Loại hình TKXK hàng hóa có nguồn gốc NK, hoàn thuế
Câu hỏi:
Công ty em 100% vốn FDI. Xuất khẩu ra nước ngoài 100%. Cho em hỏi là công ty em muốn nhập khẩu 100% loại hình A12. Dự kiến là sẽ nộp hồ sơ xin hoàn thuế nhập khẩu và VAT sau khi xuất. Như vậy công ty em cần xuất loại hình nào? Và cuối năm có cần làm báo cáo quyết toán nguyên vật liệu không?
Ngày gửi: 08/11/2021 – Trả lời: 11/11/2021
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Turbo Vina
Địa chỉ: Mỹ Phước 3 – Bến Cát – Bình Dương – Email : vtluyen@turboairinc.com
1) Trường hợp Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu – chưa qua quá trình gia công, chế biến:
Luật Thương mại 2005 quy định tại khoản 1, Điều 13:
“Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá
1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam”.
Luật Quản lý Ngoại thương quy định tại khoản 2, Điều 13:
“Điều 13. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
…
2. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa”.
Như vậy, theo quy định trên, việc doanh nghiệp FDI nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam và xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam là hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng hóa. Doanh nghiệp FDI “không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa” này.
– Ngoài trường hợp nêu trên, việc Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu – chưa qua quá trình gia công, chế biến, doanh nghiệp áp dụng mã loại hình tờ khai theo Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục Hải quan, cụ thể:
“Loại hình B13: Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu
Sử dụng trong trường hợp:
a) Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;
b) Hàng hóa thanh lý của doanh nghiệp chế xuất và máy móc, thiết bị được miễn thuế thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài hoặc bán vào DNCX;
c) Xuất khẩu nguyên liệu, vật tư dư thừa của hoạt động gia công, SXXK, chế xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài”.
– Các nội dung khai báo có liên quan, doanh nghiệp thực hiện theo Công văn số 4032/TCHQ-GSQL ngày 16/08/2021 của Tổng cục Hải quan về “Hướng dẫn sử dụng mã loại hình”.
2) Trường hợp Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu – đã qua quá trình gia công, chế biến:
– Trường hợp Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, kinh doanh, đã nộp thuế nhập khẩu và đưa nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Sau khi đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, doanh nghiệp được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.
+ Sản phẩm xuất khẩu được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất xuất khẩu.
+ Doanh nghiệp căn cứ quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ để thực hiện việc “Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm”.
3) Báo cáo quyết toán:
Các trường hợp phải báo cáo quyết toán được quy định tại Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2015 của Bộ Tài chính.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI
Câu hỏi:
Công ty em 100% vốn FDI. Xuất khẩu ra nước ngoài 100%. Cho em hỏi là công ty em muốn nhập khẩu 100% loại hình A12. Dự kiến là sẽ nộp hồ sơ xin hoàn thuế nhập khẩu và VAT sau khi xuất. Như vậy công ty em cần xuất loại hình nào? Và cuối năm có cần làm báo cáo quyết toán nguyên vật liệu không?
Ngày gửi: 08/11/2021 – Trả lời: 11/11/2021
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Turbo Vina
Địa chỉ: Mỹ Phước 3 – Bến Cát – Bình Dương – Email : vtluyen@turboairinc.com
1) Trường hợp Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu – chưa qua quá trình gia công, chế biến:
Luật Thương mại 2005 quy định tại khoản 1, Điều 13:
“Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá
1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam”.
Luật Quản lý Ngoại thương quy định tại khoản 2, Điều 13:
“Điều 13. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
…
2. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa”.
Như vậy, theo quy định trên, việc doanh nghiệp FDI nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam và xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam là hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng hóa. Doanh nghiệp FDI “không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa” này.
– Ngoài trường hợp nêu trên, việc Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu – chưa qua quá trình gia công, chế biến, doanh nghiệp áp dụng mã loại hình tờ khai theo Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục Hải quan, cụ thể:
“Loại hình B13: Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu
Sử dụng trong trường hợp:
a) Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;
b) Hàng hóa thanh lý của doanh nghiệp chế xuất và máy móc, thiết bị được miễn thuế thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài hoặc bán vào DNCX;
c) Xuất khẩu nguyên liệu, vật tư dư thừa của hoạt động gia công, SXXK, chế xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài”.
– Các nội dung khai báo có liên quan, doanh nghiệp thực hiện theo Công văn số 4032/TCHQ-GSQL ngày 16/08/2021 của Tổng cục Hải quan về “Hướng dẫn sử dụng mã loại hình”.
2) Trường hợp Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu – đã qua quá trình gia công, chế biến:
– Trường hợp Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, kinh doanh, đã nộp thuế nhập khẩu và đưa nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Sau khi đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, doanh nghiệp được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.
+ Sản phẩm xuất khẩu được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất xuất khẩu.
+ Doanh nghiệp căn cứ quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ để thực hiện việc “Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm”.
3) Báo cáo quyết toán:
Các trường hợp phải báo cáo quyết toán được quy định tại Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2015 của Bộ Tài chính.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI