Thủ tục DN nội địa mua phế liệu từ DNCX
Câu hỏi:
Đơn vị tôi là doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực thu mua phế liệu (Chỉ thu mua và bán lại, không dùng làm nguyên liệu sản xuất). Hiện tại, chúng tôi đang có giao dịch với một doanh nghiệp trong khu chế xuất, doanh nghiệp này tiến hành phá dỡ trụ sở nên chúng tôi có lập hợp đồng thu mua phế liệu sau khi phá dỡ công trình của doanh nghiệp này. Chúng tôi muốn đặt câu hỏi: Khi tiến hành việc thu mua phế liệu của doanh nghiệp này, chúng tôi có cần xuất trình Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu hoặc Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hay không? Cần lưu ý rằng đơn vị chúng tôi chỉ thu mua phế liệu và bán lại chứ không sử dụng phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất
Ngày gửi: 23/11/2021 – Trả lời: 23/11/2021
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐẠT TIẾN THỊNH
Địa chỉ: Hẻm 82, tổ 5 ấp Bưng Cơ, xã Lộc An, Huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai – Email : luat.shtb@gmail.com
– Căn cứ Điều 75 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại khoản 51 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 75. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; xử lý phế liệu, phế phẩm, phế thải của DNCX
4. Xử lý phế liệu, phế phẩm của DNCX
a) Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa: Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này, theo đó DNCX làm thủ tục xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng;
b) Đối với phế liệu, phế phẩm được phép xuất khẩu ra nước ngoài: DNCX thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này”
Do công ty không nêu rõ mặt hàng phế liệu nhập khẩu và mục đích nhập khẩu nên tổ tư vấn không có câu trả lời chính xác cho trường hợp này. Tuy nhiên công ty có thể tham khảo quy định sau:
– Căn cứ 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ
“ Điều 9. Điều kiện để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
1. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải nguy hại hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế như sau:
a) Văn bản hợp lệ về môi trường do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã đưa vào hoạt động trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 bao gồm: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; văn bản thẩm định bản kê khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường; phiếu thẩm định đánh giá tác động môi trường; hoặc giấy tờ tương đương với các văn bản này;
b) Đề án bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã đưa vào hoạt động.
2. Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại) thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật.
3. Các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
4. Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
5. Có đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu như sau:
a) Một cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải có ít nhất 02 (hai) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học và được cấp chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại theo quy định;
b) Một trạm trung chuyển chất thải nguy hại phải có ít nhất 01 (một) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học;
c) Nhân sự nêu tại Điểm a, Điểm b Khoản này phải được đóng bảo hiểm xã hội, y tế theo quy định của pháp luật; có hợp đồng lao động dài hạn trong trường hợp không có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy tờ tương đương) hoặc không thuộc ban lãnh đạo hoặc biên chế của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý chất thải nguy hại;
d) Có đội ngũ vận hành và lái xe được đào tạo, tập huấn bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị.
6. Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có) và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) chất thải nguy hại.
7. Có phương án bảo vệ môi trường trong đó kèm theo các nội dung về: Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ; chương trình quan trắc môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại.
8. Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động.
9. Điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Cơ sở sản xuất đã đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật có nhu cầu bổ sung hoạt động đồng xử lý chất thải dựa trên công nghệ sản xuất sẵn có mà không thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Cơ sở xử lý chất thải đã đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật có nhu cầu cải tạo, nâng cấp với công nghệ tiên tiến hơn để giảm hoặc không làm gia tăng tác động xấu đến môi trường, nâng cao hiệu quả xử lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng mà không thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải có phương án trình cơ quan cấp phép xử lý chất thải nguy hại để xem xét, chấp thuận trước khi triển khai việc cải tạo, nâng cấp.
10. Các trường hợp sau đây không được coi là cơ sở xử lý chất thải nguy hại và không thuộc đối tượng cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại:
a) Chủ nguồn thải tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, đồng xử lý, xử lý hoặc thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải nguy hại;
b) Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại trong môi trường thí nghiệm;
c) Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuôn viên để thực hiện việc tự xử lý và thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận (mô hình cụm).
11. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định các yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý đối với các trường hợp nêu tại Khoản 10 Điều này”.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI
Câu hỏi:
Đơn vị tôi là doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực thu mua phế liệu (Chỉ thu mua và bán lại, không dùng làm nguyên liệu sản xuất). Hiện tại, chúng tôi đang có giao dịch với một doanh nghiệp trong khu chế xuất, doanh nghiệp này tiến hành phá dỡ trụ sở nên chúng tôi có lập hợp đồng thu mua phế liệu sau khi phá dỡ công trình của doanh nghiệp này. Chúng tôi muốn đặt câu hỏi: Khi tiến hành việc thu mua phế liệu của doanh nghiệp này, chúng tôi có cần xuất trình Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu hoặc Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hay không? Cần lưu ý rằng đơn vị chúng tôi chỉ thu mua phế liệu và bán lại chứ không sử dụng phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất
Ngày gửi: 23/11/2021 – Trả lời: 23/11/2021
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐẠT TIẾN THỊNH
Địa chỉ: Hẻm 82, tổ 5 ấp Bưng Cơ, xã Lộc An, Huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai – Email : luat.shtb@gmail.com
– Căn cứ Điều 75 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại khoản 51 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 75. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; xử lý phế liệu, phế phẩm, phế thải của DNCX
4. Xử lý phế liệu, phế phẩm của DNCX
a) Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa: Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này, theo đó DNCX làm thủ tục xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng;
b) Đối với phế liệu, phế phẩm được phép xuất khẩu ra nước ngoài: DNCX thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này”
Do công ty không nêu rõ mặt hàng phế liệu nhập khẩu và mục đích nhập khẩu nên tổ tư vấn không có câu trả lời chính xác cho trường hợp này. Tuy nhiên công ty có thể tham khảo quy định sau:
– Căn cứ 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ
“ Điều 9. Điều kiện để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
1. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải nguy hại hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế như sau:
a) Văn bản hợp lệ về môi trường do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã đưa vào hoạt động trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 bao gồm: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; văn bản thẩm định bản kê khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường; phiếu thẩm định đánh giá tác động môi trường; hoặc giấy tờ tương đương với các văn bản này;
b) Đề án bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã đưa vào hoạt động.
2. Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại) thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật.
3. Các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
4. Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
5. Có đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu như sau:
a) Một cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải có ít nhất 02 (hai) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học và được cấp chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại theo quy định;
b) Một trạm trung chuyển chất thải nguy hại phải có ít nhất 01 (một) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học;
c) Nhân sự nêu tại Điểm a, Điểm b Khoản này phải được đóng bảo hiểm xã hội, y tế theo quy định của pháp luật; có hợp đồng lao động dài hạn trong trường hợp không có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy tờ tương đương) hoặc không thuộc ban lãnh đạo hoặc biên chế của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý chất thải nguy hại;
d) Có đội ngũ vận hành và lái xe được đào tạo, tập huấn bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị.
6. Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có) và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) chất thải nguy hại.
7. Có phương án bảo vệ môi trường trong đó kèm theo các nội dung về: Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ; chương trình quan trắc môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại.
8. Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động.
9. Điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Cơ sở sản xuất đã đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật có nhu cầu bổ sung hoạt động đồng xử lý chất thải dựa trên công nghệ sản xuất sẵn có mà không thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Cơ sở xử lý chất thải đã đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật có nhu cầu cải tạo, nâng cấp với công nghệ tiên tiến hơn để giảm hoặc không làm gia tăng tác động xấu đến môi trường, nâng cao hiệu quả xử lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng mà không thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải có phương án trình cơ quan cấp phép xử lý chất thải nguy hại để xem xét, chấp thuận trước khi triển khai việc cải tạo, nâng cấp.
10. Các trường hợp sau đây không được coi là cơ sở xử lý chất thải nguy hại và không thuộc đối tượng cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại:
a) Chủ nguồn thải tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, đồng xử lý, xử lý hoặc thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải nguy hại;
b) Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại trong môi trường thí nghiệm;
c) Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuôn viên để thực hiện việc tự xử lý và thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận (mô hình cụm).
11. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định các yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý đối với các trường hợp nêu tại Khoản 10 Điều này”.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI