CÔNG VĂN 8042/BTC-TCHQ VỀ VIỆC HÓA ĐƠN HAY PHIẾU XUẤT KHO KIÊM PHIẾU VẬN CHUYỂN NỘI BỘ
Mới đây, Bộ tài chính ban hành công văn số 8042/BTC-TCHQ về việc sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thay thế hóa đơn giá trị gia tăng khi thực hiện thủ tục Hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ theo điều 86 thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tại khoản 58 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC.
1. Nguồn gốc gây ra các thắc mắc như sau:
1.1. Quy định tại điều khoản 58 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC :
“Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại. Riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng”
Theo đó, khi mở Tờ khai hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ đối với DNCX và nội địa thì phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng trước sau đó dùng hóa đơn giá trị gia tăng đó để mở tờ khai Hải quan sau.
1.2. Quy định tại điểm c khoản 3 điều 13 nghị định 123/2020/NĐ-CP:
“Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử.
Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu”.
Như vậy theo yêu cầu tại nghị định 123/2020/NĐ-CP thì sau khi làm xong thủ tục Hải quan mới xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.
1.3. Mâu thuẫn giữa 02 văn bản:
Tại khoản 58 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC yêu cầu xuất hóa đơn trước để làm thủ tục Hải quan nhưng tại điều 13 nghị định 123/2020/NĐ-CP yêu cầu là hoàn thành thủ tục hải quan (thông quan hàng hóa) mới xuất hóa đơn giá trị gia tăng.
Nhiều bạn cho rằng hoàn thành thủ tục trong ngày thì vẫn dùng được hóa đơn tuy nhiên dù biện minh thế nào thì bạn vẫn sai quy định về việc lập hóa đơn giá trị gia tăng theo nghị định 123/2020/NĐ-CP.
1.4. Giải quyết mâu thuẫn:
Theo trình tự áp dụng văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 2 điều 156 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 như sau: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.”
Như vậy: Nghị định 123/2020/NĐ-CP là văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn thông tư 39/2018/TT-BTC vì nó được ban hành bởi cơ quan lập pháp cao hơn.
Theo đó, chúng ta áp dụng điều 13 nghị định 123/2020/NĐ-CP tức là: Mở tờ khai, hoàn thành thủ tục Hải quan sau đó xuất hóa đơn giá trị gia tăng.
2. Hướng dẫn tại công văn 8042/BTC-TCHQ
Khi thông tư 39/2018/TT-BTC chưa được sửa đổi, bổ sung thì việc khai báo tờ khai Xuất nhập khẩu tại chỗ đã nêu trên gặp vướng mắc do đó công văn 8042 đã hướng dẫn sử dụng Phiếu xuất kho, kiêm phiếu vận chuyển nội bộ là chứng từ thay thế hóa đơn giá trị gia tăng trong việc thực hiện thủ tục Hải quan.
Điều này cũng được hướng dẫn dựa vào quy định điều 13 nghị định 123/2020/NĐ-CP “Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu”.
3. Hướng dẫn trường hợp giao hàng nhiều lần mở tờ khai 1 lần theo khoản 6 điều 86 thông tư 38/2015/TT-BTC.
Theo khoản 6 điều 86 thông tư 38/2015/TT-BTC như sau:” Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau. Việc khai hải quan được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc giao nhận hàng hóa”
Trong trường hợp này các bạn dùng PHIẾU XUẤT KHO KIÊM PHIẾU VẬN CHUYỂN NỘI BỘ TỔNG HỢP kê rõ từng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của từng lần giao hàng để thực hiện thủ tục Hải quan.
NGUỒN: Phạm Thành Nam (Nhóm Giải đáp thủ tục Hải quan)
Mới đây, Bộ tài chính ban hành công văn số 8042/BTC-TCHQ về việc sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thay thế hóa đơn giá trị gia tăng khi thực hiện thủ tục Hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ theo điều 86 thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tại khoản 58 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC.
1. Nguồn gốc gây ra các thắc mắc như sau:
1.1. Quy định tại điều khoản 58 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC :
“Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại. Riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng”
Theo đó, khi mở Tờ khai hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ đối với DNCX và nội địa thì phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng trước sau đó dùng hóa đơn giá trị gia tăng đó để mở tờ khai Hải quan sau.
1.2. Quy định tại điểm c khoản 3 điều 13 nghị định 123/2020/NĐ-CP:
“Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử.
Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu”.
Như vậy theo yêu cầu tại nghị định 123/2020/NĐ-CP thì sau khi làm xong thủ tục Hải quan mới xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.
1.3. Mâu thuẫn giữa 02 văn bản:
Tại khoản 58 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC yêu cầu xuất hóa đơn trước để làm thủ tục Hải quan nhưng tại điều 13 nghị định 123/2020/NĐ-CP yêu cầu là hoàn thành thủ tục hải quan (thông quan hàng hóa) mới xuất hóa đơn giá trị gia tăng.
Nhiều bạn cho rằng hoàn thành thủ tục trong ngày thì vẫn dùng được hóa đơn tuy nhiên dù biện minh thế nào thì bạn vẫn sai quy định về việc lập hóa đơn giá trị gia tăng theo nghị định 123/2020/NĐ-CP.
1.4. Giải quyết mâu thuẫn:
Theo trình tự áp dụng văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 2 điều 156 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 như sau: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.”
Như vậy: Nghị định 123/2020/NĐ-CP là văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn thông tư 39/2018/TT-BTC vì nó được ban hành bởi cơ quan lập pháp cao hơn.
Theo đó, chúng ta áp dụng điều 13 nghị định 123/2020/NĐ-CP tức là: Mở tờ khai, hoàn thành thủ tục Hải quan sau đó xuất hóa đơn giá trị gia tăng.
2. Hướng dẫn tại công văn 8042/BTC-TCHQ
Khi thông tư 39/2018/TT-BTC chưa được sửa đổi, bổ sung thì việc khai báo tờ khai Xuất nhập khẩu tại chỗ đã nêu trên gặp vướng mắc do đó công văn 8042 đã hướng dẫn sử dụng Phiếu xuất kho, kiêm phiếu vận chuyển nội bộ là chứng từ thay thế hóa đơn giá trị gia tăng trong việc thực hiện thủ tục Hải quan.
Điều này cũng được hướng dẫn dựa vào quy định điều 13 nghị định 123/2020/NĐ-CP “Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu”.
3. Hướng dẫn trường hợp giao hàng nhiều lần mở tờ khai 1 lần theo khoản 6 điều 86 thông tư 38/2015/TT-BTC.
Theo khoản 6 điều 86 thông tư 38/2015/TT-BTC như sau:” Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau. Việc khai hải quan được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc giao nhận hàng hóa”
Trong trường hợp này các bạn dùng PHIẾU XUẤT KHO KIÊM PHIẾU VẬN CHUYỂN NỘI BỘ TỔNG HỢP kê rõ từng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của từng lần giao hàng để thực hiện thủ tục Hải quan.
NGUỒN: Phạm Thành Nam (Nhóm Giải đáp thủ tục Hải quan)