Thuế nhập khẩu cho dịch vụ bảo hành
Câu hỏi:
Cty nhập khẩu thiết bị hội nghị truyền hình (thuế NK 0%) kèm dịch vụ bảo hành 1 năm cho mỗi loại sản phẩm. Trị giá thiết bị và trị giá dịch vụ bảo hành tách riêng. Vậy xin quý cơ quan tư vấn giúp khi thực hiện khai báo hải quan chúng tôi có bị tính thuế Nk & VAT cho dịch vụ bảo hành không? Cách tính thuế như thế nào? Chúng tôi phải cộng phí dịch vụ vào phí thiết bị để khai báo và chịu thuế không?
Ngày gửi: 22/12/2016 – Trả lời: 26/12/2016
Tên doanh nghiệp: UCBI
Địa chỉ: 408 Dien Bien Phu, Q10 – Email : ainhale@gmail.com
1. Về khai báo trị giá
– Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 5. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
1. Nguyên tắc: Trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác định theo các phương pháp quy định tại khoản 2 Điều này”….
– Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 6. Phương pháp trị giá giao dịch
1. Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá nhập khẩu sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này.
2. Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu. Bao gồm các khoản sau đây:
a) Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại;
b) Các khoản điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này;
c) Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại, bao gồm:
c.1) Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận tải, bảo hiểm hàng hóa;
c.2) Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán (ví dụ như: khoản tiền mà người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách cấn trừ nợ)”….
– Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 15. Các khoản điều chỉnh trừ
1. Chỉ được điều chỉnh trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ hợp pháp liên quan và có sẵn tại thời điểm xác định trị giá;
b) Đã được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;
c) Phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam.
2. Các khoản điều chỉnh trừ:
a) Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa bao gồm các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự”;
Như vậy, nếu chi phí bảo hành sản phẩm thoả mãn các điều kiện giảm trừ theo quy định trên thì được xem xét không cộng vào trị giá thiết bị nhập khẩu để khai báo.
2. Thuế nhập khẩu và thuế GTGT đối với dịch vụ bảo hành trong trường hợp chi phí bảo hành đủ điều kiện không cộng vào trị giá hàng hóa nhập khẩu.
2.1. Thuế nhập khẩu:
Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/04/2016 của Quốc hội quy định:
“Điều 2. Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối”.
Theo quy định trên, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chỉ áp dụng cho hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ. Do đó, công ty không phải kê khai nộp thuế nhập khẩu cho dịch vụ bảo hành nếu thoả các điều kiện và được xác định là khoản giảm trừ trong trị giá hải quan.
2.2. Thuế GTGT:
– Căn cứ khoản 2 điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ tài chính quy định:
“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
…2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, khi công ty mua dịch vụ bảo hành của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT nếu thoả các điều kiện và được xác định là khoản giảm trừ trong trị giá hải quan.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI
Câu hỏi:
Cty nhập khẩu thiết bị hội nghị truyền hình (thuế NK 0%) kèm dịch vụ bảo hành 1 năm cho mỗi loại sản phẩm. Trị giá thiết bị và trị giá dịch vụ bảo hành tách riêng. Vậy xin quý cơ quan tư vấn giúp khi thực hiện khai báo hải quan chúng tôi có bị tính thuế Nk & VAT cho dịch vụ bảo hành không? Cách tính thuế như thế nào? Chúng tôi phải cộng phí dịch vụ vào phí thiết bị để khai báo và chịu thuế không?
Ngày gửi: 22/12/2016 – Trả lời: 26/12/2016
Tên doanh nghiệp: UCBI
Địa chỉ: 408 Dien Bien Phu, Q10 – Email : ainhale@gmail.com
1. Về khai báo trị giá
– Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 5. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
1. Nguyên tắc: Trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác định theo các phương pháp quy định tại khoản 2 Điều này”….
– Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 6. Phương pháp trị giá giao dịch
1. Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá nhập khẩu sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này.
2. Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu. Bao gồm các khoản sau đây:
a) Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại;
b) Các khoản điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này;
c) Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại, bao gồm:
c.1) Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận tải, bảo hiểm hàng hóa;
c.2) Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán (ví dụ như: khoản tiền mà người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách cấn trừ nợ)”….
– Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 15. Các khoản điều chỉnh trừ
1. Chỉ được điều chỉnh trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ hợp pháp liên quan và có sẵn tại thời điểm xác định trị giá;
b) Đã được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;
c) Phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam.
2. Các khoản điều chỉnh trừ:
a) Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa bao gồm các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự”;
Như vậy, nếu chi phí bảo hành sản phẩm thoả mãn các điều kiện giảm trừ theo quy định trên thì được xem xét không cộng vào trị giá thiết bị nhập khẩu để khai báo.
2. Thuế nhập khẩu và thuế GTGT đối với dịch vụ bảo hành trong trường hợp chi phí bảo hành đủ điều kiện không cộng vào trị giá hàng hóa nhập khẩu.
2.1. Thuế nhập khẩu:
Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/04/2016 của Quốc hội quy định:
“Điều 2. Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối”.
Theo quy định trên, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chỉ áp dụng cho hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ. Do đó, công ty không phải kê khai nộp thuế nhập khẩu cho dịch vụ bảo hành nếu thoả các điều kiện và được xác định là khoản giảm trừ trong trị giá hải quan.
2.2. Thuế GTGT:
– Căn cứ khoản 2 điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ tài chính quy định:
“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
…2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, khi công ty mua dịch vụ bảo hành của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT nếu thoả các điều kiện và được xác định là khoản giảm trừ trong trị giá hải quan.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI