Đã đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam 503 container phế liệu
Theo thống kê của cục hải quan các tỉnh, thành phố, đến nay số lượng container khai báo trên manifest là phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu vào Việt Nam đã bị cơ quan Hải quan từ chối làm thủ tục buộc hãng tàu vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam là 503 container.
Công tác kiểm soát hải quan tại cảng Cái Lân, Quảng Ninh. Ảnh: T.Trang.
Hiện số container tồn đọng tính đến ngày 16/8/2019, số container khai báo trên E-manifest là phế liệu hiện lưu giữ tại cảng biển là 10.983 (giảm 976 container so với tháng trước).
Trong đó: số lượng lưu giữ tại cảng dưới 30 ngày là 3.842 container; số lượng container lưu giữ từ 30 ngày đến 90 ngày là 38 container; số lượng tồn đọng lưu giữ trên 90 ngày là 7.103 container (giảm 976 container so với tháng trước).
Thời gian qua, quản lý rác thải NK, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm soát chặt chẽ, nếu nghi ngờ là rác thải cơ quan Hải quan thực hiện khám xét và thực hiện cưỡng chế luôn với các hãng vận tải, buộc tái xuất. Đồng thời, tiếp tục quản lý chặt hàng hóa là phế liệu, hàng hóa đã qua sử dụng có đặc trưng của phế liệu tồn đọng trong địa bàn hoạt động hải quan, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng này trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; chủ trì, đôn đốc và phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK.
Riêng về công tác chống gian lận, giả mạo xuất xứ, Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa và chuyển tải bất hợp pháp. Đồng thời, trình Bộ ban hành chương trình hành động thực hiện Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”.
Song song với đó là ban hành công văn số 5189/TCHQ-GSQL ngày 13/8/2019 hướng dẫn kiểm tra, xác định xuất xứ để nhằm ngăn chặn gian lận xuất xứ, chống chuyển tải bất hợp pháp.
Xây dựng kế hoạch số 773/KH-ĐTCBL ngày 29/7/2019 kế hoạch điều tra xác minh các doanh nghiệp có liên quan đến nhãn hiệu ASANZO, được sản xuất và nhập khẩu từ Trung Quốc để lấy xuất xứ Việt Nam nhằm lừa dối người tiêu dùng và kế hoạch số 894/KH-ĐTCBL ngày 15/8/2019 kế hoạch điều tra, xác minh hoạt động buôn lậu, trốn thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng của các Công ty liên quan đến nhãn hiệu ASANZO.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Theo thống kê của cục hải quan các tỉnh, thành phố, đến nay số lượng container khai báo trên manifest là phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu vào Việt Nam đã bị cơ quan Hải quan từ chối làm thủ tục buộc hãng tàu vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam là 503 container.
Công tác kiểm soát hải quan tại cảng Cái Lân, Quảng Ninh. Ảnh: T.Trang. |
Hiện số container tồn đọng tính đến ngày 16/8/2019, số container khai báo trên E-manifest là phế liệu hiện lưu giữ tại cảng biển là 10.983 (giảm 976 container so với tháng trước).
Trong đó: số lượng lưu giữ tại cảng dưới 30 ngày là 3.842 container; số lượng container lưu giữ từ 30 ngày đến 90 ngày là 38 container; số lượng tồn đọng lưu giữ trên 90 ngày là 7.103 container (giảm 976 container so với tháng trước).
Thời gian qua, quản lý rác thải NK, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm soát chặt chẽ, nếu nghi ngờ là rác thải cơ quan Hải quan thực hiện khám xét và thực hiện cưỡng chế luôn với các hãng vận tải, buộc tái xuất. Đồng thời, tiếp tục quản lý chặt hàng hóa là phế liệu, hàng hóa đã qua sử dụng có đặc trưng của phế liệu tồn đọng trong địa bàn hoạt động hải quan, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng này trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; chủ trì, đôn đốc và phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK.
Riêng về công tác chống gian lận, giả mạo xuất xứ, Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa và chuyển tải bất hợp pháp. Đồng thời, trình Bộ ban hành chương trình hành động thực hiện Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”.
Song song với đó là ban hành công văn số 5189/TCHQ-GSQL ngày 13/8/2019 hướng dẫn kiểm tra, xác định xuất xứ để nhằm ngăn chặn gian lận xuất xứ, chống chuyển tải bất hợp pháp.
Xây dựng kế hoạch số 773/KH-ĐTCBL ngày 29/7/2019 kế hoạch điều tra xác minh các doanh nghiệp có liên quan đến nhãn hiệu ASANZO, được sản xuất và nhập khẩu từ Trung Quốc để lấy xuất xứ Việt Nam nhằm lừa dối người tiêu dùng và kế hoạch số 894/KH-ĐTCBL ngày 15/8/2019 kế hoạch điều tra, xác minh hoạt động buôn lậu, trốn thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng của các Công ty liên quan đến nhãn hiệu ASANZO.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN