QUYẾT LIỆT CÁC GIẢI PHÁP THU NGÂN SÁCH
Trước thực tế số thu ngân sách qua hàng hoá XNK giảm trong thời gian qua, ngành Hải quan đã thực hiện nhiều giải pháp vừa hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vừa bảo đảm chống thất thu ngân sách nhà nước (NSNN).
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh, Cục Hải quan Cao Bằng. Ảnh: T.Bình
Giảm mạnh ở 4 nhóm hàng chính
Tính đến ngày 31/10, hầu hết các đơn vị chiếm số thu lớn đều giảm. Thống kê cho thấy, số thu của 10 cục hải quan tỉnh, thành phố đạt 264.081 tỷ đồng, bằng 70,92% dự toán được giao, giảm 15,17% so với cùng kỳ năm 2022. Điển hình như, Cục Hải quan Đồng Nai giảm 22,96%; Cục Hải quan Thanh Hóa giảm 22,85%; Cục Hải quan Bình Dương giảm 20,32%; Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 19,07%; Cục Hải quan Hải Phòng giảm 18,38%. Trong 10 đơn vị chiếm số thu lớn, riêng chỉ có Cục Hải quan Quảng Ninh tăng 11,41% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch XNK 10 tháng đầu năm ước đạt 557,95 tỷ USD, giảm 9,6% tương ứng giảm 59,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, XK ước đạt 291,28 tỷ USD, giảm 7,1% tương ứng giảm 22,22 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, NK ước đạt 266,67 tỷ USD, giảm 12,3% tương ứng giảm 37,27 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, cán cân thương mại ước tính xuất siêu 24,6 tỷ USD.
Tổng kim ngạch XNK 10 tháng giảm đã tác động lớn đến công tác thu NSNN của ngành Hải quan. Tính đến ngày 6/11, toàn ngành Hải quan thu nộp NSNN đạt 306.457 tỷ đồng, chỉ bằng 72,1% dự toán, giảm 17,3% với cùng kỳ năm 2022.
Nguyên nhân giảm thu, theo Cục Thuế XNK, là do tổng trị giá XNK chịu thuế của cả nước trong 10 tháng đầu năm giảm 15,9% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, kim ngạch XK chịu thuế đạt 5,9 tỷ USD, giảm 22,5% và kim ngạch NK chịu thuế đạt 101,6 tỷ USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo Cục Thuế XNK, nguyên nhân chính vẫn là một số nhóm hàng có kim ngạch NK có thuế giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Điển hình, nhóm các mặt hàng NK nguyên liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng NK phục vụ sản xuất như: than, hóa chất và sản phẩm hóa chất, chất dẻo, sắt thép, nguyên phụ liệu dệt may, linh kiện điện tử, linh kiện ô tô… đạt trị giá 57,7 tỷ USD, chiếm 56,8% tổng kim ngạch NK có thuế, giảm 18,8%, làm giảm thu ngân sách khoảng 32.800 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022.
Nhóm hàng thứ 2 tác động đến số thu là nhóm xăng dầu NK đạt 7,1 triệu tấn, trị giá đạt 5,9 tỷ USD, mặc dù tăng cả về lượng và trị giá nhưng vẫn làm giảm thu khoảng 765 tỷ đồng so với cùng kỳ. Lý giải về điều này, đại diện Cục Thuế XNK cho biết, do tác động ưu đãi về thuế suất NK xăng từ thị trường ASEAN là 5%, dầu DO và dầu FO là 0%. Trong khi đó, các DN chủ yếu NK từ ASEAN thay vì NK từ Hàn Quốc với mức thuế suất xăng là 8% đã tác động mạnh làm giảm thu.
Nhóm dầu thô NK trong 10 tháng đạt 9 triệu tấn, trị giá 5,7 tỷ USD, tăng 11,6% về lượng nhưng giảm 10% về trị giá, nguyên nhân được cho là giá dầu thô giảm 19,4% so với năm 2022 đã dẫn đến làm giảm thu khoảng 1.700 tỷ đồng.
