Thủ tục kiểm tra chuyên ngành trên NSW: Sẽ khắc phục bất cập một mặt hàng hai cơ quan kiểm tra
Nhiều mặt hàng nhập khẩu vừa phải kiểm dịch vừa phải kiểm tra chất lượng và/hoặc kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vậy giải pháp nào để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Khi hiện có đến 70% lô hàng thực phẩm nhập khẩu thuộc danh mục kiểm dịch? Vấn đề này sẽ được giải quyết tại dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Công chức Cục Kiểm định hải quan thực hiện phân tích hàng hóa XNK. Ảnh: Quang Hùng
Theo ông Phan Văn Cường, Công ty TNHH Thương mại vận tải và Dịch vụ Đức Phát (Hải Phòng), hiện nay số lượng mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành (KTCN) còn rất nhiều. Trong đó, việc song trùng kiểm tra là vấn đề không xa lạ. Đơn giản như mặt hàng váng sữa, doanh nghiệp vừa phải làm thủ tục kiểm tra chất lượng vừa phải kiểm dịch. Để có thể hoàn thành hai loại kiểm tra, doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian.
Ông Phan Văn Cường cho biết, dù thời gian để kiểm tra chất lượng hàng hóa đã được đẩy nhanh hơn nhưng lô hàng vẫn phải chờ thời gian kiểm dịch mới xong. Tổng thời gian để hoàn thành thủ tục kiểm dịch lô hàng váng sữa doanh nghiệp phải mất 13 ngày. Cụ thể: 5 ngày xin giấy phép nhập khẩu từ Cục Thú y, 3 ngày đăng ký kiểm dịch tại Chi cục Thú y vùng 2, sau 5 ngày lấy mẫu mới có kết quả để được thông quan lô hàng.
Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam cũng nêu lên những vấn đề bất cập hiện nay. Đó là có tình trạng một số mặt hàng thực phẩm có rất nhiều cơ quan kiểm tra khi nhập khẩu vào Việt Nam. Có mặt hàng cùng một mặt hàng, cùng kiểm tra chỉ tiêu như nhau nhưng phải qua hai cơ quan quản lý gây ách tắc cho DN khi phải chờ thời gian kiểm tra, chờ thời gian xét nghiệm mới đến khâu thủ tục hải quan.
Theo ông Trần Quang Trung, dự thảo Nghị định nếu được ban hành là một đột phá rất tốt tạo điều kiện DN nhập khẩu vào Việt Nam thuận lợi nhưng kiểm soát được rủi ro, tránh một mặt hàng hai, ba bên cùng kiểm tra. Tuy vậy, một mình cơ quan Hải quan không thể làm hết được mà phải có cơ chế phối kết hợp thật tốt và sự tích cực, chủ động phối kết hợp của các bộ, ngành với Tổng cục Hải quan hết sức quan trọng.
Tuy nhiên hiện nay đối với vấn đề hàng hóa vừa phải kiểm dịch vừa phải kiểm tra chất lượng và/hoặc kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại dự thảo nghị định, bộ này đề xuất đưa nhóm hàng hóa này ra khỏi Nghị định vì vượt quá phạm vi so với Quyết định số 38/QĐ-TTg.
Trong khi đó, các doanh nghiệp, hiệp hội cho rằng thủ tục hiện hành còn tồn tại nhiều bất cập, khó khăn, gây mất thời gian và tốn kém cho doanh nghiệp do vừa phải đăng ký trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW) vừa phải nộp hồ sơ giấy, khiến doanh nghiệp phải qua ba cửa: đăng ký kiểm dịch và gửi hồ sơ trên NSW; nộp bản chính giấy chứng nhận y tế tại cơ quan kiểm dịch; mời cơ quan kiểm dịch đến lấy mẫu, kiểm dịch. Do vậy, các hiệp hội kiến nghị đưa vào dự thảo Nghị định để thống nhất 2 thủ tục chỉ phải thực hiện trên NSW để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, do hiện có đến 70% lô hàng thực phẩm nhập khẩu thuộc danh mục kiểm dịch.
Theo Bộ Tài chính, nội dung phản ánh của các hiệp hội, doanh nghiệp là hoàn toàn đúng với thực tế hiện nay, nếu loại trừ nhóm hàng hóa này ra khỏi dự thảo Nghị định sẽ dẫn đến bất cập là cùng nhóm hàng thực phẩm nhưng phải chia ra 2 loại thủ tục, 2 biểu mẫu khác nhau, 2 quy trình khác nhau; làm hiệu quả cải cách giảm đi rất nhiều. Do vậy, tiếp thu ý kiến của các hiệp hội, doanh nghiệp, dự thảo Nghị định quy định để thống nhất trình tự, thủ tục kiểm tra giữa hàng hóa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý với hàng hóa do các bộ, ngành khác quản lý và được thực hiện trên NSW, do một cơ quan do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao/chỉ định thực hiện kiểm tra; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục kiểm dịch mà các doanh nghiệp đang gặp phải.
Một vấn đề cũng được đưa ra tại dự thảo Nghị định là quy định đối với hàng hóa nhóm 2 thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. Bộ Giao thông vận tải đề nghị loại trừ hàng hóa nhóm 2 phải kiểm tra chất lượng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Giao thông vận tải ra khỏi dự thảo Nghị định, vì hiện nay thủ tục kiểm tra chất lượng đối với nhóm hàng hóa này đã được thực hiện trên NSW, đáp ứng yêu cầu cải cách, phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế.
Bộ Tài chính cho rằng, việc đưa hàng hóa nhóm 2 của Bộ Giao thông vận tải vào dự thảo Nghị định là phù hợp vì hàng hóa này là hàng hóa nhóm 2 theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đồng thời tại Nghị quyết 99/NQ-CP và Quyết định số 38/QĐ-TTg không loại trừ nhóm hàng hóa này.
Tuy nhiên, do phương tiện giao thông là hàng hóa đặc thù nên dự thảo Nghị định chỉ quy định nguyên tắc kiểm tra đối với nhóm hàng hóa này như sau: Bộ Giao thông vận tải thống nhất thực hiện kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu trên cơ sở áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, thủ tục kiểm tra phải thực hiện trên NSW.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Nhiều mặt hàng nhập khẩu vừa phải kiểm dịch vừa phải kiểm tra chất lượng và/hoặc kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vậy giải pháp nào để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Khi hiện có đến 70% lô hàng thực phẩm nhập khẩu thuộc danh mục kiểm dịch? Vấn đề này sẽ được giải quyết tại dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Công chức Cục Kiểm định hải quan thực hiện phân tích hàng hóa XNK. Ảnh: Quang Hùng |
Theo ông Phan Văn Cường, Công ty TNHH Thương mại vận tải và Dịch vụ Đức Phát (Hải Phòng), hiện nay số lượng mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành (KTCN) còn rất nhiều. Trong đó, việc song trùng kiểm tra là vấn đề không xa lạ. Đơn giản như mặt hàng váng sữa, doanh nghiệp vừa phải làm thủ tục kiểm tra chất lượng vừa phải kiểm dịch. Để có thể hoàn thành hai loại kiểm tra, doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian.
Ông Phan Văn Cường cho biết, dù thời gian để kiểm tra chất lượng hàng hóa đã được đẩy nhanh hơn nhưng lô hàng vẫn phải chờ thời gian kiểm dịch mới xong. Tổng thời gian để hoàn thành thủ tục kiểm dịch lô hàng váng sữa doanh nghiệp phải mất 13 ngày. Cụ thể: 5 ngày xin giấy phép nhập khẩu từ Cục Thú y, 3 ngày đăng ký kiểm dịch tại Chi cục Thú y vùng 2, sau 5 ngày lấy mẫu mới có kết quả để được thông quan lô hàng.
Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam cũng nêu lên những vấn đề bất cập hiện nay. Đó là có tình trạng một số mặt hàng thực phẩm có rất nhiều cơ quan kiểm tra khi nhập khẩu vào Việt Nam. Có mặt hàng cùng một mặt hàng, cùng kiểm tra chỉ tiêu như nhau nhưng phải qua hai cơ quan quản lý gây ách tắc cho DN khi phải chờ thời gian kiểm tra, chờ thời gian xét nghiệm mới đến khâu thủ tục hải quan.
Theo ông Trần Quang Trung, dự thảo Nghị định nếu được ban hành là một đột phá rất tốt tạo điều kiện DN nhập khẩu vào Việt Nam thuận lợi nhưng kiểm soát được rủi ro, tránh một mặt hàng hai, ba bên cùng kiểm tra. Tuy vậy, một mình cơ quan Hải quan không thể làm hết được mà phải có cơ chế phối kết hợp thật tốt và sự tích cực, chủ động phối kết hợp của các bộ, ngành với Tổng cục Hải quan hết sức quan trọng.
Tuy nhiên hiện nay đối với vấn đề hàng hóa vừa phải kiểm dịch vừa phải kiểm tra chất lượng và/hoặc kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại dự thảo nghị định, bộ này đề xuất đưa nhóm hàng hóa này ra khỏi Nghị định vì vượt quá phạm vi so với Quyết định số 38/QĐ-TTg.
Trong khi đó, các doanh nghiệp, hiệp hội cho rằng thủ tục hiện hành còn tồn tại nhiều bất cập, khó khăn, gây mất thời gian và tốn kém cho doanh nghiệp do vừa phải đăng ký trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW) vừa phải nộp hồ sơ giấy, khiến doanh nghiệp phải qua ba cửa: đăng ký kiểm dịch và gửi hồ sơ trên NSW; nộp bản chính giấy chứng nhận y tế tại cơ quan kiểm dịch; mời cơ quan kiểm dịch đến lấy mẫu, kiểm dịch. Do vậy, các hiệp hội kiến nghị đưa vào dự thảo Nghị định để thống nhất 2 thủ tục chỉ phải thực hiện trên NSW để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, do hiện có đến 70% lô hàng thực phẩm nhập khẩu thuộc danh mục kiểm dịch.
Theo Bộ Tài chính, nội dung phản ánh của các hiệp hội, doanh nghiệp là hoàn toàn đúng với thực tế hiện nay, nếu loại trừ nhóm hàng hóa này ra khỏi dự thảo Nghị định sẽ dẫn đến bất cập là cùng nhóm hàng thực phẩm nhưng phải chia ra 2 loại thủ tục, 2 biểu mẫu khác nhau, 2 quy trình khác nhau; làm hiệu quả cải cách giảm đi rất nhiều. Do vậy, tiếp thu ý kiến của các hiệp hội, doanh nghiệp, dự thảo Nghị định quy định để thống nhất trình tự, thủ tục kiểm tra giữa hàng hóa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý với hàng hóa do các bộ, ngành khác quản lý và được thực hiện trên NSW, do một cơ quan do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao/chỉ định thực hiện kiểm tra; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục kiểm dịch mà các doanh nghiệp đang gặp phải.
Một vấn đề cũng được đưa ra tại dự thảo Nghị định là quy định đối với hàng hóa nhóm 2 thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. Bộ Giao thông vận tải đề nghị loại trừ hàng hóa nhóm 2 phải kiểm tra chất lượng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Giao thông vận tải ra khỏi dự thảo Nghị định, vì hiện nay thủ tục kiểm tra chất lượng đối với nhóm hàng hóa này đã được thực hiện trên NSW, đáp ứng yêu cầu cải cách, phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế.
Bộ Tài chính cho rằng, việc đưa hàng hóa nhóm 2 của Bộ Giao thông vận tải vào dự thảo Nghị định là phù hợp vì hàng hóa này là hàng hóa nhóm 2 theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đồng thời tại Nghị quyết 99/NQ-CP và Quyết định số 38/QĐ-TTg không loại trừ nhóm hàng hóa này.
Tuy nhiên, do phương tiện giao thông là hàng hóa đặc thù nên dự thảo Nghị định chỉ quy định nguyên tắc kiểm tra đối với nhóm hàng hóa này như sau: Bộ Giao thông vận tải thống nhất thực hiện kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu trên cơ sở áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, thủ tục kiểm tra phải thực hiện trên NSW.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN