Ngành Hải quan nỗ lực tạo thuận lợi nhập khẩu vắc xin Covid-19
Vắc xin phòng Covid-19 được xác định là giải pháp cần thiết và quan trọng nhất hiện nay để phòng chống dịch bệnh. Ngành Hải quan trong thời gian qua đã nỗ lực, kịp thời hỗ trợ, tạo thuận lợi trong khâu thủ tục góp phần để Việt Nam có lượng vắc xin thực hiện chương trình tiêm chủng trong phòng chống dịch Covid-19.
Lô hàng “đặc biệt” được phun khử khuẩn trước khi về đến kho bảo quản chuyên dụng của VNVC. Ảnh: ST
Phối hợp chặt chẽ, đưa vắc xin về Việt Nam nhanh nhất
Để những lô hàng vắc xin về tới Việt Nam, ngay từ những ngày đầu, cơ quan Hải quan đã đóng góp nhiều ý kiến đối với những chủ trương trong việc mua, nhập khẩu, tổ chức tiếp nhận các lô hàng vắc xin. Cụ thể: đề xuất về nhập khẩu vắc xin cho các nước ASEAN; thực hiện Nghị quyết 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắc xin phòng chống Covid-19; đề xuất về chuỗi cung ứng vắc xin trong APEC; xây dựng Kế hoạch tiếp nhận tài trợ và tiêm vắc xin phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế; xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về cơ chế chính sách xã hội hóa mua, nhập khẩu, tiêm vắc xin Covid-19; thỏa thuận cung cấp mua vắc xin của Pfizer; việc lựa chọn nhà thầu trong mua vắc xin; xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về mua vắc xin Covid-19 do AstraZeneca sản xuất; tham gia chủ trương tiến hành thủ tục khẩn cấp tiếp nhận vắc xin Moderna theo cơ chế CovaxFacility của Bộ Y tế…
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan thường xuyên tổng hợp, báo cáo và phối hợp với các đơn vị trong việc cung cấp các số liệu liên quan đến nhập khẩu vắc xin phòng dịch Covid-19, phục vụ kịp thời cho công tác chỉ đạo, quản lý điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các bộ ngành và công tác tuyên truyền trong phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Đặc biệt, Tổng cục Hải quan đã có nhiều chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị hải quan trong thực hiện, tạo thuận lợi thông quan các lô vắc xin phòng dịch Covid-19. Trong đó bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, quy định hiện hành và ý kiến của Bộ Y tế, các bộ, ngành có liên quan, Tổng cục Hải quan đã kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn các cục hải quan các tỉnh, thành phố tạo thuận lợi và ưu tiên thông quan nhanh hàng hóa phòng chống dịch nói chung và vắc xin phòng dịch Covid-19 nói riêng. Cụ thể như: áp dụng hình thức miễn kiểm tra thực tế đối với các lô hàng vắc xin ngừa Covid-19; cho phép doanh nghiệp được đưa các lô hàng có yêu cầu bảo quản đặc biệt như thuốc, vắc xin, sinh phẩm… yêu cầu nhiệt độ bảo quản từ 2°C-8°C về kiểm tra thực tế tại địa điểm bảo quản theo đề nghị của doanh nghiệp; chỉ đạo các Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông quan nhanh các lô hàng vắc xin nhập khẩu phục vụ phòng chống dịch.
Theo Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 toàn quốc, tính đến ngày 10/8, đã có 18.122.000 liều vắc xin từ các nguồn khác nhau về đến Việt Nam.
Khơi thông hoạt động XNK
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà khó khăn cả đối với cơ quan Hải quan trong công tác quản lý, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu. Khắc phục khó khăn, ngành Hải quan đã kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Nhằm tạo điều kiện cho người khai hải quan trong việc giải quyết khó khăn về thủ tục thông quan hàng hóa, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành xây dựng phương án sẵn sàng các giải pháp thực hiện về thủ tục hải quan để phân công, bố trí lực lượng nhằm giải quyết thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đảm bảo việc thông quan hàng hoá không bị gián đoạn, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo quản lý hải quan, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính.
Đồng thời chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố tiếp nhận chứng từ dưới dạng điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số) thuộc hồ sơ hải quan để thông quan hàng hoá và thành lập các Tổ hỗ trợ, xử lý vướng mắc về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu kèm các danh sách cán bộ, số điện thoại từ cấp Tổng cục, cục hải quan đến cấp chi cục làm việc 24/7 để kịp thời tiếp nhận, xử lý các vướng mắc của người khai hải quan đảm bảo hỗ trợ giải quyết thông quan nhanh hàng hoá, đặc biệt là hàng hóa phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 như: vật tư, thiết bị y tế, tân dược, vắc xin, sinh phẩm xét nghiệm…
Đặc biệt, nhằm tháo gỡ, giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái (TPHCM), Tổng cục Hải quan đã có công văn 3847/TCHQ-GSQL ngày 2/8/2021 hướng dẫn các đơn vị thực hiện. Đồng thời đang khẩn trương xây dựng trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư “Quy định về giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu ùn tắc tại cảng biển nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19” tạo cơ sở pháp lý để giải quyết khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19.
Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện cho các đại lý làm thủ tục hải quan cũng như các đơn vị hải quan trong tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố không tổ chức kiểm tra thực tế điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan tại doanh nghiệp; yêu cầu doanh nghiệp cung cấp toàn bộ hồ sơ bản chính liên quan đến điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan gửi về Tổng cục Hải quan để phục vụ kiểm tra điều kiện hoạt động đại lý hải quan theo quy định. Sau khi kiểm tra, Tổng cục Hải quan sẽ hoàn trả lại toàn bộ hồ sơ bản chính cho doanh nghiệp.
Đồng thời, tháo gỡ khó khăn trong kiểm tra việc bảo quản hàng hoá tại địa điểm bảo quản hàng hóa thuộc các khu vực phong tỏa, Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị hải quan tạm thời không tiến hành kiểm tra việc bảo quản hàng hoá tại địa điểm bảo quản hàng hóa thuộc các khu vực phong tỏa cho đến khi các khu vực này được dỡ bỏ phong toả và các đơn vị tăng cường công tác thu thập thông tin, đánh giá rủi ro để có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm quản lý chặt chẽ đối với việc đưa hàng về bảo quản.
Lan Phương (Cục Giám sát quản lý về Hải quan)
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Vắc xin phòng Covid-19 được xác định là giải pháp cần thiết và quan trọng nhất hiện nay để phòng chống dịch bệnh. Ngành Hải quan trong thời gian qua đã nỗ lực, kịp thời hỗ trợ, tạo thuận lợi trong khâu thủ tục góp phần để Việt Nam có lượng vắc xin thực hiện chương trình tiêm chủng trong phòng chống dịch Covid-19.
Lô hàng “đặc biệt” được phun khử khuẩn trước khi về đến kho bảo quản chuyên dụng của VNVC. Ảnh: ST |
Phối hợp chặt chẽ, đưa vắc xin về Việt Nam nhanh nhất
Để những lô hàng vắc xin về tới Việt Nam, ngay từ những ngày đầu, cơ quan Hải quan đã đóng góp nhiều ý kiến đối với những chủ trương trong việc mua, nhập khẩu, tổ chức tiếp nhận các lô hàng vắc xin. Cụ thể: đề xuất về nhập khẩu vắc xin cho các nước ASEAN; thực hiện Nghị quyết 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắc xin phòng chống Covid-19; đề xuất về chuỗi cung ứng vắc xin trong APEC; xây dựng Kế hoạch tiếp nhận tài trợ và tiêm vắc xin phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế; xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về cơ chế chính sách xã hội hóa mua, nhập khẩu, tiêm vắc xin Covid-19; thỏa thuận cung cấp mua vắc xin của Pfizer; việc lựa chọn nhà thầu trong mua vắc xin; xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về mua vắc xin Covid-19 do AstraZeneca sản xuất; tham gia chủ trương tiến hành thủ tục khẩn cấp tiếp nhận vắc xin Moderna theo cơ chế CovaxFacility của Bộ Y tế…
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan thường xuyên tổng hợp, báo cáo và phối hợp với các đơn vị trong việc cung cấp các số liệu liên quan đến nhập khẩu vắc xin phòng dịch Covid-19, phục vụ kịp thời cho công tác chỉ đạo, quản lý điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các bộ ngành và công tác tuyên truyền trong phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Đặc biệt, Tổng cục Hải quan đã có nhiều chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị hải quan trong thực hiện, tạo thuận lợi thông quan các lô vắc xin phòng dịch Covid-19. Trong đó bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, quy định hiện hành và ý kiến của Bộ Y tế, các bộ, ngành có liên quan, Tổng cục Hải quan đã kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn các cục hải quan các tỉnh, thành phố tạo thuận lợi và ưu tiên thông quan nhanh hàng hóa phòng chống dịch nói chung và vắc xin phòng dịch Covid-19 nói riêng. Cụ thể như: áp dụng hình thức miễn kiểm tra thực tế đối với các lô hàng vắc xin ngừa Covid-19; cho phép doanh nghiệp được đưa các lô hàng có yêu cầu bảo quản đặc biệt như thuốc, vắc xin, sinh phẩm… yêu cầu nhiệt độ bảo quản từ 2°C-8°C về kiểm tra thực tế tại địa điểm bảo quản theo đề nghị của doanh nghiệp; chỉ đạo các Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông quan nhanh các lô hàng vắc xin nhập khẩu phục vụ phòng chống dịch.
Theo Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 toàn quốc, tính đến ngày 10/8, đã có 18.122.000 liều vắc xin từ các nguồn khác nhau về đến Việt Nam.
Khơi thông hoạt động XNK
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà khó khăn cả đối với cơ quan Hải quan trong công tác quản lý, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu. Khắc phục khó khăn, ngành Hải quan đã kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Nhằm tạo điều kiện cho người khai hải quan trong việc giải quyết khó khăn về thủ tục thông quan hàng hóa, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành xây dựng phương án sẵn sàng các giải pháp thực hiện về thủ tục hải quan để phân công, bố trí lực lượng nhằm giải quyết thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đảm bảo việc thông quan hàng hoá không bị gián đoạn, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo quản lý hải quan, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính.
Đồng thời chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố tiếp nhận chứng từ dưới dạng điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số) thuộc hồ sơ hải quan để thông quan hàng hoá và thành lập các Tổ hỗ trợ, xử lý vướng mắc về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu kèm các danh sách cán bộ, số điện thoại từ cấp Tổng cục, cục hải quan đến cấp chi cục làm việc 24/7 để kịp thời tiếp nhận, xử lý các vướng mắc của người khai hải quan đảm bảo hỗ trợ giải quyết thông quan nhanh hàng hoá, đặc biệt là hàng hóa phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 như: vật tư, thiết bị y tế, tân dược, vắc xin, sinh phẩm xét nghiệm…
Đặc biệt, nhằm tháo gỡ, giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái (TPHCM), Tổng cục Hải quan đã có công văn 3847/TCHQ-GSQL ngày 2/8/2021 hướng dẫn các đơn vị thực hiện. Đồng thời đang khẩn trương xây dựng trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư “Quy định về giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu ùn tắc tại cảng biển nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19” tạo cơ sở pháp lý để giải quyết khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19.
Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện cho các đại lý làm thủ tục hải quan cũng như các đơn vị hải quan trong tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố không tổ chức kiểm tra thực tế điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan tại doanh nghiệp; yêu cầu doanh nghiệp cung cấp toàn bộ hồ sơ bản chính liên quan đến điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan gửi về Tổng cục Hải quan để phục vụ kiểm tra điều kiện hoạt động đại lý hải quan theo quy định. Sau khi kiểm tra, Tổng cục Hải quan sẽ hoàn trả lại toàn bộ hồ sơ bản chính cho doanh nghiệp.
Đồng thời, tháo gỡ khó khăn trong kiểm tra việc bảo quản hàng hoá tại địa điểm bảo quản hàng hóa thuộc các khu vực phong tỏa, Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị hải quan tạm thời không tiến hành kiểm tra việc bảo quản hàng hoá tại địa điểm bảo quản hàng hóa thuộc các khu vực phong tỏa cho đến khi các khu vực này được dỡ bỏ phong toả và các đơn vị tăng cường công tác thu thập thông tin, đánh giá rủi ro để có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm quản lý chặt chẽ đối với việc đưa hàng về bảo quản.
Lan Phương (Cục Giám sát quản lý về Hải quan)
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN