HOÀN THUẾ GTGT NHẬP KHẨU CỦA DN SX XUẤT KHẨU 100%

Thông tin đơn vị gửi yêu cầu
Tên Goodsmooth
Câu hỏi yêu cầu tư vấn – hỗ trợ
Lĩnh vực Thuế GTGT
Tiêu đề Hoàn thuế gtgt nhập khẩu của DN SX xuất khẩu 100%
Câu hỏi doanh nghiệp nhập khẩu NVL để sản xuất xuất khẩu 100% và nhập theo loại hình A12, xuất B11, bây giờ cty xin hoàn thuế xuất khẩu thì được cơ quan thuế thông báo là nếu DN nhập khẩu theo loại hình A12 chỉ dùng SX trong nước. Như trường hợp cty chúng tôi đang xuất khẩu 100% thì đầu khâu nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế => thành ra cty chúng tôi nộp thừa thuế vat NK. Nên cơ quan thuế không hoàn thuế cho cty chúng tôi, mà yêu cầu cty gửi hồ sơ sang cơ quan hải quan để hoàn, vậy cho tôi hỏi trường hợp này cty chúng tôi có thể gộp chung số thuế gtgt tại khâu nhập khẩu để hoàn theo số thuế gtgt của các hoá đơn mua trong nước theo tờ khai thuế VAT, diện hoàn xuất khẩu được không ạ.

Vướng mắc nêu trên, Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai có ý kiến trao đổi như sau:

-Căn cứ khoản 20 Điều 5 Luật thuế GTGT có quy định:“nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

-Căn cứ khoản 64 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (có hiệu lực từ ngày 5/6/2018) có sửa đổi Điều 131 Thông tư số 38/2015/TT-BTC như sau:

“Điều 131. Thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa

1. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định là nộp thừa theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012; điểm a khoản 1 Điều 29 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP”.

“3. Trách nhiệm của cơ quan hải quan

Cơ quan hải quan nơi phát sinh khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thực hiện kiểm tra thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện từ, nếu xác định kê khai của người nộp thuế là chính xác thì phản hồi thông tin về việc hồ sơ kê khai đã được chấp nhận cho người nộp thuế. Trường hợp xác định kê khai của người nộp thuế chưa chính xác, cơ quan hải quan phản hồi thông tin từ chối tiếp nhận hồ sơ thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Trường hợp hồ sơ giấy cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu nội dung đề nghị của người nộp thuế với các quy định của pháp luật về quản lý thuế nếu xác định không đủ điều kiện hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, cơ quan hải quan thông báo theo mẫu số 12/TBKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư trong thời hạn 08 giờ làm việc.

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn hợp lệ của người nộp thuế đề nghị hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, cơ quan hải quan ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo mẫu số 09/QĐHT/TXNK Phụ lục VI và thông báo cho người nộp thuế. Trường hợp không đủ điều kiện hoàn thuế thực hiện thông báo theo mẫu số 12/TBKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.

4. Việc xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn thực hiện theo quy định tại Điều 132 Thông tư này. Số tiền thuế giá trị gia tăng nộp thừa được xử lý đồng thời với thuế nhập khẩu (nếu có)”.

– Căn cứ quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/05/2021 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng mã loại hình như sau:

+ A12:     Nhập kinh doanh sản xuất. Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư):

a) Nhập khẩu từ nước ngoài;

b) Nhập khẩu từ khu phi thuế quan, DNCX;

c) Nhập khẩu tại chỗ (trừ GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan);

d) Nhập khẩu hàng hóa theo hình thức thuê mua tài chính.

+ B11: Xuất kinh doanh. Sử dụng trong trường hợp:

a) Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả DNCX) thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước

+ E31: Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu. Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu từ các nguồn:

a) Từ nước ngoài;

b) Từ khu phi thuế quan, DNCX;

c) Nhập tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

d) Nhập khẩu hàng hóa để cung ứng cho tàu bay của hãng hàng không Việt Nam xuất cảnh

+ E62: Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu. Sử dụng trong trường hợp:

a) Xuất sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu nhập khẩu ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan (bao gồm trường hợp xuất cho thương nhân nước ngoài và được chỉ định giao hàng tại Việt Nam)

b) Xuất khẩu suất ăn cho tàu bay của hãng hàng không Việt Nam

-Căn cứ Điều 70 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định:

Điều 70. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và xuất khẩu sản phẩm

1. Hồ sơ hải quan, thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. Trường hợp tổ chức, cá nhân khác gia công một phần công đoạn trong quá trình sản xuất thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất xuất khẩu có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công lại và trước khi giao nguyên liệu, vật tư cho đối tác nhận gia công lại phải lưu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận nguyên liệu, vật tư, sản phẩm theo quy định tại Điều 62 Thông tư này.

2. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm

a) Sản phẩm xuất khẩu được quản lý theo loại hình SXXK gồm:

a.1) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK;

a.2) Sản phẩm được sản xuất do sự kết hợp từ các nguồn sau:

a.2.1) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK;

a.2.2) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu kinh doanh;

a.2.3) Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước.

a.3) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh;

Đối chiếu với các quy định trên, được hiểu như sau:

Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài (thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại khoản 20 Điều 5 Luật thuế GTGT) đã nộp thuế GTGT tại khâu nhập khẩu thì số thuế GTGT đã nộp được xác định là số thuế nộp thừa và cơ quan hải quan thực hiện hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 64 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT- BTC.

Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu không theo hợp đồng gia công ký kết với bên nước ngoài (không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại khoản 20 Điều 5 Luật thuế GTGT), khi nhập khẩu doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế GTGT theo quy định, khi xuất khẩu thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% và cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định.

Nội dung trên cũng được thể hiện tại công văn số 12247/BTC-CST ngày 05/10/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn v/v hoàn thuế GTGT nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, qui định:

Đề nghị Công ty tham khảo nội dung các quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI

0913575247 Mr Đức ducnvtk4@gmail.com