của các hãng vận tải.
Phụ phí EBS thay đổi tùy theo giá nhiên liệu. Nó cũng có thể thay đổi tùy theo loại container và tuyến vận chuyển. Các hãng vận tải có thể chỉ triển khai EBS trên các tuyến vận chuyển nhất định, tùy theo tuyến nào bị ảnh hưởng nhiều nhất do chi phí nhiên liệu tăng.
Người gửi hàng thường biết trước phụ phí BAF là bao nhiêu vì nó được cập nhật hàng quý, nhưng phụ phí EBS thường xuất hiện vào phút cuối.
ENS (Entry Summary Declaration):
Là phí khai báo an ninh hàng hóa nhập khẩu vào các nước Châu Âu (EU). Hãng vận chuyển có trách nhiệm khai báo an toàn và bảo mật vào cho hệ thống ICS (Import Control System). ICS là một hệ thống điện tử được phát triển bởi Ủy ban Châu Âu (EC) và các Quốc gia Thành viên để lưu trữ và xử lý khai báo ENS, và để trao đổi thông điệp giữa các cơ quan hải quan quốc gia, giữa các nhà vận hành kinh tế với Ủy ban Châu Âu.
FAF (Fuel Adjustment Factor):
Là phụ phí nhiên liệu, là phần phí thả nổi trong các phí vận tải đường biển, đây là phụ phí dựa trên giá dầu. Phụ phí nhiên liệu FAF còn được dùng tương đương với thuật ngữ BAF (Bunker Adjustment Factor).
GRI (General Rate Increase):
Là phụ phí tăng giá chung mà tất cả các hãng vận tải biển có thể chọn áp dụng. Quy định của Hoa Kỳ yêu cầu các hãng tàu phải thông báo bất kỳ GRI nào trước ít nhất 30 ngày. Do đó, các hãng tàu vận chuyển hàng đến Hoa Kỳ có thường công bố GRI vào ngày 1 của một tháng nhất định, có hiệu lực vào ngày 1 của tháng tiếp theo.
GRI có thể thay đổi đáng kể giữa các tháng. GRI cũng có thể khác nhau giữa các hãng vận tải và các tuyến vận chuyển khác nhau.
Bạn có thể tham khảo các thông báo phụ phí tăng giá chung GRI của hãng tàu Hapag-Lloyd tại đây
Handling (Handling fee):
Là phí quản lý dùng để xử lý chứng từ vận chuyển, xuất nhập khẩu. Đây là một loại phí quan trọng trong logistics (hậu cần) do các công ty giao nhận (Forwarder) thiết lập để thu phí người gửi hàng (shipper) hoặc người nhận hàng (consignee) nhằm bù đắp chi phí xử lý lô hàng như khai báo hải quan, cấp B/L (Bill of Lading), D/O (Delivery Order) và các chứng từ liên quan khác.
ISF (Import Security Filing):
Là phí kê khai an ninh dành cho các nhà nhập khẩu tại Mỹ. Ngoài yêu cầu khai báo an ninh hàng hóa AMS, tháng 1-2010 hải quan Mỹ và cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) chính thức áp dụng thêm thủ tục kê khai an ninh ISF dành cho nhà nhập khẩu.
ISF còn được gọi là “10 + 2”, là hồ sơ theo yêu cầu của CBP để ghi lại thông tin và chi tiết nhập khẩu, khi các chuyến hàng đi từ điểm này đến điểm khác. Các nhà nhập khẩu không nộp ISF đúng cách trước khi vận chuyển hàng hóa của họ sẽ bị phạt (phạt 5.000 USD). ISF phải được truyền ít nhất 24 giờ trước khi chuyến hàng khởi hành đến Hoa Kỳ.
Lift-off:
Là phí hạ container từ xe vào bãi tập kết.
Lift-on:
Là phí nâng container từ bãi tập kết lên xe.
LSS (Low Sulfur Surcharge):
Là phụ phí giảm thải lưu huỳnh, các hãng tàu thu để phí này trang trải các chi phí liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp phù hợp với quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).
Ngoài tên gọi phổ biến là LSS (Low Sulphur Surcharge), còn có các tên gọi khác như: Phụ phí nhiên liệu xanh (Green Fuel Surcharge, viết tắt là GFS), Phụ phí khu vực kiểm soát khí thải (Emission Control Area Surcharge, viết tắt là ECA), Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp (Low Sulphur Fuel Surcharge, viết tắt là LSF) với các mức phí khác nhau.
O/F (Ocean Freight):
Là cước vận chuyển đường biển; là số tiền mà người thuê vận chuyển phải trả cho hãng tàu hoặc công ty giao nhận vận tải về công vận chuyển đưa hàng đến đích và sẵn sàng giao cho người nhận.
Cước vận chuyển được cấu thành bởi:
- Các loại phí cố định: Phí khấu hao, duy tu sửa chữa và bảo hiểm con tàu, lương bổng và bảo hiểm của thuyền viên, phí quản lý hành chính…
- Các loại phí biến đổi: Phí tiêu hao nhiên liệu và vật liệu, phí bốc dỡ làm hàng, cảng phí và thuế…
Để tra cước vận chuyển quốc tế được chào chi tiết bởi các công ty logistics trên thị trường, bạn hay truy cập vào Sàn giao dịch logistics quốc tế Phaata. Đây là Sàn vận tải quốc tế đầu tiên ở Việt Nam, giúp các chủ hàng có nhiều lựa chọn cước vân chuyển và công ty logistics nhất. .
PCS (Port Congestion Surcharge):
Là phụ phí tắc nghẽn cảng. Phụ phí này được các hãng vận tải áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, làm cho tàu bị chậm trễ thời gian do phải neo đậu và chờ được xếp dỡ hàng hóa, dẫn tới phát sinh các chi phí liên quan cho chủ tàu.
PSS (Peak Season Surcharge):
Là phụ phí mùa cao điểm. Phụ phí này được các hãng vận tải áp dụng trong thời điểm nhu cầu vận chyển hàng hóa tăng cao. PSS có thể được áp dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng phổ biến nhất được áp dụng vào mùa Giáng sinh, Ngày lễ tạ ơn và trước Tết Nguyên đán cho hàng hóa vận chuyển vào thị trường Mỹ và Châu Âu. Các hãng tàu công bố PSS là như là một khoản phí bổ sung trên giá cước cơ sở. Phụ phí PSS này có thể bị hủy bỏ hoặc giảm bớt ở mức thấp hơn và hoạt động tương tự như phụ phí tăng giá chung (GRI).
SCS (Suez Canal Surcharge):
Là phụ phí qua kênh đào Suez (Suez Canal). Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển đi qua kênh đào Suez. Đây là kênh giao thông nhân tạo nằm trên lãnh thổ Ai Cập, chạy theo hướng Bắc-Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa Trung Hải với Vịnh Suez, một nhánh của Biển Đỏ.
Storage charge
là phí lưu bãi của cảng. Phí này do cảng thu và được tính dựa trên trên số ngày quá hạn của chủ hàng khi để container tại cảng.
Thông thường chủ hàng có một khoản thời gian được miễn phí (free time) storage theo quy định của cảng đối với từng lô hàng, Nếu vượt quá thời hạn lưu bãi, cảng vụ sẽ thu phí phạt theo biểu phí được niêm yết.
Telex release fee:
Là phí điện giao hàng. Phí này áp dụng cho hàng xuất sử dụng B/L surrender và cho từng lô hàng.
Để thuận tiện cho việc nhận hàng của người nhập khẩu, người xuất khẩu yêu cầu được lấy surrender bill từ phía hãng tàu mà không cần bill gốc. Khi hàng đến cảng đích, hãng tàu/đại lí hãng tàu tại đầu xuất làm điện giao hàng (fax, email, thư điện tử, …) để thông báo cho hãng tàu/đại lí hãng tàu tại đầu nhập được phép giao hàng cho người nhập khẩu mà không yêu cầu người nhận hàng phải xuất trình bill gốc và thu phí điện giao hàng.
THC (Terminal Handling Charge):
Là phụ phí xếp dỡ mà chủ hàng phải chi cho hãng tàu về công việc tàu tiếp nhận và chất xếp container hàng xuống tàu tại cảng gửi (cảng bốc hàng) để chở đi hoặc về công việc tàu dỡ container hàng lên bờ tại cảng đích để giao trả cho người nhận hàng.
AFR (Advance Filing Rules):
Là phí khai báo an ninh cho hàng hóa nhập khẩu vào Nhật.
Amendment fee
Là phí chỉnh sửa vận đơn (Bill of Lading), được áp dụng cho các lô hàng xuất khẩu.
Sau khi chủ hàng (shipper) gửi thông tin hàng hóa vận chuyển – SI (Shipping Instruction) đến hãng tàu và đã được hãng tàu phát hành một bộ vận đơn. Nếu chủ hàng sau đó muốn chỉnh sửa thông tin trên vận đơn thì bị thu phí chỉnh sửa chứng từ này.
NGUỒN: Phaata