Nhóm mặt hàng ô tô nguyên chiếc NK cũng phản ánh thực trạng này, thống kê cho thấy, 10 tháng đầu năm lượng ô tô nguyên chiếc NK đạt 103.270 chiếc, trị giá 2,4 tỷ USD, giảm 19,7% về lượng và giảm 17,1% về trị giá, làm giảm thu khoảng 150 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022.
Tăng cường tạo thuận lợi thương mại, chống thất thu
Trước bối cảnh đó, để hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN ở mức cao nhất, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị theo dõi sát tình hình thu, các tác động ảnh hưởng đến thu ngân sách như việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do, sự biến động của giá dầu, sự biến động của kim ngạch XNK có thuế, các khó khăn, vướng mắc về chính sách thuế, các cam kết hội nhập quốc tế, kịp thời đề xuất, báo cáo lãnh đạo Tổng cục.
Ghi nhận tại Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, đơn vị đã đề ra nhiều giải pháp như: tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện thủ tục hải quan, quản lý thuế, kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan; đẩy mạnh các biện pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát, phòng chống ma túy trong tất cả các khâu, các tuyến, các địa bàn.
Đồng thời, tập trung nguồn lực triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tạo thuận lợi thương mại và chống thất thu ngân sách; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, điều hành và phương thức làm việc bám sát các mục tiêu của chuyển đổi số nhằm góp phần đảm bảo hoàn thành dự toán thu ở mức cao nhất.
Cùng với các giải pháp thu ngân sách, ngành Hải quan cũng đã thực hiện các chính sách hỗ trợ, đồng hành với DN trong bối cảnh DN đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Như tại Cục Hải quan Hà Nội, các chi cục đã có nhiều giải pháp để đồng hành cùng DN vượt qua khó khăn, góp phần cải thiện tình hình thu NSNN. Theo đó, các chi cục đã quán triệt, tổ chức thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát và quản lý thuế đối với hàng hóa XNK đảm bảo đúng quy định và tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động XNK. Đồng thời, kiểm soát và nắm chắc các nguồn thu theo từng ngày, tuần, tháng, quý, so sánh cùng kỳ để đánh giá kết quả, tìm ra các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp kịp thời để hoàn thành nhiệm vụ thu; làm việc trực tiếp và thường xuyên trao đổi với lãnh đạo các DN có số thu lớn trên địa bàn quản lý để bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dự kiến số thu và tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc của DN… Đặc biệt, lãnh đạo chi cục đã chỉ đạo sát sao đến từng tổ, đội trong việc tạo điều kiện tốt nhất cho công tác XNK giảm thời gian thông quan, thực hiện thủ tục hải quan trên tinh thần “làm hết việc chứ không hết giờ”.
Song song đó, tập trung đối thoại với DN từ cấp cục đến các chi cục và thực hiện đầu năm, sau đó dành thời gian đến với làm việc trực tiếp với các DN lớn, có quy mô ảnh hưởng đến hoạt động XNK, cũng như số thu ngân sách trên địa bàn để kịp thời nắm bắt tình hình DN, tháo gỡ vướng mắc nếu có.
Theo ông Nguyễn Hồng Linh, Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn, với phương châm đồng hành, chia sẻ khó khăn với DN, Hải quan Lạng Sơn luôn coi DN là đối tác hợp tác. Bên cạnh tổ chức hội nghị đối thoại để tiếp nhận ý kiến tập trung từ phía DN, Hải quan Lạng Sơn duy trì thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết phản ánh, kiến nghị từ cộng đồng DN qua các kênh thông tin như: hòm thư góp ý, website, số điện thoại đường dây nóng, trực tiếp tại các địa điểm làm thủ tục hải quan… để kịp thời tiếp nhận, giải quyết vướng mắc của DN. Cùng với đó, từng bước hoàn thiện phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra đối với hàng hóa NK theo hướng giảm dần số lượng hàng hóa phải kiểm tra thực tế, đồng thời, tiếp tục tập trung thực hiện giải pháp tạo thuận lợi trong thông quan
T.Bình
NGUỒN: HAIQUANONLINE
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh, Cục Hải quan Cao Bằng. Ảnh: T.Bình |
Giảm mạnh ở 4 nhóm hàng chính
Tính đến ngày 31/10, hầu hết các đơn vị chiếm số thu lớn đều giảm. Thống kê cho thấy, số thu của 10 cục hải quan tỉnh, thành phố đạt 264.081 tỷ đồng, bằng 70,92% dự toán được giao, giảm 15,17% so với cùng kỳ năm 2022. Điển hình như, Cục Hải quan Đồng Nai giảm 22,96%; Cục Hải quan Thanh Hóa giảm 22,85%; Cục Hải quan Bình Dương giảm 20,32%; Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 19,07%; Cục Hải quan Hải Phòng giảm 18,38%. Trong 10 đơn vị chiếm số thu lớn, riêng chỉ có Cục Hải quan Quảng Ninh tăng 11,41% so với cùng kỳ năm 2022. |
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch XNK 10 tháng đầu năm ước đạt 557,95 tỷ USD, giảm 9,6% tương ứng giảm 59,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, XK ước đạt 291,28 tỷ USD, giảm 7,1% tương ứng giảm 22,22 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, NK ước đạt 266,67 tỷ USD, giảm 12,3% tương ứng giảm 37,27 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, cán cân thương mại ước tính xuất siêu 24,6 tỷ USD.
Tổng kim ngạch XNK 10 tháng giảm đã tác động lớn đến công tác thu NSNN của ngành Hải quan. Tính đến ngày 6/11, toàn ngành Hải quan thu nộp NSNN đạt 306.457 tỷ đồng, chỉ bằng 72,1% dự toán, giảm 17,3% với cùng kỳ năm 2022.
Nguyên nhân giảm thu, theo Cục Thuế XNK, là do tổng trị giá XNK chịu thuế của cả nước trong 10 tháng đầu năm giảm 15,9% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, kim ngạch XK chịu thuế đạt 5,9 tỷ USD, giảm 22,5% và kim ngạch NK chịu thuế đạt 101,6 tỷ USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo Cục Thuế XNK, nguyên nhân chính vẫn là một số nhóm hàng có kim ngạch NK có thuế giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Điển hình, nhóm các mặt hàng NK nguyên liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng NK phục vụ sản xuất như: than, hóa chất và sản phẩm hóa chất, chất dẻo, sắt thép, nguyên phụ liệu dệt may, linh kiện điện tử, linh kiện ô tô… đạt trị giá 57,7 tỷ USD, chiếm 56,8% tổng kim ngạch NK có thuế, giảm 18,8%, làm giảm thu ngân sách khoảng 32.800 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022.
Nhóm hàng thứ 2 tác động đến số thu là nhóm xăng dầu NK đạt 7,1 triệu tấn, trị giá đạt 5,9 tỷ USD, mặc dù tăng cả về lượng và trị giá nhưng vẫn làm giảm thu khoảng 765 tỷ đồng so với cùng kỳ. Lý giải về điều này, đại diện Cục Thuế XNK cho biết, do tác động ưu đãi về thuế suất NK xăng từ thị trường ASEAN là 5%, dầu DO và dầu FO là 0%. Trong khi đó, các DN chủ yếu NK từ ASEAN thay vì NK từ Hàn Quốc với mức thuế suất xăng là 8% đã tác động mạnh làm giảm thu.
Nhóm dầu thô NK trong 10 tháng đạt 9 triệu tấn, trị giá 5,7 tỷ USD, tăng 11,6% về lượng nhưng giảm 10% về trị giá, nguyên nhân được cho là giá dầu thô giảm 19,4% so với năm 2022 đã dẫn đến làm giảm thu khoảng 1.700 tỷ đồng.
Nhóm mặt hàng ô tô nguyên chiếc NK cũng phản ánh thực trạng này, thống kê cho thấy, 10 tháng đầu năm lượng ô tô nguyên chiếc NK đạt 103.270 chiếc, trị giá 2,4 tỷ USD, giảm 19,7% về lượng và giảm 17,1% về trị giá, làm giảm thu khoảng 150 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022.
Tăng cường tạo thuận lợi thương mại, chống thất thu
Trước bối cảnh đó, để hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN ở mức cao nhất, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị theo dõi sát tình hình thu, các tác động ảnh hưởng đến thu ngân sách như việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do, sự biến động của giá dầu, sự biến động của kim ngạch XNK có thuế, các khó khăn, vướng mắc về chính sách thuế, các cam kết hội nhập quốc tế, kịp thời đề xuất, báo cáo lãnh đạo Tổng cục.
Ghi nhận tại Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, đơn vị đã đề ra nhiều giải pháp như: tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện thủ tục hải quan, quản lý thuế, kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan; đẩy mạnh các biện pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát, phòng chống ma túy trong tất cả các khâu, các tuyến, các địa bàn.
Đồng thời, tập trung nguồn lực triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tạo thuận lợi thương mại và chống thất thu ngân sách; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, điều hành và phương thức làm việc bám sát các mục tiêu của chuyển đổi số nhằm góp phần đảm bảo hoàn thành dự toán thu ở mức cao nhất.
Cùng với các giải pháp thu ngân sách, ngành Hải quan cũng đã thực hiện các chính sách hỗ trợ, đồng hành với DN trong bối cảnh DN đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Như tại Cục Hải quan Hà Nội, các chi cục đã có nhiều giải pháp để đồng hành cùng DN vượt qua khó khăn, góp phần cải thiện tình hình thu NSNN. Theo đó, các chi cục đã quán triệt, tổ chức thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát và quản lý thuế đối với hàng hóa XNK đảm bảo đúng quy định và tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động XNK. Đồng thời, kiểm soát và nắm chắc các nguồn thu theo từng ngày, tuần, tháng, quý, so sánh cùng kỳ để đánh giá kết quả, tìm ra các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp kịp thời để hoàn thành nhiệm vụ thu; làm việc trực tiếp và thường xuyên trao đổi với lãnh đạo các DN có số thu lớn trên địa bàn quản lý để bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dự kiến số thu và tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc của DN… Đặc biệt, lãnh đạo chi cục đã chỉ đạo sát sao đến từng tổ, đội trong việc tạo điều kiện tốt nhất cho công tác XNK giảm thời gian thông quan, thực hiện thủ tục hải quan trên tinh thần “làm hết việc chứ không hết giờ”.
Song song đó, tập trung đối thoại với DN từ cấp cục đến các chi cục và thực hiện đầu năm, sau đó dành thời gian đến với làm việc trực tiếp với các DN lớn, có quy mô ảnh hưởng đến hoạt động XNK, cũng như số thu ngân sách trên địa bàn để kịp thời nắm bắt tình hình DN, tháo gỡ vướng mắc nếu có.
Theo ông Nguyễn Hồng Linh, Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn, với phương châm đồng hành, chia sẻ khó khăn với DN, Hải quan Lạng Sơn luôn coi DN là đối tác hợp tác. Bên cạnh tổ chức hội nghị đối thoại để tiếp nhận ý kiến tập trung từ phía DN, Hải quan Lạng Sơn duy trì thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết phản ánh, kiến nghị từ cộng đồng DN qua các kênh thông tin như: hòm thư góp ý, website, số điện thoại đường dây nóng, trực tiếp tại các địa điểm làm thủ tục hải quan… để kịp thời tiếp nhận, giải quyết vướng mắc của DN. Cùng với đó, từng bước hoàn thiện phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra đối với hàng hóa NK theo hướng giảm dần số lượng hàng hóa phải kiểm tra thực tế, đồng thời, tiếp tục tập trung thực hiện giải pháp tạo thuận lợi trong thông quan
T.Bình
NGUỒN: HAIQUANONLINE