PHÂN TÍCH QUYẾT ĐỊNH 1357/QĐ-TCHQ
PHÂN TÍCH QUYẾT ĐỊNH 1357/QĐ-TCHQ
Lời nói đầu:
Bài viết này mang tính chủ quan của tác giả, đánh giá và phân tích theo đúng tinh thần xây dựng, không có ý kiến khác.
Bài viết gồm 3 phần:
– Phần 1 Tổng quan chung;
– Phần 2 Phân tích các loại hình xuất khẩu;
– Phần 3 Phân tích các loại hình nhập khẩu.
MỤC LỤC.
1. Phân tích quyết đinh.
1.1. Tổng quan chung.
1.2. Các loại hình bị bãi bỏ, thêm mới.
1.3. Đánh giá:
1.3.1. Tại sao lại là quyết định.
1.3.2. Ngôn ngữ trong quyết định 1357/QĐ-TCHQ.
1.3.3. Hướng dẫn theo nội dung đã bị sửa đổi?
2. Phân tích từng loại hình trong văn bản mới.
3. Tổng kết đánh giá.
1. Phân tích quyết định.
1.1. Tổng quan chung:
Theo dòng lịch sử, xét riêng từ khi thực hiện VINACS, VCIS chúng ta đã có các văn bản sau quy định về loại hình tờ khai Hải quan:
– Công văn 3283/TCHQ-GSQL ngày 31 tháng 3 năm 2014;
– Công văn 2765/TCHQ-GSQL ngày 01 tháng 4 năm 2015 thay thế công văn 3283/TCHQ-GSQL;
– Quyết định 1357/QĐ-TCHQ ngày 18 tháng 5 năm 2021 thay thế công văn 2765/TCHQ-GSQL.
Theo xu hướng ngày càng phát triển của thị trường logistics do đó văn bản cũ 2765/TCHQ-GSQL không còn phù hợp, sự thay thế kịp thời của quyết định 1357/QĐ-TCHQ ngày 18 tháng 5 năm 2021 là sự thay đổi mới tích cực trong việc thực hiện thủ tục Hải quan.
– Văn bản bị bãi bỏ: Công văn 2765/TCHQ-GSQL ngày 01 tháng 04 năm 2015;
– Hiệu lực thi hành: Ngày 01 tháng 06 năm 2021;
– Điều khoản chuyển tiếp: Đối với các tờ khai đã đăng ký theo mã loại hình tương ứng trước ngày quyết định có hiệu lực, nếu thay đổi mục đích sử dụng, đăng ký tờ khai Hải quan theo loại hình xuất nhập khẩu mới thì sử dụng mã loại hình theo quy định tại quyết định này kể từ thời điểm đăng kỳ tờ khai mới.
– Đối với các mã loại hình đã được quy định tại quyết định này nhưng thủ tục hải quan chưa được quy định tại nghị định chính phủ và thông tư của bộ tài chính thì chưa thực hiện cho đến khi có quy định cụ thể.
1.2. Các loại hình bị bãi bỏ, thêm mới.
– Các loại hình bị bãi bỏ: E56;
– Các loại hình được thêm mới: C12, A43, A44.
1.3. Đánh giá:
1.3.1. Tại sao lại là quyết định:
Có một điều dễ nhận thấy rằng, tuy loại hình tờ khai mang tính bắt buộc phải thực hiện nhưng văn bản hướng dẫn lại là quyết định của tổng cục hải quan – Không nằm trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cũng không được ủy ban thường vụ quốc hội quy định trong thông tư về tính pháp lý nên đây có thể được coi là sự hạn chế của quyết định này. Trong tranh chấp, khiếu nại về loại hình tờ khai, chúng ta không có cơ sở pháp lý để tham chiếu.
1.3.2. Ngôn ngữ trong quyết định 1357/QĐ-TCHQ.
Căn cứ điều 8 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 như sau:
“ 1. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là tiếng Việt; cách diễn đạt phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.
2. Từ ngữ nước ngoài chỉ được sử dụng khi không có từ ngữ tiếng Việt tương ứng để thay thế và phải được phiên âm sang tiếng Việt hoặc có thể sử dụng trực tiếp nếu là từ ngữ thông dụng, phổ biến.
3. Trong văn bản có từ ngữ chuyên môn cần phải làm rõ nội dung thì từ ngữ đó phải được giải thích.
4. Từ ngữ viết tắt chỉ được sử dụng trong trường hợp thật cần thiết và phải giải thích nội dung của từ ngữ đó tại lần sử dụng đầu tiên trong văn bản.
Đối với văn bản sử dụng nhiều từ viết tắt, có thể quy định riêng một điều giải thích toàn bộ các từ viết tắt trong văn bản.
5. Từ ngữ được sử dụng trong văn bản phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu; trường hợp từ ngữ được sử dụng có thể hiểu theo nhiều nghĩa thì phải giải thích rõ nghĩa được sử dụng trong văn bản.
6. Từ ngữ chỉ nội dung giống nhau phải được sử dụng thống nhất trong toàn bộ văn bản.”
Tuy quyết định 1357/TCHQ-GSQL không phải là văn bản quy phạm pháp luật song tính bắt buộc của văn bản là có song trong văn bản nhiều nội dung chưa được rõ ràng.
– Một số loại hình trong hướng dẫn sử dụng còn chưa rõ ràng.
Ví dụ: Tại loại hình A11 hướng dẫn: “Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh tiêu dùng…” đáng lẽ cho thêm từ “Việt Nam” và cụm từ “tại cửa khẩu” sẽ hợp lý hơn: “Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt nam nhập khẩu hàng hóa kinh doanh tiêu dùng tại cửa khẩu..”.
Đáng nói là loại hình A12 từ Việt Nam trong hướng dẫn sử dụng có khi lại thừa và gây hiểu nhầm: “Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước…” như vậy nếu căn cứ vào câu từ này thì các doanh nghiệp FDI nhưng không phải là doanh nghiệp chế xuất không được nhập khẩu?
Mình sẽ đi chi tiết hơn trong việc phân tích từng loại hình.
1.3.3. Hướng dẫn theo nội dung đã bị sửa đổi:
Tại phần ghi chú loại hình nhập khẩu E31 có ghi: “ Áp dụng đối với trường hợp đáp ứng tại khoản 2 điều 12 nghị định 134/2016/NĐ-CP. Trường hợp không đáp ứng, thì khai báo theo loại hình A12”
Đáng nói rằng, điều 12 nghị định 134/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại nghị định 18/2021/NĐ-CP, trong đó có rất nhiều thay đổi mới. Vậy việc hướng dẫn theo văn bản cũ không còn phù hợp có phải là sai xót của quyết định này?
NGUỒN: ANH PHẠM THÀNH NAM (NAM SA ĐỌA) :v
PHÂN TÍCH QUYẾT ĐỊNH 1357/QĐ-TCHQ
Lời nói đầu:
Bài viết này mang tính chủ quan của tác giả, đánh giá và phân tích theo đúng tinh thần xây dựng, không có ý kiến khác.
Bài viết gồm 3 phần:
– Phần 1 Tổng quan chung;
– Phần 2 Phân tích các loại hình xuất khẩu;
– Phần 3 Phân tích các loại hình nhập khẩu.
MỤC LỤC.
1. Phân tích quyết đinh.
1.1. Tổng quan chung.
1.2. Các loại hình bị bãi bỏ, thêm mới.
1.3. Đánh giá:
1.3.1. Tại sao lại là quyết định.
1.3.2. Ngôn ngữ trong quyết định 1357/QĐ-TCHQ.
1.3.3. Hướng dẫn theo nội dung đã bị sửa đổi?
2. Phân tích từng loại hình trong văn bản mới.
3. Tổng kết đánh giá.
1. Phân tích quyết định.
1.1. Tổng quan chung:
Theo dòng lịch sử, xét riêng từ khi thực hiện VINACS, VCIS chúng ta đã có các văn bản sau quy định về loại hình tờ khai Hải quan:
– Công văn 3283/TCHQ-GSQL ngày 31 tháng 3 năm 2014;
– Công văn 2765/TCHQ-GSQL ngày 01 tháng 4 năm 2015 thay thế công văn 3283/TCHQ-GSQL;
– Quyết định 1357/QĐ-TCHQ ngày 18 tháng 5 năm 2021 thay thế công văn 2765/TCHQ-GSQL.
Theo xu hướng ngày càng phát triển của thị trường logistics do đó văn bản cũ 2765/TCHQ-GSQL không còn phù hợp, sự thay thế kịp thời của quyết định 1357/QĐ-TCHQ ngày 18 tháng 5 năm 2021 là sự thay đổi mới tích cực trong việc thực hiện thủ tục Hải quan.
– Văn bản bị bãi bỏ: Công văn 2765/TCHQ-GSQL ngày 01 tháng 04 năm 2015;
– Hiệu lực thi hành: Ngày 01 tháng 06 năm 2021;
– Điều khoản chuyển tiếp: Đối với các tờ khai đã đăng ký theo mã loại hình tương ứng trước ngày quyết định có hiệu lực, nếu thay đổi mục đích sử dụng, đăng ký tờ khai Hải quan theo loại hình xuất nhập khẩu mới thì sử dụng mã loại hình theo quy định tại quyết định này kể từ thời điểm đăng kỳ tờ khai mới.
– Đối với các mã loại hình đã được quy định tại quyết định này nhưng thủ tục hải quan chưa được quy định tại nghị định chính phủ và thông tư của bộ tài chính thì chưa thực hiện cho đến khi có quy định cụ thể.
1.2. Các loại hình bị bãi bỏ, thêm mới.
– Các loại hình bị bãi bỏ: E56;
– Các loại hình được thêm mới: C12, A43, A44.
1.3. Đánh giá:
1.3.1. Tại sao lại là quyết định:
Có một điều dễ nhận thấy rằng, tuy loại hình tờ khai mang tính bắt buộc phải thực hiện nhưng văn bản hướng dẫn lại là quyết định của tổng cục hải quan – Không nằm trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cũng không được ủy ban thường vụ quốc hội quy định trong thông tư về tính pháp lý nên đây có thể được coi là sự hạn chế của quyết định này. Trong tranh chấp, khiếu nại về loại hình tờ khai, chúng ta không có cơ sở pháp lý để tham chiếu.
1.3.2. Ngôn ngữ trong quyết định 1357/QĐ-TCHQ.
Căn cứ điều 8 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 như sau:
“ 1. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là tiếng Việt; cách diễn đạt phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.
2. Từ ngữ nước ngoài chỉ được sử dụng khi không có từ ngữ tiếng Việt tương ứng để thay thế và phải được phiên âm sang tiếng Việt hoặc có thể sử dụng trực tiếp nếu là từ ngữ thông dụng, phổ biến.
3. Trong văn bản có từ ngữ chuyên môn cần phải làm rõ nội dung thì từ ngữ đó phải được giải thích.
4. Từ ngữ viết tắt chỉ được sử dụng trong trường hợp thật cần thiết và phải giải thích nội dung của từ ngữ đó tại lần sử dụng đầu tiên trong văn bản.
Đối với văn bản sử dụng nhiều từ viết tắt, có thể quy định riêng một điều giải thích toàn bộ các từ viết tắt trong văn bản.
5. Từ ngữ được sử dụng trong văn bản phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu; trường hợp từ ngữ được sử dụng có thể hiểu theo nhiều nghĩa thì phải giải thích rõ nghĩa được sử dụng trong văn bản.
6. Từ ngữ chỉ nội dung giống nhau phải được sử dụng thống nhất trong toàn bộ văn bản.”
Tuy quyết định 1357/TCHQ-GSQL không phải là văn bản quy phạm pháp luật song tính bắt buộc của văn bản là có song trong văn bản nhiều nội dung chưa được rõ ràng.
– Một số loại hình trong hướng dẫn sử dụng còn chưa rõ ràng.
Ví dụ: Tại loại hình A11 hướng dẫn: “Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh tiêu dùng…” đáng lẽ cho thêm từ “Việt Nam” và cụm từ “tại cửa khẩu” sẽ hợp lý hơn: “Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt nam nhập khẩu hàng hóa kinh doanh tiêu dùng tại cửa khẩu..”.
Đáng nói là loại hình A12 từ Việt Nam trong hướng dẫn sử dụng có khi lại thừa và gây hiểu nhầm: “Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước…” như vậy nếu căn cứ vào câu từ này thì các doanh nghiệp FDI nhưng không phải là doanh nghiệp chế xuất không được nhập khẩu?
Mình sẽ đi chi tiết hơn trong việc phân tích từng loại hình.
1.3.3. Hướng dẫn theo nội dung đã bị sửa đổi:
Tại phần ghi chú loại hình nhập khẩu E31 có ghi: “ Áp dụng đối với trường hợp đáp ứng tại khoản 2 điều 12 nghị định 134/2016/NĐ-CP. Trường hợp không đáp ứng, thì khai báo theo loại hình A12”
Đáng nói rằng, điều 12 nghị định 134/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại nghị định 18/2021/NĐ-CP, trong đó có rất nhiều thay đổi mới. Vậy việc hướng dẫn theo văn bản cũ không còn phù hợp có phải là sai xót của quyết định này?
NGUỒN: ANH PHẠM THÀNH NAM (NAM SA ĐỌA) :v