Nhập khẩu bao bì in sẵn
Câu hỏi:
chúng tôi muộn nhập một lô hàng là chai nhựa đựng mỹ phẩm (kem chống nắng dạng xịt), có in logo công ty sản xuất tại Việt nam, thì thủ tục nhập khẩu có cần phải giấy phép gì hay không?
Ngày gửi: 17/12/2019 – Trả lời: 20/12/2019
Tên doanh nghiệp: Công Ty TNHH HB TUNA TOÀN CẦU
Địa chỉ: Hà Nội – Email :
Do chưa có đủ thông tin về tên, nhãn mác, quyền sở hữu,… hàg hoá chứa đựng trên bao bì nhưa như công ty nêu nên chưa trả lời rõ được. Công ty có thể tham khảo các quy định sau để thực hiện:
– Căn cứ khoản 4 điều 1 Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
“4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 24 như sau:
“Điều 24. Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền
1. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng, quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng đã được đăng ký, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền là một trong các loại tài sản sau đây:
a) Bản sao Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, Bằng bảo hộ giống cây trồng, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan nộp kèm theo bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định;
b) Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp; Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan; Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền đăng ký các đối tượng đó cấp.
2. Đối với nhãn hiệu được đăng ký quốc tế, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền là bản sao giấy Chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp nộp kèm theo bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định.”
Do đó khi nhập khẩu bao bì có in Nhãn hiệu hàng hóa có logo công ty sản xuất tại Việt nam được đăng ký sở hữu hay bảo hộ phải có các chứng từ trên theo quy định do Cục Sở hữu trí tuệ cấp.
– Căn cứ khoản 3 điều 9 và điều 17 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá quy định:
“Điều 9. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hoá
1. Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hoá phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
…3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc…
Như vậy, hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn thể hiện logo công ty sản xuất tại Việt Nam ngoài quy định về xuất xứ, quyền sỡ hữu trí tuệ mà còn phải đủ các nội dung về hàng hoá chứa đựng như trên.
NGUỒN: HQ ĐỒNG NAI
Câu hỏi:
chúng tôi muộn nhập một lô hàng là chai nhựa đựng mỹ phẩm (kem chống nắng dạng xịt), có in logo công ty sản xuất tại Việt nam, thì thủ tục nhập khẩu có cần phải giấy phép gì hay không?
Ngày gửi: 17/12/2019 – Trả lời: 20/12/2019
Tên doanh nghiệp: Công Ty TNHH HB TUNA TOÀN CẦU
Địa chỉ: Hà Nội – Email :
Do chưa có đủ thông tin về tên, nhãn mác, quyền sở hữu,… hàg hoá chứa đựng trên bao bì nhưa như công ty nêu nên chưa trả lời rõ được. Công ty có thể tham khảo các quy định sau để thực hiện:
– Căn cứ khoản 4 điều 1 Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
“4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 24 như sau:
“Điều 24. Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền
1. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng, quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng đã được đăng ký, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền là một trong các loại tài sản sau đây:
a) Bản sao Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, Bằng bảo hộ giống cây trồng, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan nộp kèm theo bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định;
b) Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp; Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan; Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền đăng ký các đối tượng đó cấp.
2. Đối với nhãn hiệu được đăng ký quốc tế, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền là bản sao giấy Chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp nộp kèm theo bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định.”
Do đó khi nhập khẩu bao bì có in Nhãn hiệu hàng hóa có logo công ty sản xuất tại Việt nam được đăng ký sở hữu hay bảo hộ phải có các chứng từ trên theo quy định do Cục Sở hữu trí tuệ cấp.
– Căn cứ khoản 3 điều 9 và điều 17 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá quy định:
“Điều 9. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hoá
1. Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hoá phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
…3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc…
Như vậy, hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn thể hiện logo công ty sản xuất tại Việt Nam ngoài quy định về xuất xứ, quyền sỡ hữu trí tuệ mà còn phải đủ các nội dung về hàng hoá chứa đựng như trên.
NGUỒN: HQ ĐỒNG NAI