Nhập khẩu găng tay cao su để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp có thuộc đối tượng áp dụng của thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH hay không?
Câu hỏi:
chúng tôi là DNCX, nhập 1 số mặt hàng như khẩu trang, găng tay, giầy,…từ cả nước ngoài và kho ngoại quan. Các mặt hàng này đang chịu sự điều chỉnh bởi Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước, có hiệu lực từ 01/02/2019. Trong đó, Điều 2 tại Thông tư này quy định đối tượng áp dụng là “Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, kinh doanh, sử dụng các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội“. Nhưng khi đối chiếu với Điều 2, Nghị định 132/2008/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 74/2018/ND-CP là văn bản cao hơn của Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH thì đối tượng áp dụng lại là “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam“. Công ty nhập khẩu những mặt hàng trên với mục đích sử dụng trong nội bộ nhà máy, không kinh doanh ra thị trường bên ngoài. Vậy có thuộc sự điều chỉnh của Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH hay không? Và nếu có, mong hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục cần thiết để nhập khẩu mặt hàng này.
Ngày gửi: 14/02/2019 – Trả lời: 15/02/2019
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Terumo Việt Nam
Địa chỉ: KCN Quang Minh, TT Chi Đông, H Mê Linh, TP. Hà Nội – Email : tvc_adm_log@terumo.co.jp
– Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ quy định:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa
…. 3. Căn cứ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xác định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 và mã số HS phù hợp với Danh Mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam kèm theo thuyết minh lý do lựa chọn sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và biện pháp quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định này.
…7. Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu:
a) Hành lý của người nhập cảnh, tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
b) Hàng hóa của các tổ chức, cá nhân ngoại giao, tổ chức quốc tế trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
c) Mẫu hàng để quảng cáo không có giá trị sử dụng; hàng mẫu để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất; mẫu hàng để thử nghiệm phục vụ giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thử nghiệm liên phòng;
d) Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ triển lãm thương mại (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
đ) Quà biếu, tặng trong định mức thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
e) Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức thuế;
g) Hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc tạm nhập – tái xuất không tiêu thụ và sử dụng tại Việt Nam (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
h) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
i) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan (không áp dụng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa tiêu thụ);
k) Nguyên liệu, vật tư, hàng mẫu để gia công cho thương nhân nước ngoài, để sản xuất hàng xuất khẩu;
l) Hàng hóa kinh doanh bán miễn thuế cho khách xuất cảnh (quản lý theo chế độ tạm nhập – tái xuất);
m) Hàng hóa tái nhập khẩu để sửa chữa, tái chế theo yêu cầu của đối tác nước ngoài;
n) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
o) Hàng hóa nhập khẩu chuyên dụng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;
p) Các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) theo quy định pháp luật...”
Do đó, chỉ những hàng hoá thuộc nhóm 2 thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực do các bộ, ngành quản lý theo Nghị định 132/2008/NĐ-CP và Nghị định số 74/2018/NĐ-CP mới được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu, trong đó có mục đích không kinh doanh theo loại hình nhập khẩu phi mậu dịch đã quy định.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI
Câu hỏi:
chúng tôi là DNCX, nhập 1 số mặt hàng như khẩu trang, găng tay, giầy,…từ cả nước ngoài và kho ngoại quan. Các mặt hàng này đang chịu sự điều chỉnh bởi Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước, có hiệu lực từ 01/02/2019. Trong đó, Điều 2 tại Thông tư này quy định đối tượng áp dụng là “Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, kinh doanh, sử dụng các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội“. Nhưng khi đối chiếu với Điều 2, Nghị định 132/2008/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 74/2018/ND-CP là văn bản cao hơn của Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH thì đối tượng áp dụng lại là “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam“. Công ty nhập khẩu những mặt hàng trên với mục đích sử dụng trong nội bộ nhà máy, không kinh doanh ra thị trường bên ngoài. Vậy có thuộc sự điều chỉnh của Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH hay không? Và nếu có, mong hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục cần thiết để nhập khẩu mặt hàng này.
Ngày gửi: 14/02/2019 – Trả lời: 15/02/2019
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Terumo Việt Nam
Địa chỉ: KCN Quang Minh, TT Chi Đông, H Mê Linh, TP. Hà Nội – Email : tvc_adm_log@terumo.co.jp
– Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ quy định:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa
…. 3. Căn cứ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xác định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 và mã số HS phù hợp với Danh Mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam kèm theo thuyết minh lý do lựa chọn sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và biện pháp quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định này.
…7. Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu:
a) Hành lý của người nhập cảnh, tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
b) Hàng hóa của các tổ chức, cá nhân ngoại giao, tổ chức quốc tế trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
c) Mẫu hàng để quảng cáo không có giá trị sử dụng; hàng mẫu để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất; mẫu hàng để thử nghiệm phục vụ giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thử nghiệm liên phòng;
d) Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ triển lãm thương mại (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
đ) Quà biếu, tặng trong định mức thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
e) Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức thuế;
g) Hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc tạm nhập – tái xuất không tiêu thụ và sử dụng tại Việt Nam (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
h) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
i) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan (không áp dụng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa tiêu thụ);
k) Nguyên liệu, vật tư, hàng mẫu để gia công cho thương nhân nước ngoài, để sản xuất hàng xuất khẩu;
l) Hàng hóa kinh doanh bán miễn thuế cho khách xuất cảnh (quản lý theo chế độ tạm nhập – tái xuất);
m) Hàng hóa tái nhập khẩu để sửa chữa, tái chế theo yêu cầu của đối tác nước ngoài;
n) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
o) Hàng hóa nhập khẩu chuyên dụng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;
p) Các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) theo quy định pháp luật...”
Do đó, chỉ những hàng hoá thuộc nhóm 2 thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực do các bộ, ngành quản lý theo Nghị định 132/2008/NĐ-CP và Nghị định số 74/2018/NĐ-CP mới được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu, trong đó có mục đích không kinh doanh theo loại hình nhập khẩu phi mậu dịch đã quy định.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI