CHÚ TRỌNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ
Để triển khai Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024, Tổng cục Hải quan đề ra 6 nhóm giải pháp trọng tâm, trong đó có giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Hoạt động nghiệp vụ tại Cục Hải quan Quảng Ninh. Ảnh: Thái Bình.
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho cán bộ, công chức hải quan ở tất cả các cấp, các lĩnh vực một cách rộng rãi, qua nhiều kênh khác nhau, khuyến khích việc tăng cường tương tác giữa cán bộ, công chức hải quan tương tác với người dân, doanh nghiệp sử dụng công nghệ số.
Đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp có sử dụng hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua thư điện tử, ứng dụng di động trực tuyến đến người dùng.
Thứ hai, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ của cách mạng Công nghiệp lần thứ tư phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước về hải quan.
Chủ động nghiên cứu các công nghệ của cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và từng bước ứng dụng trong công tác quản lý nhà nước về hải quan như: Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Bigdata), Điện toán đám mây (Cloud computing) và Trí tuệ nhân tạo (AI)…
Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức, trường đại học, các trung tâm nghiên cứu công nghệ của cách mạng Công nghiệp lần thứ tư trong quản lý nhà nước về hải quan.
Thứ ba, đảm bảo nguồn lực triển khai chuyển đổi số, cụ thể tăng cường gắn kết, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có chuyên môn về công nghệ thông tin, an toàn thông tin.
Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin tập trung vào các đối tượng là lãnh đạo quản lý công nghệ thông tin, cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin có trình độ chuyên môn sâu trên các lĩnh vực phân tích thiết kế, phát triển và duy trì đảm bảo hệ thống và công chức trực tiếp sử dụng hệ thống thông qua triển khai các hệ thống ứng dụng.
Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục hoàn thiện quy trình tuyển dụng, phát hiện, đào tạo, quy hoạch và bổ nhiệm, bố trí cán bộ để khắc phục việc thiếu công chức chuyên trách công nghệ thông tin trình độ cao.
Bố trí công chức chuyên trách công nghệ thông tin gắn với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, dựa trên các tiêu chuẩn về chuyên môn, trình độ của cán bộ; nghiên cứu, đề xuất trình cấp có thẩm quyền ban hành chế độ đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ làm công tác chuyển đổi số.
Thứ tư, thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh hợp tác, học tập kinh nghiệm của Hải quan các nước tiên tiến nhằm đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp công nghệ trong xây dựng và triển khai các hệ thống công nghệ thông tin hải quan.
Thứ năm, các giải pháp tài chính nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật nguồn vốn ngân sách nhà nước trong công tác chuyển đổi số; tranh thủ sự hỗ trợ, viện trợ của các nước, các tổ chức quốc tế, các đối tác trong và ngoài nước trong quá trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin; huy động các nguồn lực để triển khai các đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin với quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin là nền tảng để thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030.
Thứ sáu, các giải pháp tổ chức thực hiện, chỉ đạo, điều hành và quản lý việc tổ chức triển khai kế hoạch chuyển đổi số cũng được áp dụng nhằm triển khai theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt.
Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức có liên quan để thực hiện hiệu quả triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hải quan; thường xuyên, định kỳ kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai chuyển đổi số và những vấn đề còn tồn tại để có các giải pháp điều chỉnh kịp thời…
HẢI QUAN ONLINE
Để triển khai Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024, Tổng cục Hải quan đề ra 6 nhóm giải pháp trọng tâm, trong đó có giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Hoạt động nghiệp vụ tại Cục Hải quan Quảng Ninh. Ảnh: Thái Bình. |
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho cán bộ, công chức hải quan ở tất cả các cấp, các lĩnh vực một cách rộng rãi, qua nhiều kênh khác nhau, khuyến khích việc tăng cường tương tác giữa cán bộ, công chức hải quan tương tác với người dân, doanh nghiệp sử dụng công nghệ số.
Đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp có sử dụng hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua thư điện tử, ứng dụng di động trực tuyến đến người dùng.
Thứ hai, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ của cách mạng Công nghiệp lần thứ tư phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước về hải quan.
Chủ động nghiên cứu các công nghệ của cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và từng bước ứng dụng trong công tác quản lý nhà nước về hải quan như: Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Bigdata), Điện toán đám mây (Cloud computing) và Trí tuệ nhân tạo (AI)…
Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức, trường đại học, các trung tâm nghiên cứu công nghệ của cách mạng Công nghiệp lần thứ tư trong quản lý nhà nước về hải quan.
Thứ ba, đảm bảo nguồn lực triển khai chuyển đổi số, cụ thể tăng cường gắn kết, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có chuyên môn về công nghệ thông tin, an toàn thông tin.
Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin tập trung vào các đối tượng là lãnh đạo quản lý công nghệ thông tin, cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin có trình độ chuyên môn sâu trên các lĩnh vực phân tích thiết kế, phát triển và duy trì đảm bảo hệ thống và công chức trực tiếp sử dụng hệ thống thông qua triển khai các hệ thống ứng dụng.
Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục hoàn thiện quy trình tuyển dụng, phát hiện, đào tạo, quy hoạch và bổ nhiệm, bố trí cán bộ để khắc phục việc thiếu công chức chuyên trách công nghệ thông tin trình độ cao.
Bố trí công chức chuyên trách công nghệ thông tin gắn với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, dựa trên các tiêu chuẩn về chuyên môn, trình độ của cán bộ; nghiên cứu, đề xuất trình cấp có thẩm quyền ban hành chế độ đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ làm công tác chuyển đổi số.
Thứ tư, thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh hợp tác, học tập kinh nghiệm của Hải quan các nước tiên tiến nhằm đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp công nghệ trong xây dựng và triển khai các hệ thống công nghệ thông tin hải quan.
Thứ năm, các giải pháp tài chính nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật nguồn vốn ngân sách nhà nước trong công tác chuyển đổi số; tranh thủ sự hỗ trợ, viện trợ của các nước, các tổ chức quốc tế, các đối tác trong và ngoài nước trong quá trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin; huy động các nguồn lực để triển khai các đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin với quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin là nền tảng để thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030.
Thứ sáu, các giải pháp tổ chức thực hiện, chỉ đạo, điều hành và quản lý việc tổ chức triển khai kế hoạch chuyển đổi số cũng được áp dụng nhằm triển khai theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt.
Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức có liên quan để thực hiện hiệu quả triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hải quan; thường xuyên, định kỳ kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai chuyển đổi số và những vấn đề còn tồn tại để có các giải pháp điều chỉnh kịp thời…
HẢI QUAN ONLINE