Doanh nghiệp kêu trời vì phí hãng tàu tăng cao
Trong thời gian gần đây, các hãng vận tải biển tăng một số loại phí khiến các doanh nghiệp kêu trời vì khó khăn chồng chất khi đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch Covid-19.
Việc tăng phí của các hãng tàu vào thời điểm khó khăn hiện nay khiến doanh nghiệp gặp khó chồng chất. Ảnh: T.H
Phí tăng hàng nghìn USD/1 container
Ông Đỗ Minh Thiện, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Ngũ Lâm Việt cho biết, công ty sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu đi Mỹ và châu Âu. Trước đây (dịp đầu năm) xuất khẩu hàng đi Mỹ, chi phí vận chuyển cho hãng tàu chỉ mất từ 1.800 đến 2.200 USD/container 40 feet. Nay các hãng tàu đồng loạt tăng lên đến 5.500 USD và hiện tại là 6.300 USD/container 40 feet đi Mỹ, và 8.000 USD/ container đi châu Âu. Các hãng tàu đều lấy lý do là không có tàu vào. Hiện công ty còn tồn khoảng gần 100 container sản phẩm hàng không thể xuất khẩu được. Tình trạng này chỉ cầm cự được thời gian không lâu nữa là công ty phải tạm đóng cửa nhà máy. Ông Thiện còn cho biết, không chỉ công ty của ông gặp khó, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang trong tình trạng này.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, từ cuối tháng 10/2020, một số hãng tàu vận tải container như: Wan Hai Lines Ltd., Heung A Line, Interasia, Yaming Shipping Vietnam, Sinokor (Vietnam), Cosco Shipping Lines, Nam Sung Shipping Vietnam, Ever Green Shipping Agency, KMTC Lines… đồng loạt gửi thông báo đến các khách hàng về tăng phụ phí Rate retoration (RR) với hàng container xuất khẩu từ Việt Nam đi các thị trường châu Á, với mức tăng phụ phí từ 50 đến 200 USD/container và áp dụng ngay từ 1/11/2020, tức là chỉ vài ngày sau ngày gửi thông báo tới các khách hàng. Ngoài phí RR, ngày 6/11/2020, hãng tàu Yaming Shipping Vietnam cũng thông báo tăng phí Peak Season Surcharge (phụ phí mùa cao điểm) từ 150 – 450 USD.
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho rằng, giá vận chuyển container hàng hóa XNK trên thị trường gần như 100% do các hãng tàu nước ngoài đảm nhận. Đội tàu biển Việt Nam chưa có đủ năng lực cung cấp dịch vụ này.
VLA nhận định, các hãng tàu container nước ngoài đang thu của các doanh nghiệp XNK Việt Nam nhiều loại phí và phụ phí chưa hợp lý, trong đó có phí bốc xếp hàng hóa mà hãng tàu trả cho cảng. Từ năm 2009 các hãng tàu đã áp dụng thu phí và phụ phí với mức tăng đều qua các năm, không phụ thuộc vào giá bốc xếp tại cảng. Các hãng tàu nước ngoài đang thu phụ phí xếp dỡ tại cảng (THC) cao nhưng chỉ trả lại cho cảng ở mức chỉ bằng 30-45% mức thu từ khách hàng xuất nhập khẩu. Với trên 10 triệu TEU hàng hóa XNK thông qua cảng biển Việt Nam mỗi năm thì các hãng tàu đã hưởng phần chênh lệch phí xếp dỡ rất lớn. Vì vậy, khi tăng giá dịch vụ tại cảng biển cần quản lý các hãng tàu container nước ngoài không được tăng thu phụ phí THC và các phụ phí khác nhằm giảm chi phí logistics quốc gia.
VLA cho rằng trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và tác động làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu thì việc tăng giá bốc xếp cần có lộ trình vào thời điểm thích hợp. Giá dịch vụ cảng biển nói chung và giá bốc xếp cảng biển nói riêng phải đảm bảo hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp cảng và lợi ích quốc gia trong quá trình kinh doanh.
“Tuýt còi” hãng tàu
Trước việc tăng giá, áp dụng ngay tức thời của các hãng tàu, Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản gửi các doanh nghiệp vận tải biển container về việc thực hiện niêm yết giá theo Nghị định số 146/2016/NĐ-CP quy định việc niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển, giá dịch vụ tại cảng biển.
Cụ thể, hãng tàu phải thực hiện niêm yết đầy đủ thông tin về: Điểm đi và điểm đến của tuyến vận tải; danh mục và mức giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển, phụ thu tương ứng với tuyến đường vận chuyển và loại hàng hóa được vận chuyển; mức giá niêm yết đã bao gồm giá dịch vụ liên quan phát sinh và các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có); thông tin doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển hoặc đại lý, doanh nghiệp được ủy quyền niêm yết.
Trường hợp thay đổi theo hướng tăng giá vận chuyển bằng đường biển, tăng phụ thu đã được niêm yết, ngày hiệu lực của giá vận chuyển bằng đường biển hoặc phụ thu do doanh nghiệp quy định nhưng không sớm hơn 15 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết sự thay đổi.
Nếu thay đổi theo hướng giảm giá vận chuyển bằng đường biển, phụ thu đã được niêm yết, ngày hiệu lực của giá vận chuyển bằng đường biển hoặc phụ thu được tính kể từ ngày đã niêm yết sự thay đổi.
Trường hợp thay đổi giá dịch vụ tại cảng biển thì thực hiện kê khai với cơ quan có thẩm quyền và niêm yết theo quy định của pháp luật về giá.
Bên cạnh việc niêm yết giá, Cục Hàng hải Việt Nam cũng đề nghị các doanh nghiệp vận tải quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
BÁO HẢI QUAN
Trong thời gian gần đây, các hãng vận tải biển tăng một số loại phí khiến các doanh nghiệp kêu trời vì khó khăn chồng chất khi đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch Covid-19.
Việc tăng phí của các hãng tàu vào thời điểm khó khăn hiện nay khiến doanh nghiệp gặp khó chồng chất. Ảnh: T.H |
Phí tăng hàng nghìn USD/1 container
Ông Đỗ Minh Thiện, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Ngũ Lâm Việt cho biết, công ty sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu đi Mỹ và châu Âu. Trước đây (dịp đầu năm) xuất khẩu hàng đi Mỹ, chi phí vận chuyển cho hãng tàu chỉ mất từ 1.800 đến 2.200 USD/container 40 feet. Nay các hãng tàu đồng loạt tăng lên đến 5.500 USD và hiện tại là 6.300 USD/container 40 feet đi Mỹ, và 8.000 USD/ container đi châu Âu. Các hãng tàu đều lấy lý do là không có tàu vào. Hiện công ty còn tồn khoảng gần 100 container sản phẩm hàng không thể xuất khẩu được. Tình trạng này chỉ cầm cự được thời gian không lâu nữa là công ty phải tạm đóng cửa nhà máy. Ông Thiện còn cho biết, không chỉ công ty của ông gặp khó, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang trong tình trạng này.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, từ cuối tháng 10/2020, một số hãng tàu vận tải container như: Wan Hai Lines Ltd., Heung A Line, Interasia, Yaming Shipping Vietnam, Sinokor (Vietnam), Cosco Shipping Lines, Nam Sung Shipping Vietnam, Ever Green Shipping Agency, KMTC Lines… đồng loạt gửi thông báo đến các khách hàng về tăng phụ phí Rate retoration (RR) với hàng container xuất khẩu từ Việt Nam đi các thị trường châu Á, với mức tăng phụ phí từ 50 đến 200 USD/container và áp dụng ngay từ 1/11/2020, tức là chỉ vài ngày sau ngày gửi thông báo tới các khách hàng. Ngoài phí RR, ngày 6/11/2020, hãng tàu Yaming Shipping Vietnam cũng thông báo tăng phí Peak Season Surcharge (phụ phí mùa cao điểm) từ 150 – 450 USD.
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho rằng, giá vận chuyển container hàng hóa XNK trên thị trường gần như 100% do các hãng tàu nước ngoài đảm nhận. Đội tàu biển Việt Nam chưa có đủ năng lực cung cấp dịch vụ này.
VLA nhận định, các hãng tàu container nước ngoài đang thu của các doanh nghiệp XNK Việt Nam nhiều loại phí và phụ phí chưa hợp lý, trong đó có phí bốc xếp hàng hóa mà hãng tàu trả cho cảng. Từ năm 2009 các hãng tàu đã áp dụng thu phí và phụ phí với mức tăng đều qua các năm, không phụ thuộc vào giá bốc xếp tại cảng. Các hãng tàu nước ngoài đang thu phụ phí xếp dỡ tại cảng (THC) cao nhưng chỉ trả lại cho cảng ở mức chỉ bằng 30-45% mức thu từ khách hàng xuất nhập khẩu. Với trên 10 triệu TEU hàng hóa XNK thông qua cảng biển Việt Nam mỗi năm thì các hãng tàu đã hưởng phần chênh lệch phí xếp dỡ rất lớn. Vì vậy, khi tăng giá dịch vụ tại cảng biển cần quản lý các hãng tàu container nước ngoài không được tăng thu phụ phí THC và các phụ phí khác nhằm giảm chi phí logistics quốc gia.
VLA cho rằng trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và tác động làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu thì việc tăng giá bốc xếp cần có lộ trình vào thời điểm thích hợp. Giá dịch vụ cảng biển nói chung và giá bốc xếp cảng biển nói riêng phải đảm bảo hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp cảng và lợi ích quốc gia trong quá trình kinh doanh.
“Tuýt còi” hãng tàu
Trước việc tăng giá, áp dụng ngay tức thời của các hãng tàu, Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản gửi các doanh nghiệp vận tải biển container về việc thực hiện niêm yết giá theo Nghị định số 146/2016/NĐ-CP quy định việc niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển, giá dịch vụ tại cảng biển.
Cụ thể, hãng tàu phải thực hiện niêm yết đầy đủ thông tin về: Điểm đi và điểm đến của tuyến vận tải; danh mục và mức giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển, phụ thu tương ứng với tuyến đường vận chuyển và loại hàng hóa được vận chuyển; mức giá niêm yết đã bao gồm giá dịch vụ liên quan phát sinh và các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có); thông tin doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển hoặc đại lý, doanh nghiệp được ủy quyền niêm yết.
Trường hợp thay đổi theo hướng tăng giá vận chuyển bằng đường biển, tăng phụ thu đã được niêm yết, ngày hiệu lực của giá vận chuyển bằng đường biển hoặc phụ thu do doanh nghiệp quy định nhưng không sớm hơn 15 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết sự thay đổi.
Nếu thay đổi theo hướng giảm giá vận chuyển bằng đường biển, phụ thu đã được niêm yết, ngày hiệu lực của giá vận chuyển bằng đường biển hoặc phụ thu được tính kể từ ngày đã niêm yết sự thay đổi.
Trường hợp thay đổi giá dịch vụ tại cảng biển thì thực hiện kê khai với cơ quan có thẩm quyền và niêm yết theo quy định của pháp luật về giá.
Bên cạnh việc niêm yết giá, Cục Hàng hải Việt Nam cũng đề nghị các doanh nghiệp vận tải quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
BÁO HẢI QUAN