Giải quyết thông quan nhanh cho các lô hàng không phải khẩu trang y tế
Việc theo sát tình hình sản xuất, xuất khẩu khẩu trang của doanh nghiệp trong nước sẽ đảm bảo nhu cầu sử dụng khẩu trang phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trong nước và thúc đẩy xuất khẩu.
Ảnh minh họa.
Trong báo cáo mới đây gửi Ban Kinh tế Trung ương, Tổng cục Hải quan đã đề cập đến vấn đề đảm bảo khẩu trang y tế cho phòng dịch và xuất khẩu khẩu trang.
Hiện nay, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp, số người nhiễm bênh số người phải áp dụng biện pháp cách ly ngày càng tăng, Chính phủ đã ban bố dịch bệnh, vì vậy trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, Việt Nam vẫn cần trang bị các vật dụng cần thiết dùng cho việc phòng, chống lây nhiễm bệnh, trong đó có khẩu trang được coi như một vật dụng thiết yếu.
Tuy nhiên, thời gian qua Tổng cục Hải quan nhận được mốt số kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội đề nghị khuyến khích tạo điều kiện cho doanh nghiệp được sản xuất và xuất khẩu khẩu trang các loại, không phải khẩu trang y tế.
Doanh nghiệp phản ánh thực tế hiện nay năng lực sản xuất khẩu trang vải dệt kim kháng khuẩn của các doanh nghiệp trong nước ngày càng tăng cao, vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước, trong khu nhu cầu sử dụng khẩu trang của nước ngoài tăng cao, có mức giá tốt, nguồn nguyên liệu sản xuất dồi sào, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng.
Doanh nghiệp đề nghị cần có phương án thúc đẩy cho doanh nghiệp tăng tốc sản xuất khẩu trang và trang thiết bị y tế đủ cung cấp cứu trợ, chống dịch tiến tới dư thừa xuất khẩu, cũng chính là góp phần chống khủng hoảng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này, góp phần tạo việc làm cho công nhân.
Về thủ tục hải quan, Tổng cục Hải quan đã có công văn chỉ đạo các đơn vị hải quan giải quyết thông quan nhanh cho các lô hàng xuất khẩu khai báo là khẩu trang vài, khẩu trang vải kháng khuẩn và các loại khẩu trang khác, không phải là khẩu trang y tế theo hướng dẫn tại công văn 1431/TCHQ-GSQL ngày 9/3/2020 và 2012/TCHQ-GSQL ngày 27/3/2020.
Tuy nhiên, để đảm bảo nhu cầu sử dụng khẩu trang phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trong nước, Tổng cục Hải quan kiến nghị Bộ Y tế và Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành liên quan theo sát tình hình sản xuất, xuất khẩu khẩu trang của doanh nghiệp trong nước để đề xuất cấp có thẩm quyền có biện pháp quản lý phù hợp vừa thúc đẩy xuất khẩu nhưng phải đảm bảo nhu cầu trong nước để người dân có thể dễ dàng tiếp cập.
Trước đó, tại công văn 1431/TCHQ-GSQL ngày 9/3/2020, Tổng cục Hải quan đã có công văn số chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố: Thực hiện kiểm tra thực tế đối với các lô hàng hóa xuất khẩu khai báo là khẩu trang không dùng trong y tế (có mã HS 63079090); đối chiếu với tiêu chuẩn khẩu trang y tế TCVN 8389-2010 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố để xác định thực tế hàng hóa.
Qua kiểm tra thực tế, nếu công chức hải quan không đủ cơ sở xác định hàng hóa là khẩu trang không dùng trong y tế thì trưng cầu giám định tại Viện Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) hoặc các tổ chức giám định đáp ứng đủ điều kiện giám định khẩu trang y tế theo quy định để xác định chủng loại hàng hóa xuất khẩu.
Tiếp đó, để đơn giản thủ tục xuất khẩu, ngày 27/3/2020, Tổng cục Hải quan tiếp tục có công văn số 2012/TCHQ-GSQL giao giao Cục Quản lý rủi ro, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đánh giá rủi ro chỉ lựa chọn các lô hàng nghi vấn đề kiểm tra thực tế hàng hóa, đặc biệt các lô hàng do nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất.
Trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan quan sát trực tiếp hàng hóa nếu không đủ các dấu hiệu theo tiêu chuẩn khẩu trang y tế TCVN8389-2010 thì thực hiện thông quan.
Trường hợp quan sát thấy có dấu hiệu theo tiêu chuẩn nhưng khai báo là khẩu trang khác (không phải khẩu trang y tế) thì lấy mẫu giám định tại Viện Trang thiết bị và Công trình y tế hoặc các tổ chức giám định đáp ứng đủ điều kiện giám định khẩu trang y tế theo quy định.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Việc theo sát tình hình sản xuất, xuất khẩu khẩu trang của doanh nghiệp trong nước sẽ đảm bảo nhu cầu sử dụng khẩu trang phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trong nước và thúc đẩy xuất khẩu.
Ảnh minh họa. |
Trong báo cáo mới đây gửi Ban Kinh tế Trung ương, Tổng cục Hải quan đã đề cập đến vấn đề đảm bảo khẩu trang y tế cho phòng dịch và xuất khẩu khẩu trang.
Hiện nay, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp, số người nhiễm bênh số người phải áp dụng biện pháp cách ly ngày càng tăng, Chính phủ đã ban bố dịch bệnh, vì vậy trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, Việt Nam vẫn cần trang bị các vật dụng cần thiết dùng cho việc phòng, chống lây nhiễm bệnh, trong đó có khẩu trang được coi như một vật dụng thiết yếu.
Tuy nhiên, thời gian qua Tổng cục Hải quan nhận được mốt số kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội đề nghị khuyến khích tạo điều kiện cho doanh nghiệp được sản xuất và xuất khẩu khẩu trang các loại, không phải khẩu trang y tế.
Doanh nghiệp phản ánh thực tế hiện nay năng lực sản xuất khẩu trang vải dệt kim kháng khuẩn của các doanh nghiệp trong nước ngày càng tăng cao, vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước, trong khu nhu cầu sử dụng khẩu trang của nước ngoài tăng cao, có mức giá tốt, nguồn nguyên liệu sản xuất dồi sào, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng.
Doanh nghiệp đề nghị cần có phương án thúc đẩy cho doanh nghiệp tăng tốc sản xuất khẩu trang và trang thiết bị y tế đủ cung cấp cứu trợ, chống dịch tiến tới dư thừa xuất khẩu, cũng chính là góp phần chống khủng hoảng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này, góp phần tạo việc làm cho công nhân.
Về thủ tục hải quan, Tổng cục Hải quan đã có công văn chỉ đạo các đơn vị hải quan giải quyết thông quan nhanh cho các lô hàng xuất khẩu khai báo là khẩu trang vài, khẩu trang vải kháng khuẩn và các loại khẩu trang khác, không phải là khẩu trang y tế theo hướng dẫn tại công văn 1431/TCHQ-GSQL ngày 9/3/2020 và 2012/TCHQ-GSQL ngày 27/3/2020.
Tuy nhiên, để đảm bảo nhu cầu sử dụng khẩu trang phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trong nước, Tổng cục Hải quan kiến nghị Bộ Y tế và Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành liên quan theo sát tình hình sản xuất, xuất khẩu khẩu trang của doanh nghiệp trong nước để đề xuất cấp có thẩm quyền có biện pháp quản lý phù hợp vừa thúc đẩy xuất khẩu nhưng phải đảm bảo nhu cầu trong nước để người dân có thể dễ dàng tiếp cập.
Trước đó, tại công văn 1431/TCHQ-GSQL ngày 9/3/2020, Tổng cục Hải quan đã có công văn số chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố: Thực hiện kiểm tra thực tế đối với các lô hàng hóa xuất khẩu khai báo là khẩu trang không dùng trong y tế (có mã HS 63079090); đối chiếu với tiêu chuẩn khẩu trang y tế TCVN 8389-2010 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố để xác định thực tế hàng hóa.
Qua kiểm tra thực tế, nếu công chức hải quan không đủ cơ sở xác định hàng hóa là khẩu trang không dùng trong y tế thì trưng cầu giám định tại Viện Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) hoặc các tổ chức giám định đáp ứng đủ điều kiện giám định khẩu trang y tế theo quy định để xác định chủng loại hàng hóa xuất khẩu.
Tiếp đó, để đơn giản thủ tục xuất khẩu, ngày 27/3/2020, Tổng cục Hải quan tiếp tục có công văn số 2012/TCHQ-GSQL giao giao Cục Quản lý rủi ro, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đánh giá rủi ro chỉ lựa chọn các lô hàng nghi vấn đề kiểm tra thực tế hàng hóa, đặc biệt các lô hàng do nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất.
Trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan quan sát trực tiếp hàng hóa nếu không đủ các dấu hiệu theo tiêu chuẩn khẩu trang y tế TCVN8389-2010 thì thực hiện thông quan.
Trường hợp quan sát thấy có dấu hiệu theo tiêu chuẩn nhưng khai báo là khẩu trang khác (không phải khẩu trang y tế) thì lấy mẫu giám định tại Viện Trang thiết bị và Công trình y tế hoặc các tổ chức giám định đáp ứng đủ điều kiện giám định khẩu trang y tế theo quy định.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN