Kiểm tra chất lượng phế liệu chậm, doanh nghiệp tốn thời gian và chi phí
Đó là một trong những vướng mắc mà Hải quan Bà Rịa Vũng Tàu nêu lên khi tham gia ý kiến về quy chế phối hợp liên ngành về quản lý phế nhập khẩu tại các cửa khẩu mới đây. Với thực tế trên, việc quản lý phế liệu NK tại cảng biển qua địa bàn đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
Đơn cử như hiện quy trình tiếp nhận, kiểm tra phế liệu, việc tiếp nhận, kiểm tra phế liệu NK được thực hiện theo các quy định tại Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 21/1/2015, Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018, Nghi định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015, Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2018, thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018, Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT ngày 14/9/2018, Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT ngày 14/9/2018 và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành và Tổng cục Hải quan.
Theo đó, sau khi truyền tờ khai (đã có kết quả phân luồng), DN tiến hành làm thủ tục đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng theo hướng dẫn tại Công văn số 5943/BTNMT-TCMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ và sau khi hoàn tất việc kiểm tra sẽ ban hành Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu NK
Theo thống kê của Cục Hải quan BR-VT, tính từ ngày 29/10/2018 đến ngày 19/12/2018, tại Chi cục Hải quan Cái Mép thuộc Cục Hải quan BR-VT vẫn còn tồn đọng 3.624 container (tương ứng 287 tờ khai) sắt thép, nhựa, giấy phế liệu NK cơ quan Tài nguyên và Môi trường chưa tiến hành kiểm tra để ban hành Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu NK.
Theo phản ánh của các DN, từ thời điểm DN nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng đến khi Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp kiểm tra, lấy mẫu tại cảng mất khoảng từ 15-20 ngày. Do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian thông quan hàng hóa cũng như phái sinh thêm chi phí của DN.
Về thời gian đăng ký và phát hành thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng, thực tế cho thấy, việc kiểm tra hàng hóa của Sở Tài nguyên và Môi trường để ban hành Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng còn chậm.
Điển hình, ngày 21/12/2018, Chi cục Hải quan Cái Mép nhận được Công văn ngày 21/12/2018 của Công ty Thép Tung Ho Việt Nam về việc xin tái xuất lô hàng sắt thép phế liệu NK, theo trình bày của DN này thì hiện nay có 721 container sắt thép phế liệu đã về đến cảng Cái Mép và ngày 15/11/2018, DN đã đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng theo hướng dẫn tại Công văn số 5943/BTNMT-TCMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh BR-VT mới sắp xếp cán bộ đi kiểm tra tại cảng được 141 container, còn lại 580 container vẫn chưa có kế hoạch đi kiểm tra. Theo như dự tính của Công ty thì để kiểm tra hết 580 container còn lại, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh BR-VT phải cần thêm 3 tháng để hoàn tất việc kiểm tra và ban hành Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng. Như vậy, chi phí tiền lưu container, lưu bãi mà Công ty phải chi trả khoảng 2 triệu USD (tương đương khoảng 45 tỷ đồng). Do đó, để tránh phải chịu các chi phí lưu container, lưu bãi, Công ty đề nghị được tái xuất 580 container sắt thép phế liệu còn lại để giảm thiểu phát sinh thêm chi phí.
Ngoài ra, mặc dù việc ban hành Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng, theo hướng dẫn tại Điểm 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn số 5943/BTNMT-TCMT ngày 26/10/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường:“Trường hợp hồ sơ đầy đủ và phù hợp trong thời hạn 1 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường phải ban hành Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng phế liệu NK đáp ứng yêu cầu chất lượng theo Mẫu số 03 kèm theo phụ lục này…”.
Tuy nhiên trên thực tế, thời gian ban hành Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng phế liệu NK của Sở Tài nguyên và Môi trường còn chậm, không đúng thời gian quy định theo công văn 5943/BTNMT-TCMT nêu trên, gây phát sinh thêm chi phí cho DN.
Liên quan đến những khó khăn trong việc việc xử lý hàng phế liệu tồn đọng quá 90 ngày, Cục Hải quan BR-VT cho biết, theo quy định tại Luật Hải quan 2014, Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hoá XK, NK được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định khác. Căn cứ quy định này thì các tờ khai NK phế liệu nhựa đăng ký tờ khai từ ngày 29/10/2018, chính sách mặt hàng thực hiện theo quy đinh tại Thông tư 08/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Điểm 5 Mục II Công văn số 6644/TCHQ-GSQL ngày 13/11/2018 của Tổng cục Hải quan thì Tổng cục Hải quan đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất giải quyết theo hướng: “Các lô hàng phế liệu nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày hàng đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận hàng thì phải xử lý như đối với hàng tồn đọng, nếu có người đến nhận thì giải quyết thủ tục hải quan theo các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực tại thời điểm trước ngày 29/10/2018…”. Do vậy, theo quy định này thì các tờ khai NK nêu trên phải thực hiện chính sách mặt hàng theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 9/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Với các quy định nêu trên sẽ rất khó khăn cho đơn vị trong việc làm thủ tục hải quan đối với phế liệu NK chưa được Cơ quan Tài nguyên môi trường cấp văn bản thông báo về lô hàng phế liệu NK trước ngày 29/10/2018.
“Bên cạnh đó, khi phân loại phế liệu, đối với hàng hóa là phế liệu (sắt, thép, nhựa, giấy) việc phân loại theo chủng loại, số lượng, khối lượng, thành phần tính chất, thời gian, địa điểm lưu giữ là rất khó khăn, tốn kém chi phí nâng hạ, chuyển bãi kiểm tra…, đồng thời bằng mắt thường không thể nào xác định được chủng loại, trọng lượng, khối lượng, thành phần, tính chất. Do vậy Cơ quan hải quan phải thực hiện trưng cầu giám định sẽ tốn chi phí giám định rất lớn. Mặt khác, để phân loại được chủng loại hàng hóa trong container việc kiểm tra phế liệu phải có trang thiết bị chuyên dụng để kéo hàng ra, cũng như cho hàng hóa vào lại container khi kiểm tra xong cũng phát sinh nhiều chi phí.
Tham gia góp ý về về quy chế phối hợp, Cục Hải quan BR-VT cho rằng, việc ban hành quy chế phối hợp cần phải phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng giữa các bên để thực hiện, đồng thời cũng nên xem xét có nên ban hành quy chế phối hợp này khi tại các Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố đã ký quy chế phối kết hợp với Công an Tỉnh, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển…, Mặt khác việc kiểm tra phế liệu nhập khẩu hiện nay đã có các Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành và Tổng Cục Hải quan để thực hiện.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Đó là một trong những vướng mắc mà Hải quan Bà Rịa Vũng Tàu nêu lên khi tham gia ý kiến về quy chế phối hợp liên ngành về quản lý phế nhập khẩu tại các cửa khẩu mới đây. Với thực tế trên, việc quản lý phế liệu NK tại cảng biển qua địa bàn đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
Đơn cử như hiện quy trình tiếp nhận, kiểm tra phế liệu, việc tiếp nhận, kiểm tra phế liệu NK được thực hiện theo các quy định tại Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 21/1/2015, Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018, Nghi định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015, Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2018, thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018, Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT ngày 14/9/2018, Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT ngày 14/9/2018 và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành và Tổng cục Hải quan.
Theo đó, sau khi truyền tờ khai (đã có kết quả phân luồng), DN tiến hành làm thủ tục đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng theo hướng dẫn tại Công văn số 5943/BTNMT-TCMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ và sau khi hoàn tất việc kiểm tra sẽ ban hành Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu NK
Theo thống kê của Cục Hải quan BR-VT, tính từ ngày 29/10/2018 đến ngày 19/12/2018, tại Chi cục Hải quan Cái Mép thuộc Cục Hải quan BR-VT vẫn còn tồn đọng 3.624 container (tương ứng 287 tờ khai) sắt thép, nhựa, giấy phế liệu NK cơ quan Tài nguyên và Môi trường chưa tiến hành kiểm tra để ban hành Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu NK.
Theo phản ánh của các DN, từ thời điểm DN nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng đến khi Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp kiểm tra, lấy mẫu tại cảng mất khoảng từ 15-20 ngày. Do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian thông quan hàng hóa cũng như phái sinh thêm chi phí của DN.
Về thời gian đăng ký và phát hành thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng, thực tế cho thấy, việc kiểm tra hàng hóa của Sở Tài nguyên và Môi trường để ban hành Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng còn chậm.
Điển hình, ngày 21/12/2018, Chi cục Hải quan Cái Mép nhận được Công văn ngày 21/12/2018 của Công ty Thép Tung Ho Việt Nam về việc xin tái xuất lô hàng sắt thép phế liệu NK, theo trình bày của DN này thì hiện nay có 721 container sắt thép phế liệu đã về đến cảng Cái Mép và ngày 15/11/2018, DN đã đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng theo hướng dẫn tại Công văn số 5943/BTNMT-TCMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh BR-VT mới sắp xếp cán bộ đi kiểm tra tại cảng được 141 container, còn lại 580 container vẫn chưa có kế hoạch đi kiểm tra. Theo như dự tính của Công ty thì để kiểm tra hết 580 container còn lại, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh BR-VT phải cần thêm 3 tháng để hoàn tất việc kiểm tra và ban hành Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng. Như vậy, chi phí tiền lưu container, lưu bãi mà Công ty phải chi trả khoảng 2 triệu USD (tương đương khoảng 45 tỷ đồng). Do đó, để tránh phải chịu các chi phí lưu container, lưu bãi, Công ty đề nghị được tái xuất 580 container sắt thép phế liệu còn lại để giảm thiểu phát sinh thêm chi phí.
Ngoài ra, mặc dù việc ban hành Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng, theo hướng dẫn tại Điểm 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn số 5943/BTNMT-TCMT ngày 26/10/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường:“Trường hợp hồ sơ đầy đủ và phù hợp trong thời hạn 1 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường phải ban hành Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng phế liệu NK đáp ứng yêu cầu chất lượng theo Mẫu số 03 kèm theo phụ lục này…”.
Tuy nhiên trên thực tế, thời gian ban hành Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng phế liệu NK của Sở Tài nguyên và Môi trường còn chậm, không đúng thời gian quy định theo công văn 5943/BTNMT-TCMT nêu trên, gây phát sinh thêm chi phí cho DN.
Liên quan đến những khó khăn trong việc việc xử lý hàng phế liệu tồn đọng quá 90 ngày, Cục Hải quan BR-VT cho biết, theo quy định tại Luật Hải quan 2014, Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hoá XK, NK được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định khác. Căn cứ quy định này thì các tờ khai NK phế liệu nhựa đăng ký tờ khai từ ngày 29/10/2018, chính sách mặt hàng thực hiện theo quy đinh tại Thông tư 08/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Điểm 5 Mục II Công văn số 6644/TCHQ-GSQL ngày 13/11/2018 của Tổng cục Hải quan thì Tổng cục Hải quan đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất giải quyết theo hướng: “Các lô hàng phế liệu nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày hàng đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận hàng thì phải xử lý như đối với hàng tồn đọng, nếu có người đến nhận thì giải quyết thủ tục hải quan theo các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực tại thời điểm trước ngày 29/10/2018…”. Do vậy, theo quy định này thì các tờ khai NK nêu trên phải thực hiện chính sách mặt hàng theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 9/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Với các quy định nêu trên sẽ rất khó khăn cho đơn vị trong việc làm thủ tục hải quan đối với phế liệu NK chưa được Cơ quan Tài nguyên môi trường cấp văn bản thông báo về lô hàng phế liệu NK trước ngày 29/10/2018.
“Bên cạnh đó, khi phân loại phế liệu, đối với hàng hóa là phế liệu (sắt, thép, nhựa, giấy) việc phân loại theo chủng loại, số lượng, khối lượng, thành phần tính chất, thời gian, địa điểm lưu giữ là rất khó khăn, tốn kém chi phí nâng hạ, chuyển bãi kiểm tra…, đồng thời bằng mắt thường không thể nào xác định được chủng loại, trọng lượng, khối lượng, thành phần, tính chất. Do vậy Cơ quan hải quan phải thực hiện trưng cầu giám định sẽ tốn chi phí giám định rất lớn. Mặt khác, để phân loại được chủng loại hàng hóa trong container việc kiểm tra phế liệu phải có trang thiết bị chuyên dụng để kéo hàng ra, cũng như cho hàng hóa vào lại container khi kiểm tra xong cũng phát sinh nhiều chi phí.
Tham gia góp ý về về quy chế phối hợp, Cục Hải quan BR-VT cho rằng, việc ban hành quy chế phối hợp cần phải phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng giữa các bên để thực hiện, đồng thời cũng nên xem xét có nên ban hành quy chế phối hợp này khi tại các Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố đã ký quy chế phối kết hợp với Công an Tỉnh, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển…, Mặt khác việc kiểm tra phế liệu nhập khẩu hiện nay đã có các Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành và Tổng Cục Hải quan để thực hiện.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN