Phần mềm trao đổi thông tin hàng hóa hiện đại giúp thu hút nhanh nguồn vốn đầu tư
Đây là khẳng định của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành tại buổi làm việc với đại diện Công ty TNHH Intel Việt Nam và Công ty SAP Việt Nam về Dự án thử nghiệm trao đổi thông tin hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất được tổ chức chiều 22/12.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: H.Anh.
Tại buổi làm việc, hai bên trao đổi nội dung chính của dự án Blockchain PoC và cập nhật tiến độ dự án bao gồm tiến trình dự án, các nội dung cơ bản trong thiết kế giải pháp tổng thể, các tình huống nghiệp vụ áp dụng trong việc thử nghiệm và mô tả giải pháp trên hệ thống, đồng thời hai bên thống nhất các bước thực hiện tiếp theo.
Theo đại diện Công ty TNHH Intel Việt Nam, SAP và Intel mong muốn sử dụng lợi thế dẫn đầu về ứng dụng công nghệ mới nhất trên thế giới và kinh nghiệm triển khai thực tế nhằm hỗ trợ Tổng cục Hải quan đạt được mục tiêu thực hiện việc số hóa mô hình quản lý hàng gia công, sản xuất và xuất khẩu cho hơn 10.000 DN sản xuất tại Việt Nam
Đồng thời, tận dụng sức mạnh công nghệ Blockchain của SAP và công nghệ điện toán bảo mật của Intel trong dự án POC với mục đích chuyển đổi quy trình quản lý bán tự động hiện nay sang hoàn toàn tự động nhằm tăng cường năng lực quản lý của Tổng cục Hải quan theo phương châm hoạt động “chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả” đồng thời mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động sản xuất tại Việt Nam.
Chia sẻ thông tin về phạm vi của dự án POC, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, đại diện Công ty TNHH Intel Việt Nam cho biết, mạng blockchain được thiết lập bao gồm hai thành viên là Tổng cục Hải quan và Công ty Intel, hệ thống sẽ thực hiện quy trình gửi và nhận thông tin hai đầu kho, kiểm tra thông tin định mức đồng thời bảo mật thông tin định mức của DN (thông tin định mức lưu trữ tại Công ty Intel và Tổng cục Hải quan thực hiện kiểm tra từ xa).
Dữ liệu được truyền qua mạng blockchain là hoàn toàn an toàn và không bị tiết lộ cho các bên không có mục đích theo bất kỳ cách nào, đồng thời dữ liệu giao dịch (báo cáo) không thể bị giả mạo. Hiện nay hệ thống này đã qua 5 tuần thử nghiệm và chuẩn bị bước sang giai đoạn 3 tuần kiểm thử.
“Sau 3 tuần nữa chúng tôi sẽ có báo cáo tổng hợp việc thử nghiệm hệ thống quản lý này”, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cho biết.
Đại diện Công ty TNHH Intel Việt Nam và Công ty SAP Việt Nam tại buổi làm việc. Anhr: H.Anh.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành cho rằng, phần mềm này trước hết phải phục vụ việc quản lý của DN, hỗ trợ DN quản lý nguyên liệu và thành phẩm, đây là điều cốt lõi.
“Nếu muốn thương mại hóa phần mềm này thì phần mềm phải hỗ trợ được cho DN. Nếu các DN coi phần mềm này là công cụ cốt lõi để quản lý nguyên vật liệu và thành phẩm thì chúng tôi sẽ sử dụng”, Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành khẳng định.
Ông cũng khẳng định, dự án này thành công sẽ phục vụ cho đất nước, cho DN và trước mắt là sẽ giúp thu hút nhanh nguồn vốn đầu tư, đồng thời nhấn mạnh, quan điểm chung trong xây dựng hệ thống phần mềm này là phải hiện đại, không được lạc hậu so với bất kỳ môi trường quản lý nào trong thời điểm hiện tại, cả ở góc độ quản lý cũng như kỹ thuật.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành phát biểu kết luận. Ảnh: H.Anh.
Những hoạt động kinh tế phát sinh, những chứng từ gốc của DN lập tức được phản ánh trên hệ thống. Nếu thấy nghi ngờ, cơ quan Hải quan có thể đối chiếu kiểm tra và truy xuất được dữ liệu gốc.
Bằng việc thử nghiệm xây dựng, hoàn thiện hệ thống này, Phó Tổng cục trưởng khẳng định chúng ta đang hướng tới mô hình quản lý hoàn hảo.
“Sự toàn vẹn về thông tin, sự bảo mật của hệ thống phải thuộc về Tổng cục Hải quan, và không ai có thể can thiệp được vào hệ thống. Thông tin trên hệ thống phải là tài sản của cơ quan Hải quan”, ông Mai Xuân Thành nói.
Sau giai đoạn thử nghiệm, hệ thống này sẽ bước vào giai đoạn thí điểm. Hai bên sẽ tiếp tục làm việc để cùng hiệu chỉnh.
Trước đó, ngày 3/11, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cùng với Tổng giám đốc Công ty TNHH Intel Việt Nam và Tổng giám đốc Công ty SAP Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong thử nghiệm trao đổi thông tin hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất.
Theo Biên bản ghi nhớ, các Bên sẽ nỗ lực phù hợp và thiện chí để hợp tác xây dựng giải pháp tổng thể cho việc trao đổi thông tin về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp gia công, sản xuất hàng xuất khẩu, chế xuất đáp ứng các yêu cầu quản lý của cơ quan Hải quan và để hỗ trợ 3 nhóm doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh khác nhau.
Việc triển khai giải pháp tổng thể được thực hiện qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Thử nghiệm; Giai đoạn 2: Thí điểm; Giai đoạn 3: Triển khai mở rộng.
BÁO HẢI QUAN
Đây là khẳng định của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành tại buổi làm việc với đại diện Công ty TNHH Intel Việt Nam và Công ty SAP Việt Nam về Dự án thử nghiệm trao đổi thông tin hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất được tổ chức chiều 22/12.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: H.Anh. |
Tại buổi làm việc, hai bên trao đổi nội dung chính của dự án Blockchain PoC và cập nhật tiến độ dự án bao gồm tiến trình dự án, các nội dung cơ bản trong thiết kế giải pháp tổng thể, các tình huống nghiệp vụ áp dụng trong việc thử nghiệm và mô tả giải pháp trên hệ thống, đồng thời hai bên thống nhất các bước thực hiện tiếp theo.
Theo đại diện Công ty TNHH Intel Việt Nam, SAP và Intel mong muốn sử dụng lợi thế dẫn đầu về ứng dụng công nghệ mới nhất trên thế giới và kinh nghiệm triển khai thực tế nhằm hỗ trợ Tổng cục Hải quan đạt được mục tiêu thực hiện việc số hóa mô hình quản lý hàng gia công, sản xuất và xuất khẩu cho hơn 10.000 DN sản xuất tại Việt Nam
Đồng thời, tận dụng sức mạnh công nghệ Blockchain của SAP và công nghệ điện toán bảo mật của Intel trong dự án POC với mục đích chuyển đổi quy trình quản lý bán tự động hiện nay sang hoàn toàn tự động nhằm tăng cường năng lực quản lý của Tổng cục Hải quan theo phương châm hoạt động “chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả” đồng thời mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động sản xuất tại Việt Nam.
Chia sẻ thông tin về phạm vi của dự án POC, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, đại diện Công ty TNHH Intel Việt Nam cho biết, mạng blockchain được thiết lập bao gồm hai thành viên là Tổng cục Hải quan và Công ty Intel, hệ thống sẽ thực hiện quy trình gửi và nhận thông tin hai đầu kho, kiểm tra thông tin định mức đồng thời bảo mật thông tin định mức của DN (thông tin định mức lưu trữ tại Công ty Intel và Tổng cục Hải quan thực hiện kiểm tra từ xa).
Dữ liệu được truyền qua mạng blockchain là hoàn toàn an toàn và không bị tiết lộ cho các bên không có mục đích theo bất kỳ cách nào, đồng thời dữ liệu giao dịch (báo cáo) không thể bị giả mạo. Hiện nay hệ thống này đã qua 5 tuần thử nghiệm và chuẩn bị bước sang giai đoạn 3 tuần kiểm thử.
“Sau 3 tuần nữa chúng tôi sẽ có báo cáo tổng hợp việc thử nghiệm hệ thống quản lý này”, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cho biết.
Đại diện Công ty TNHH Intel Việt Nam và Công ty SAP Việt Nam tại buổi làm việc. Anhr: H.Anh. |
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành cho rằng, phần mềm này trước hết phải phục vụ việc quản lý của DN, hỗ trợ DN quản lý nguyên liệu và thành phẩm, đây là điều cốt lõi.
“Nếu muốn thương mại hóa phần mềm này thì phần mềm phải hỗ trợ được cho DN. Nếu các DN coi phần mềm này là công cụ cốt lõi để quản lý nguyên vật liệu và thành phẩm thì chúng tôi sẽ sử dụng”, Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành khẳng định.
Ông cũng khẳng định, dự án này thành công sẽ phục vụ cho đất nước, cho DN và trước mắt là sẽ giúp thu hút nhanh nguồn vốn đầu tư, đồng thời nhấn mạnh, quan điểm chung trong xây dựng hệ thống phần mềm này là phải hiện đại, không được lạc hậu so với bất kỳ môi trường quản lý nào trong thời điểm hiện tại, cả ở góc độ quản lý cũng như kỹ thuật.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành phát biểu kết luận. Ảnh: H.Anh. |
Những hoạt động kinh tế phát sinh, những chứng từ gốc của DN lập tức được phản ánh trên hệ thống. Nếu thấy nghi ngờ, cơ quan Hải quan có thể đối chiếu kiểm tra và truy xuất được dữ liệu gốc.
Bằng việc thử nghiệm xây dựng, hoàn thiện hệ thống này, Phó Tổng cục trưởng khẳng định chúng ta đang hướng tới mô hình quản lý hoàn hảo.
“Sự toàn vẹn về thông tin, sự bảo mật của hệ thống phải thuộc về Tổng cục Hải quan, và không ai có thể can thiệp được vào hệ thống. Thông tin trên hệ thống phải là tài sản của cơ quan Hải quan”, ông Mai Xuân Thành nói.
Sau giai đoạn thử nghiệm, hệ thống này sẽ bước vào giai đoạn thí điểm. Hai bên sẽ tiếp tục làm việc để cùng hiệu chỉnh.
Trước đó, ngày 3/11, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cùng với Tổng giám đốc Công ty TNHH Intel Việt Nam và Tổng giám đốc Công ty SAP Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong thử nghiệm trao đổi thông tin hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất.
Theo Biên bản ghi nhớ, các Bên sẽ nỗ lực phù hợp và thiện chí để hợp tác xây dựng giải pháp tổng thể cho việc trao đổi thông tin về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp gia công, sản xuất hàng xuất khẩu, chế xuất đáp ứng các yêu cầu quản lý của cơ quan Hải quan và để hỗ trợ 3 nhóm doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh khác nhau.
Việc triển khai giải pháp tổng thể được thực hiện qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Thử nghiệm; Giai đoạn 2: Thí điểm; Giai đoạn 3: Triển khai mở rộng.
BÁO HẢI QUAN