“Chìa khóa” cải cách kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm
Ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai mô hình mới tại dự thảo Đề án cải cách kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa NK là giải pháp quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu áp dụng triệt để công tác quản lý rủi ro, cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra, cũng như đảm bảo sự kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước.
Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu Giang Thành- Kiên Giang. Ảnh: Đ.N
Công nghệ sẽ giúp minh bạch thông tin
Theo sát quá trình xây dựng Đề án, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Phó Giám đốc thường trực Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) cho biết, ý kiến của cộng đồng DN đặc biệt nhất quán khi bàn về giải pháp cải cách KTCN ngay từ ngày đầu tiếp cận về ý tưởng đến bây giờ khi đi vào nội dung thảo luận chi tiết. 99% ý kiến DN cho rằng nếu Chính phủ quyết tâm thực hiện giải pháp cải cách KTCN sẽ thực sự là cuộc cách mạng trong hoạt động XNK.
Trao đổi cụ thể hơn về các nội dung cải cách tại Đề án, bà Đỗ Thu Thủy – Giám đốc Công ty Korchem Co.,Ltd cho rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ là giải pháp quan trọng để triển khai mô hình cải cách kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa NK. Bởi cơ quan Hải quan có nguồn dữ liệu thông tin của toàn bộ doanh nghiệp XNK, đó là nguồn dữ liệu quan trọng để cơ quan Hải quan có thể sử dụng để phân tích, đánh giá rủi ro phục vụ phân luồng kiểm tra.
“Với việc xác minh mức độ kiểm tra dựa trên dữ liệu tự động phân tích thông tin của hệ thống sẽ giúp minh bạch thông tin, cắt giảm mặt hàng phải kiểm tra” – bà Đỗ Thu Thủy đánh giá.
Ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để triển khai Mô hình mới là nội dung cải cách thứ 7 tại dự thảo Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa NK. Theo Bộ Tài chính, hiện tại các cơ quan quản lý nhà nước đang sử dụng Cổng thông tin một cửa quốc gia để thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến cấp phép, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa XK, NK, quá cảnh.
Về phía cơ quan Hải quan, hệ thống thông quan tự động và các hệ thống công nghệ thông tin cốt lõi đã được triển khai từ năm 2014 cho tất cả các cục hải quan trên toàn quốc. Hiện 99% các tờ khai hàng hóa đã được làm thủ tục và thông quan trên hệ thống công nghệ thông tin của ngành Hải quan.
Như vậy, công tác quản lý đối với hàng hóa XNK, quá cảnh, bao gồm công tác kiểm tra chuyên ngành của các cơ quan nhà nước bước đầu đã được tự động hóa, điện tử hóa. Đây là một tiền đề hết sức quan trọng, tạo nền tảng về mặt thông tin, dữ liệu, hồ sơ điện tử cũng như công cụ để chuyển đổi từ mô hình cũ sang mô hình mới. Tuy nhiên, thông tin quản lý hiện không được xâu chuỗi để đảm bảo tính liên tục và nhất quán, đang được chia sẻ một cách rời rạc, chưa kịp thời, thậm chí đôi khi chưa đầy đủ.
Chính vì vậy, thông qua việc minh bạch, công khai các thông tin kiểm tra chất lượng của người NK, đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin một mặt sẽ khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật về kiểm tra chất lượng, mặt khác giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin về kiểm tra chất lượng hàng hóa NK (thuộc diện kiểm tra chặt, thông thường, giảm) để từ đó chủ động trong hoạt động NK hàng hóa của mình. Về phía người tiêu dùng sẽ có đầy đủ thông tin về kiểm tra chất lượng hàng hóa NK để đảm bảo được tiêu dùng những sản phẩm, hàng hóa đảm bảo chất lượng, đồng thời phối hợp cùng các cơ quan chức năng giám sát hàng hóa đó trong quá trình lưu thông trên thị trường, giám sát hoạt động NK của doanh nghiệp NK hàng hóa. Về phía cơ quan quản lý thì thông tin về chất lượng hàng hóa NK phục vụ việc tổ chức và chỉ đạo hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa theo lĩnh vực được phân công.
Đảm bảo quản lý
Bộ Tài chính đánh giá việc chuyển đổi từ mô hình hình cũ sang mô hình mới sẽ có nhiều thuận lợi. Các cơ quan quản lý có thể tận dụng được các chức năng tiếp nhận hồ sơ điện tử đã được thiết kế trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, đồng thời có thể tận dụng cơ sở dữ liệu trên 3 triệu hồ sơ của trên 38 nghìn doanh nghiệp đã làm thủ tục trên Cổng thông tin một cửa quốc gia từ năm 2014 tới nay làm nền tảng để phân tích, đánh giá rủi ro phục vụ phân luồng kiểm tra chuyên ngành.
Tuy nhiên Cổng thông tin một cửa quốc gia, hệ thống thông quan tự động và hệ thống quản lý rủi ro cần phải nâng cấp để bổ sung các tính năng mới; ví dụ như: hỗ trợ doanh nghiệp xác định hàng hóa có thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành hay không; hỗ trợ doanh nghiệp công bố tiêu chuẩn/quy chuẩn mà hàng hóa của họ đáp ứng; kết nối và chia sẻ hồ sơ, dữ liệu cho các bên liên quan (bao gồm cả dữ liệu thông quan); phân luồng kiểm tra chuyên ngành kết hợp với phân luồng kiểm tra hải quan; cung cấp các chỉ dẫn cho doanh nghiệp để thực hiện các công đoạn trong kiểm tra chuyên ngành kết hợp với kiểm tra hải quan; lấy mẫu, giao nhận mẫu và quản lý mẫu…
Để triển khai Đề án, theo Bộ Tài chính, hệ thống công nghệ thông tin phải được nâng cấp, bổ sung một số chức năng nhằm đáp ứng các yêu cầu tự động xác định đối tượng hàng hóa thuộc hoặc không thuộc diện miễn kiểm tra; được áp dụng hoặc không được áp dụng phương thức kiểm tra giảm/kiểm tra thông thường trên cơ sở các nguyên tắc kiểm tra được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật.
Có thể kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động NK, với những thông tin cơ bản bao gồm: hồ sơ kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; tờ khai hải quan; kết quả đánh giá sự phù hợp; kết quả kiểm tra của các cơ quan kiểm tra; danh mục các mặt hàng phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; thông tin liên quan đến vi phạm của doanh nghiệp trong quá trình hậu kiểm.
Bên cạnh đó, hệ thống cũng đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch các thông tin về chất lượng hàng hóa như: danh mục các mặt hàng phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra; danh sách hàng hóa được áp dụng phương thức kiểm tra giảm/kiểm tra thông thường, từ đó xác định hàng hóa không đủ điều kiện để được áp dụng phương thức kiểm tra giảm/kiểm tra thông thường mà phải áp dụng phương thức kiểm tra chặt. Đặc biệt, hệ thống có thể tích hợp Hệ thống thông quan tự động hải quan với Cổng thông tin một cửa quốc gia.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai mô hình mới tại dự thảo Đề án cải cách kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa NK là giải pháp quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu áp dụng triệt để công tác quản lý rủi ro, cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra, cũng như đảm bảo sự kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước.
Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu Giang Thành- Kiên Giang. Ảnh: Đ.N |
Công nghệ sẽ giúp minh bạch thông tin
Theo sát quá trình xây dựng Đề án, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Phó Giám đốc thường trực Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) cho biết, ý kiến của cộng đồng DN đặc biệt nhất quán khi bàn về giải pháp cải cách KTCN ngay từ ngày đầu tiếp cận về ý tưởng đến bây giờ khi đi vào nội dung thảo luận chi tiết. 99% ý kiến DN cho rằng nếu Chính phủ quyết tâm thực hiện giải pháp cải cách KTCN sẽ thực sự là cuộc cách mạng trong hoạt động XNK.
Trao đổi cụ thể hơn về các nội dung cải cách tại Đề án, bà Đỗ Thu Thủy – Giám đốc Công ty Korchem Co.,Ltd cho rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ là giải pháp quan trọng để triển khai mô hình cải cách kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa NK. Bởi cơ quan Hải quan có nguồn dữ liệu thông tin của toàn bộ doanh nghiệp XNK, đó là nguồn dữ liệu quan trọng để cơ quan Hải quan có thể sử dụng để phân tích, đánh giá rủi ro phục vụ phân luồng kiểm tra.
“Với việc xác minh mức độ kiểm tra dựa trên dữ liệu tự động phân tích thông tin của hệ thống sẽ giúp minh bạch thông tin, cắt giảm mặt hàng phải kiểm tra” – bà Đỗ Thu Thủy đánh giá.
Ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để triển khai Mô hình mới là nội dung cải cách thứ 7 tại dự thảo Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa NK. Theo Bộ Tài chính, hiện tại các cơ quan quản lý nhà nước đang sử dụng Cổng thông tin một cửa quốc gia để thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến cấp phép, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa XK, NK, quá cảnh.
Về phía cơ quan Hải quan, hệ thống thông quan tự động và các hệ thống công nghệ thông tin cốt lõi đã được triển khai từ năm 2014 cho tất cả các cục hải quan trên toàn quốc. Hiện 99% các tờ khai hàng hóa đã được làm thủ tục và thông quan trên hệ thống công nghệ thông tin của ngành Hải quan.
Như vậy, công tác quản lý đối với hàng hóa XNK, quá cảnh, bao gồm công tác kiểm tra chuyên ngành của các cơ quan nhà nước bước đầu đã được tự động hóa, điện tử hóa. Đây là một tiền đề hết sức quan trọng, tạo nền tảng về mặt thông tin, dữ liệu, hồ sơ điện tử cũng như công cụ để chuyển đổi từ mô hình cũ sang mô hình mới. Tuy nhiên, thông tin quản lý hiện không được xâu chuỗi để đảm bảo tính liên tục và nhất quán, đang được chia sẻ một cách rời rạc, chưa kịp thời, thậm chí đôi khi chưa đầy đủ.
Chính vì vậy, thông qua việc minh bạch, công khai các thông tin kiểm tra chất lượng của người NK, đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin một mặt sẽ khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật về kiểm tra chất lượng, mặt khác giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin về kiểm tra chất lượng hàng hóa NK (thuộc diện kiểm tra chặt, thông thường, giảm) để từ đó chủ động trong hoạt động NK hàng hóa của mình. Về phía người tiêu dùng sẽ có đầy đủ thông tin về kiểm tra chất lượng hàng hóa NK để đảm bảo được tiêu dùng những sản phẩm, hàng hóa đảm bảo chất lượng, đồng thời phối hợp cùng các cơ quan chức năng giám sát hàng hóa đó trong quá trình lưu thông trên thị trường, giám sát hoạt động NK của doanh nghiệp NK hàng hóa. Về phía cơ quan quản lý thì thông tin về chất lượng hàng hóa NK phục vụ việc tổ chức và chỉ đạo hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa theo lĩnh vực được phân công.
Đảm bảo quản lý
Bộ Tài chính đánh giá việc chuyển đổi từ mô hình hình cũ sang mô hình mới sẽ có nhiều thuận lợi. Các cơ quan quản lý có thể tận dụng được các chức năng tiếp nhận hồ sơ điện tử đã được thiết kế trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, đồng thời có thể tận dụng cơ sở dữ liệu trên 3 triệu hồ sơ của trên 38 nghìn doanh nghiệp đã làm thủ tục trên Cổng thông tin một cửa quốc gia từ năm 2014 tới nay làm nền tảng để phân tích, đánh giá rủi ro phục vụ phân luồng kiểm tra chuyên ngành.
Tuy nhiên Cổng thông tin một cửa quốc gia, hệ thống thông quan tự động và hệ thống quản lý rủi ro cần phải nâng cấp để bổ sung các tính năng mới; ví dụ như: hỗ trợ doanh nghiệp xác định hàng hóa có thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành hay không; hỗ trợ doanh nghiệp công bố tiêu chuẩn/quy chuẩn mà hàng hóa của họ đáp ứng; kết nối và chia sẻ hồ sơ, dữ liệu cho các bên liên quan (bao gồm cả dữ liệu thông quan); phân luồng kiểm tra chuyên ngành kết hợp với phân luồng kiểm tra hải quan; cung cấp các chỉ dẫn cho doanh nghiệp để thực hiện các công đoạn trong kiểm tra chuyên ngành kết hợp với kiểm tra hải quan; lấy mẫu, giao nhận mẫu và quản lý mẫu…
Để triển khai Đề án, theo Bộ Tài chính, hệ thống công nghệ thông tin phải được nâng cấp, bổ sung một số chức năng nhằm đáp ứng các yêu cầu tự động xác định đối tượng hàng hóa thuộc hoặc không thuộc diện miễn kiểm tra; được áp dụng hoặc không được áp dụng phương thức kiểm tra giảm/kiểm tra thông thường trên cơ sở các nguyên tắc kiểm tra được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật.
Có thể kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động NK, với những thông tin cơ bản bao gồm: hồ sơ kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; tờ khai hải quan; kết quả đánh giá sự phù hợp; kết quả kiểm tra của các cơ quan kiểm tra; danh mục các mặt hàng phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; thông tin liên quan đến vi phạm của doanh nghiệp trong quá trình hậu kiểm.
Bên cạnh đó, hệ thống cũng đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch các thông tin về chất lượng hàng hóa như: danh mục các mặt hàng phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra; danh sách hàng hóa được áp dụng phương thức kiểm tra giảm/kiểm tra thông thường, từ đó xác định hàng hóa không đủ điều kiện để được áp dụng phương thức kiểm tra giảm/kiểm tra thông thường mà phải áp dụng phương thức kiểm tra chặt. Đặc biệt, hệ thống có thể tích hợp Hệ thống thông quan tự động hải quan với Cổng thông tin một cửa quốc gia.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN