Khám xét 5 container thảo dược từ Trung Quốc “đội lốt” củ cải, cà rốt
5 container hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc khai là táo ta, củ cải, cà rốt… nhưng có chứa phần lớn là thảo dược vừa được lực lượng Hải quan phát hiện tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng).
Chiều 22/6, lãnh đạo Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung- Đội 2 (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) cho biết, đơn vị đang phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng (Cục Hải quan Đà Nẵng) và các lực lượng chức năng đang tiến hành khám xét số hàng trên.
Theo lãnh đạo Đội 2, ngày 14/6/2020, Công ty TNHH Thương mại XNK N.S (địa chỉ tại tỉnh Hải Dương) mở tờ khai nhập khẩu số 10336383661/A12 tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng.
Theo khai báo, hàng hóa gồm: “táo ta, quả mơ, hạt điều, củ cải, cà rốt” sấy khô chưa qua chế biến, dùng làm thực phẩm để đun nước uống, ăn chưa qua tẩm ướt, hàng mới 100%, không nằm trong CITES.
Lô hàng này được chứa trong 5 container loại 40’, số container này được vận chuyển trên tàu INSPIR, chuyến 20003S từ cảng HangPu (Trung Quốc) đến cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) ngày 14/6/2020.
“Qua công tác phân tích thông tin nghiệp vụ kết hợp với cơ sở báo tin cho biết việc khai báo hàng hóa chứa 5 container trên không trung thực. Hàng hóa thực chất là nguyên liệu làm thuốc, không đơn giản là 5 mặt hàng khai báo trên. Nhận định đây là thủ đoạn khai báo gian dối của doanh nghiệp nhằm trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, Đội 2 đã báo cáo lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu đề xuất phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng để xác minh thông tin và tiến hành kiểm tra đối chiếu hàng hóa thực nhập với khai báo để làm rõ hành vi khai báo không trung thực của Công ty. Tại cuộc kiểm tra vào chiều 22/6, lực lượng chức năng phát hiện hàng hóa chứa trong 5 container trên không phải chỉ là táo ta, củ cải, cà rốt như doanh nghiệp khai báo mà phần lớn là thảo dược, bằng phương pháp cảm quan sơ bộ xác định đây là nguyên liệu làm thuốc. Cơ quan kiểm định thuốc đang tiến hành lấy mẫu vật để xác định tên hàng, công dụng”- lãnh đạo Đội 2 nói.
Lực lượng Hải quan đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng hành khám xét, điều tra xác minh để xử lý theo thẩm quyền.
Được biết, dựơc liệu là nguồn nguyên liệu dùng làm thuốc chữa bệnh, là mặt hàng nhạy cảm. Nếu nguyên liệu không bảo đảm tiêu chuẩn nhập khẩu được sử dụng làm thuốc chữa bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, không chỉ tác động tiêu cực trước mắt mà có nguy cơ di truyền.
Mặt khác, Luật Dược và các văn bản hướng dẫn quy định việc nhập khẩu, sản xuất kinh doanh dược liệu phải đăng ký với cơ quan chức năng. Khi được cấp phép đủ điều kiện mới được hoạt động. Đặc biệt, tất cả các loại dược liệu nhập khẩu vào Việt Nam đều phải qua quá trình kiểm tra gắt gao, nếu đủ tiêu chuẩn mới được nhập. Ngoài ra, cửa khẩu nhập đối với mặt hàng này phải là cửa khẩu quốc tế.
Lãnh đạo Đội 2 phân tích: Từ những quy định về tiêu chuẩn nhập khẩu chặt chẽ như vậy, nên doanh nghiệp cố tình ngụy trang trong khai báo hòng qua mặt cơ quan chức năng để thông quan trót lọt.
Thực tế, năm 2019 lực lượng Hải quan đã phát hiện một số vụ việc vi phạm về nhập khẩu thuốc bắc, dược liệu “đội lốt” hàng nông sản.
Báo Hải quan sẽ tiếp tục cập nhật thông tin, hình ảnh về vụ việc.
Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan về việc triển khai Kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu năm 2020, định hướng tập trung kiểm soát các mặt hàng trọng điểm, đặc biệt là mặt hàng được Thủ tướng chỉ đạo phải kiểm soát chặt chẽ và kịp thời ngăn chặn, lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ xây dựng kế hoạch tăng cường công tác nghiệp vụ để kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn kịp thời hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, nhất là những địa bàn trọng điểm.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
5 container hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc khai là táo ta, củ cải, cà rốt… nhưng có chứa phần lớn là thảo dược vừa được lực lượng Hải quan phát hiện tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng).
Chiều 22/6, lãnh đạo Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung- Đội 2 (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) cho biết, đơn vị đang phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng (Cục Hải quan Đà Nẵng) và các lực lượng chức năng đang tiến hành khám xét số hàng trên.
Theo lãnh đạo Đội 2, ngày 14/6/2020, Công ty TNHH Thương mại XNK N.S (địa chỉ tại tỉnh Hải Dương) mở tờ khai nhập khẩu số 10336383661/A12 tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng.
Theo khai báo, hàng hóa gồm: “táo ta, quả mơ, hạt điều, củ cải, cà rốt” sấy khô chưa qua chế biến, dùng làm thực phẩm để đun nước uống, ăn chưa qua tẩm ướt, hàng mới 100%, không nằm trong CITES.
Lô hàng này được chứa trong 5 container loại 40’, số container này được vận chuyển trên tàu INSPIR, chuyến 20003S từ cảng HangPu (Trung Quốc) đến cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) ngày 14/6/2020.
“Qua công tác phân tích thông tin nghiệp vụ kết hợp với cơ sở báo tin cho biết việc khai báo hàng hóa chứa 5 container trên không trung thực. Hàng hóa thực chất là nguyên liệu làm thuốc, không đơn giản là 5 mặt hàng khai báo trên. Nhận định đây là thủ đoạn khai báo gian dối của doanh nghiệp nhằm trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, Đội 2 đã báo cáo lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu đề xuất phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng để xác minh thông tin và tiến hành kiểm tra đối chiếu hàng hóa thực nhập với khai báo để làm rõ hành vi khai báo không trung thực của Công ty. Tại cuộc kiểm tra vào chiều 22/6, lực lượng chức năng phát hiện hàng hóa chứa trong 5 container trên không phải chỉ là táo ta, củ cải, cà rốt như doanh nghiệp khai báo mà phần lớn là thảo dược, bằng phương pháp cảm quan sơ bộ xác định đây là nguyên liệu làm thuốc. Cơ quan kiểm định thuốc đang tiến hành lấy mẫu vật để xác định tên hàng, công dụng”- lãnh đạo Đội 2 nói.
Lực lượng Hải quan đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng hành khám xét, điều tra xác minh để xử lý theo thẩm quyền.
Được biết, dựơc liệu là nguồn nguyên liệu dùng làm thuốc chữa bệnh, là mặt hàng nhạy cảm. Nếu nguyên liệu không bảo đảm tiêu chuẩn nhập khẩu được sử dụng làm thuốc chữa bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, không chỉ tác động tiêu cực trước mắt mà có nguy cơ di truyền.
Mặt khác, Luật Dược và các văn bản hướng dẫn quy định việc nhập khẩu, sản xuất kinh doanh dược liệu phải đăng ký với cơ quan chức năng. Khi được cấp phép đủ điều kiện mới được hoạt động. Đặc biệt, tất cả các loại dược liệu nhập khẩu vào Việt Nam đều phải qua quá trình kiểm tra gắt gao, nếu đủ tiêu chuẩn mới được nhập. Ngoài ra, cửa khẩu nhập đối với mặt hàng này phải là cửa khẩu quốc tế.
Lãnh đạo Đội 2 phân tích: Từ những quy định về tiêu chuẩn nhập khẩu chặt chẽ như vậy, nên doanh nghiệp cố tình ngụy trang trong khai báo hòng qua mặt cơ quan chức năng để thông quan trót lọt.
Thực tế, năm 2019 lực lượng Hải quan đã phát hiện một số vụ việc vi phạm về nhập khẩu thuốc bắc, dược liệu “đội lốt” hàng nông sản.
Báo Hải quan sẽ tiếp tục cập nhật thông tin, hình ảnh về vụ việc.
Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan về việc triển khai Kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu năm 2020, định hướng tập trung kiểm soát các mặt hàng trọng điểm, đặc biệt là mặt hàng được Thủ tướng chỉ đạo phải kiểm soát chặt chẽ và kịp thời ngăn chặn, lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ xây dựng kế hoạch tăng cường công tác nghiệp vụ để kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn kịp thời hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, nhất là những địa bàn trọng điểm. |
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN