Áp dụng quản lí rủi ro đối với doanh nghiệp
Thông tin đơn vị gửi yêu cầu
Tên:
Công ty TNHH Chế Biến Gỗ Hợp Huy
Câu hỏi yêu cầu tư vấn – hỗ trợ
Lĩnh vực:
Chính sách xuất nhập khẩu, Khác
Tiêu đề:
Áp dụng quản lí rủi ro đối với doanh nghiệp
Câu hỏi:
Chúng tôi là công ty sản xuất xuất khẩu mặt hàng Ván ép. Tháng 1/2019 vừa rồi chúng tôi nhận được thông báo từ chi cục Hải quan rằng “tổng cục áp quản lí rủi ro cho mặt hàng ván ép”. Công ty tôi được phân luồng kiểm hóa 100% từ đầu tháng 1/2019 và tới thời điểm hiện tại là 26/2/2019 vẫn đang bị kiểm hóa. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của công ty. Vậy nên vui lòng trả lời giúp chúng tôi một số vấn đề sau:
1. Trường hợp bị áp quản lí rủi ro, có thời gian chuyển kiểm hóa nhất định cho từng doanh nghiệp hay không? (Một số doanh nghiệp chúng tôi quen biết thời gian kiểm chỉ khoảng 15 ngày…). Nếu có thì có công văn thông báo cho doanh nghiệp hay ko? Vì chúng tôi có thắc mắc với chi cục HQ nơi đăng kí tờ khai nhưng được báo là không có.
2. Việc áp quản lí rủi ro là lựa chọn ngẫu nhiên 1 số doanh nghiệp chuyển kiểm hay do chi cục lựa chọn, hay dùng phương pháp nào? vì nhiều doanh nghiệp khác chúng tôi biết thì ko gặp phải trường hợp này!
3. Tới thời điểm hiện tại công ty chúng tôi đã chuyển kiểm được một tháng rưỡi, và trong thời gian khoảng 2-3 tuần đầu hàng hóa đều ổn, ko có vấn đề gì. Vậy lí do vì sao lại kéo dài thời gian chuyển kiểm tới tận bây giờ?
Trên đây là những thắc mắc mà doanh nghiệp muốn được tư vấn.
Rất mong nhận được sự phản hồi sớm nhất từ phía Tổng cục Hải quan.
Xin chân thành cảm ơn!
Nội dung tư vấn – hỗ trợ – trả lời
Đơn vị phụ trách:
Khác
Văn bản liên quan:
- 54/2014/QH13
- 08/2015/NĐ-CP
- 38/2015/TT-BTC
Nội dung trả lời:
Trả lời câu hỏi của Công ty, Bộ phận tư vấn của Ban Biên tập có ý kiến trao đổi như sau:
Cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan theo Khoản 2 Điều 16 và Điều 17 Luật Hải quan 2014. Việc đánh giá rủi ro, phân luồng kiểm tra đối với các lô hàng xuất nhập khẩu của công ty được thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Điều 8 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
NGUỒN: TỔNG CỤC HẢI QUAN
Tên: | Công ty TNHH Chế Biến Gỗ Hợp Huy |
Lĩnh vực: | Chính sách xuất nhập khẩu, Khác |
Tiêu đề: | Áp dụng quản lí rủi ro đối với doanh nghiệp |
Câu hỏi: | Chúng tôi là công ty sản xuất xuất khẩu mặt hàng Ván ép. Tháng 1/2019 vừa rồi chúng tôi nhận được thông báo từ chi cục Hải quan rằng “tổng cục áp quản lí rủi ro cho mặt hàng ván ép”. Công ty tôi được phân luồng kiểm hóa 100% từ đầu tháng 1/2019 và tới thời điểm hiện tại là 26/2/2019 vẫn đang bị kiểm hóa. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của công ty. Vậy nên vui lòng trả lời giúp chúng tôi một số vấn đề sau: 1. Trường hợp bị áp quản lí rủi ro, có thời gian chuyển kiểm hóa nhất định cho từng doanh nghiệp hay không? (Một số doanh nghiệp chúng tôi quen biết thời gian kiểm chỉ khoảng 15 ngày…). Nếu có thì có công văn thông báo cho doanh nghiệp hay ko? Vì chúng tôi có thắc mắc với chi cục HQ nơi đăng kí tờ khai nhưng được báo là không có. 2. Việc áp quản lí rủi ro là lựa chọn ngẫu nhiên 1 số doanh nghiệp chuyển kiểm hay do chi cục lựa chọn, hay dùng phương pháp nào? vì nhiều doanh nghiệp khác chúng tôi biết thì ko gặp phải trường hợp này! 3. Tới thời điểm hiện tại công ty chúng tôi đã chuyển kiểm được một tháng rưỡi, và trong thời gian khoảng 2-3 tuần đầu hàng hóa đều ổn, ko có vấn đề gì. Vậy lí do vì sao lại kéo dài thời gian chuyển kiểm tới tận bây giờ? Trên đây là những thắc mắc mà doanh nghiệp muốn được tư vấn. |
Đơn vị phụ trách: | Khác |
Văn bản liên quan: |
|
Nội dung trả lời: |
Trả lời câu hỏi của Công ty, Bộ phận tư vấn của Ban Biên tập có ý kiến trao đổi như sau:
Cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan theo Khoản 2 Điều 16 và Điều 17 Luật Hải quan 2014. Việc đánh giá rủi ro, phân luồng kiểm tra đối với các lô hàng xuất nhập khẩu của công ty được thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Điều 8 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
NGUỒN: TỔNG CỤC HẢI QUAN