Ngành Hải quan tăng cường kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã tích cực, chủ động, khẩn trương thực hiện các nội dung liên quan để sớm hoàn thành mục tiêu kết nối được 70 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Thủ tục hủy tờ khai hải quan trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) Lê Đức Thành cho biết: theo kế hoạch đặt ra năm 2020, ngành Hải quan phải kết nối 60 DVCTT lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Theo lộ trình này, hết quý 2, ngành Hải quan hoàn thành kết nối 6 DVCTT, quý 3 kết nối 18 DVCTT và quý 4 sẽ kết nối 36 DVCTT.
Tuy nhiên, ngày 21/7/2020, Bộ Tài chính có thông báo số 482/TB-BTC yêu cầu các đơn vị tập trung nguồn lực hoàn thành kết nối DVCTT lên Cổng dịch vụ công quốc gia trước 15/8/2020. Trong đó, Tổng cục Hải quan phải kết nối thêm 10 thủ tục, như vậy số lượng DVCTT kết nối của toàn Ngành hết năm 2020 là 70.
Để triển khai DVCTT của Tổng cục Hải quan lên Cổng dịch vụ công quốc gia cần 4 bước chính, gồm:
Bước 1, Cục CNTT và Thống kê hải quan chủ động triển khai DVCTT vào Module tích hợp (được cài đặt tại Tổng cục Hải quan) để kết nối, chia sẻ lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Bước 2, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) kiểm thử từ bước đăng nhập, nộp hồ sơ, xử lý hồ sơ, trả kết quả xử lý, tra cứu kết quả xử lý hồ sơ…
Bước 3, sửa lỗi phát sinh và kiểm thử lại.
Bước 4, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) xác nhận hoàn tất tích hợp và chính thức triển khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Triển khai các nhiệm vụ trên, ngày 31/7/2020, Tổng cục Hải quan đã thực hiện kết nối, chia sẻ lên Cổng dịch vụ công quốc gia 60 DVCTT.
Theo Tổng cục Hải quan, ngoài sự chủ động của cơ quan Hải quan ở bước 1, để đảm bảo hoàn thành kết nối DVCTT theo đúng kế hoạch, Tổng cục Hải quan rất cần sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả (ở các bước: 2, 3, 4) của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ), Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính) và doanh nghiệp viễn thông.
Liên quan đến lợi ích khi kết nối DVCTT lên Cổng dịch vụ công quốc gia, Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan Lê Đức Thành chia sẻ: về mặt bản chất, DVCTT luôn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đó là, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục hành chính mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi phương tiện; giảm chi phí cho doanh nghiệp do không phải sử dụng hồ sơ giấy, giảm thời gian đi lại do không phải đến thực hiện trực tiếp tại cơ quan Hải quan; nâng cao tính công khai, minh bạch trong thực hiện thủ tục hành chính.
Ngoài ra, kết nối DVCTT lên Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ giúp người dân, doanh nghiệp có thêm phương án thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, ngoài việc thực hiện qua Hệ thống DVCTT công trực tuyến của ngành Hải quan như hiện nay.
Đặc biệt, việc tích hợp DVCTT của ngành Hải quan lên Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ giúp người dân thực hiện được đồng thời nhiều thủ tục chỉ thông qua một đấu mối. Bởi, trước đây, doanh nghiệp thực hiện DVCTT của ngành Hải quan sẽ vào hệ thống của cơ quan Hải quan, sau đó muốn thực hiện tiếp DVCTT ở lĩnh vực khác lại phải đăng nhập vào từng hệ thống của cơ quan quản lý đó…
Về thực hiện DVCTT của ngành Hải quan nói chung, hết tháng 7, toàn Ngành đã cung cấp 198/219 DVCTT mức độ 3 và 4 (chiếm 90,4%, bao gồm 70 DVCTT kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia). Trong đó có 192 thủ tục trong lĩnh vực hải quan đã được cung cấp DVCTT ở mức độ 4 (đạt tỷ lệ 87,6%).
Ngoài thực hiện DVCTT, thời gian gần đây Tổng cục Hải quan tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp như: tiếp tục triển khai phiên bản mới của Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan (tại địa chỉ tongcuc.customs.gov.vn). Công tác quản lý, giám sát và đảm bảo vận hành Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS và các hệ thống CNTT tập trung của ngành Hải quan ổn định 24/7, đảm bảo an ninh, an toàn, đường truyền thông suốt phục vụ đắc lực cho việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Về thanh toán điện tử, đến nay, số ngân hàng phối hợp thu với Tổng cục Hải quan là 43 trong đó có 30 ngân hàng tham gia nộp thuế điện tử và thông quan 24/7; số thu ngân sách bằng phương thức điện tử đạt tỷ lệ trên 97% tổng số thu ngân sách của toàn Ngành…
Một số DVCTT của ngành Hải quan đã kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia như:Thủ tục huỷ tờ khai hải quan;
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển;
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển cửa khẩu;
Thủ tục thành lập địa điểm kiểm tra là chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất;
Phân loại máy móc, thiết bị ở dạng nguyên chiếc, tháo rời;
Thủ tục phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương (84, 85, và 90) thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
Thủ tục xem hàng hóa trước khi khai hải quan…
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã tích cực, chủ động, khẩn trương thực hiện các nội dung liên quan để sớm hoàn thành mục tiêu kết nối được 70 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Thủ tục hủy tờ khai hải quan trên Cổng dịch vụ công quốc gia. |
Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) Lê Đức Thành cho biết: theo kế hoạch đặt ra năm 2020, ngành Hải quan phải kết nối 60 DVCTT lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Theo lộ trình này, hết quý 2, ngành Hải quan hoàn thành kết nối 6 DVCTT, quý 3 kết nối 18 DVCTT và quý 4 sẽ kết nối 36 DVCTT.
Tuy nhiên, ngày 21/7/2020, Bộ Tài chính có thông báo số 482/TB-BTC yêu cầu các đơn vị tập trung nguồn lực hoàn thành kết nối DVCTT lên Cổng dịch vụ công quốc gia trước 15/8/2020. Trong đó, Tổng cục Hải quan phải kết nối thêm 10 thủ tục, như vậy số lượng DVCTT kết nối của toàn Ngành hết năm 2020 là 70.
Để triển khai DVCTT của Tổng cục Hải quan lên Cổng dịch vụ công quốc gia cần 4 bước chính, gồm:
Bước 1, Cục CNTT và Thống kê hải quan chủ động triển khai DVCTT vào Module tích hợp (được cài đặt tại Tổng cục Hải quan) để kết nối, chia sẻ lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Bước 2, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) kiểm thử từ bước đăng nhập, nộp hồ sơ, xử lý hồ sơ, trả kết quả xử lý, tra cứu kết quả xử lý hồ sơ…
Bước 3, sửa lỗi phát sinh và kiểm thử lại.
Bước 4, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) xác nhận hoàn tất tích hợp và chính thức triển khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Triển khai các nhiệm vụ trên, ngày 31/7/2020, Tổng cục Hải quan đã thực hiện kết nối, chia sẻ lên Cổng dịch vụ công quốc gia 60 DVCTT.
Theo Tổng cục Hải quan, ngoài sự chủ động của cơ quan Hải quan ở bước 1, để đảm bảo hoàn thành kết nối DVCTT theo đúng kế hoạch, Tổng cục Hải quan rất cần sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả (ở các bước: 2, 3, 4) của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ), Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính) và doanh nghiệp viễn thông.
Liên quan đến lợi ích khi kết nối DVCTT lên Cổng dịch vụ công quốc gia, Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan Lê Đức Thành chia sẻ: về mặt bản chất, DVCTT luôn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đó là, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục hành chính mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi phương tiện; giảm chi phí cho doanh nghiệp do không phải sử dụng hồ sơ giấy, giảm thời gian đi lại do không phải đến thực hiện trực tiếp tại cơ quan Hải quan; nâng cao tính công khai, minh bạch trong thực hiện thủ tục hành chính.
Ngoài ra, kết nối DVCTT lên Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ giúp người dân, doanh nghiệp có thêm phương án thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, ngoài việc thực hiện qua Hệ thống DVCTT công trực tuyến của ngành Hải quan như hiện nay.
Đặc biệt, việc tích hợp DVCTT của ngành Hải quan lên Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ giúp người dân thực hiện được đồng thời nhiều thủ tục chỉ thông qua một đấu mối. Bởi, trước đây, doanh nghiệp thực hiện DVCTT của ngành Hải quan sẽ vào hệ thống của cơ quan Hải quan, sau đó muốn thực hiện tiếp DVCTT ở lĩnh vực khác lại phải đăng nhập vào từng hệ thống của cơ quan quản lý đó…
Về thực hiện DVCTT của ngành Hải quan nói chung, hết tháng 7, toàn Ngành đã cung cấp 198/219 DVCTT mức độ 3 và 4 (chiếm 90,4%, bao gồm 70 DVCTT kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia). Trong đó có 192 thủ tục trong lĩnh vực hải quan đã được cung cấp DVCTT ở mức độ 4 (đạt tỷ lệ 87,6%).
Ngoài thực hiện DVCTT, thời gian gần đây Tổng cục Hải quan tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp như: tiếp tục triển khai phiên bản mới của Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan (tại địa chỉ tongcuc.customs.gov.vn). Công tác quản lý, giám sát và đảm bảo vận hành Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS và các hệ thống CNTT tập trung của ngành Hải quan ổn định 24/7, đảm bảo an ninh, an toàn, đường truyền thông suốt phục vụ đắc lực cho việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Về thanh toán điện tử, đến nay, số ngân hàng phối hợp thu với Tổng cục Hải quan là 43 trong đó có 30 ngân hàng tham gia nộp thuế điện tử và thông quan 24/7; số thu ngân sách bằng phương thức điện tử đạt tỷ lệ trên 97% tổng số thu ngân sách của toàn Ngành…
Một số DVCTT của ngành Hải quan đã kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia như:Thủ tục huỷ tờ khai hải quan;
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển; Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển cửa khẩu; Thủ tục thành lập địa điểm kiểm tra là chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất; Phân loại máy móc, thiết bị ở dạng nguyên chiếc, tháo rời; Thủ tục phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương (84, 85, và 90) thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Thủ tục xem hàng hóa trước khi khai hải quan… |
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN