Nhập khẩu keo dán dùng trong công nghiệp
Câu hỏi: 18076:
Công ty em có khách hàng A là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài-loại hình chế xuất có nhập khẩu mặt hàng keo dán dùng trong công nghiệp từ kho ngoại quan Biên Hòa, Tên tiếng anh: Anabolic sealant, thành phần gồm có: Acrylate oligomer 10-15%, acrylate monomer: 75-85%, photopolymerization initiation: 5-10%, Toluene <1%. Công ty có phải xin giấy pháp nhập khẩu tiền chất căn cứ theo phụ lục 2 Thông tư số 42/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 không?
Ngày gửi: 18/11/2016 – Trả lời: 24/11/2016
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN NCCL
Địa chỉ: 60 XUÂN HỒNG, P.8, QUẬN TÂN BÌNH, – Email : khanh.smith@gmail.com
– Căn cứ Điều 9 Thông tư 42/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công thương quy định:
“Điều 9. Xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp thực hiện các quy định tại Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và các quy định tại Thông tư này.
2. Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.
3. Tổ chức, cá nhân trong Khu chế xuất khi nhập khẩu tiền chất từ các doanh nghiệp nội địa phải có Giấy phép của Bộ Công Thương. Tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu tiền chất từ nội địa vào Khu chế xuất không phải xin Giấy phép của Bộ Công Thương.
Công ty có thể đối chiếu tên thương mại, công thức hoá học và mã HS với Danh mục tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 42/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công thương để xác định mặt hàng nhập khẩu của công ty có phải là tiền chất hay không do chưa có đủ thông tin cần thiết.
– Để xác định chính xác tên gọi, thành phần cấu tạo và mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Việc xử lý chính sách mặt hàng sẽ dựa trên cơ sở giám định của Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan (nay là Cục Kiểm định các khu vực).
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI
Câu hỏi: 18076:
Công ty em có khách hàng A là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài-loại hình chế xuất có nhập khẩu mặt hàng keo dán dùng trong công nghiệp từ kho ngoại quan Biên Hòa, Tên tiếng anh: Anabolic sealant, thành phần gồm có: Acrylate oligomer 10-15%, acrylate monomer: 75-85%, photopolymerization initiation: 5-10%, Toluene <1%. Công ty có phải xin giấy pháp nhập khẩu tiền chất căn cứ theo phụ lục 2 Thông tư số 42/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 không?
Ngày gửi: 18/11/2016 – Trả lời: 24/11/2016
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN NCCL
Địa chỉ: 60 XUÂN HỒNG, P.8, QUẬN TÂN BÌNH, – Email : khanh.smith@gmail.com
– Căn cứ Điều 9 Thông tư 42/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công thương quy định:
“Điều 9. Xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp thực hiện các quy định tại Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và các quy định tại Thông tư này.
2. Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.
3. Tổ chức, cá nhân trong Khu chế xuất khi nhập khẩu tiền chất từ các doanh nghiệp nội địa phải có Giấy phép của Bộ Công Thương. Tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu tiền chất từ nội địa vào Khu chế xuất không phải xin Giấy phép của Bộ Công Thương.
Công ty có thể đối chiếu tên thương mại, công thức hoá học và mã HS với Danh mục tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 42/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công thương để xác định mặt hàng nhập khẩu của công ty có phải là tiền chất hay không do chưa có đủ thông tin cần thiết.
– Để xác định chính xác tên gọi, thành phần cấu tạo và mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Việc xử lý chính sách mặt hàng sẽ dựa trên cơ sở giám định của Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan (nay là Cục Kiểm định các khu vực).
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI