Lạng Sơn: Nông sản xuất khẩu gặp khó vì truy xuất nguồn gốc
Hiện một số mặt hàng hoa quả của Việt Nam XK sang thị trường Trung Quốc đang gặp khó khăn liên quan đến quy định truy xuất nguồn gốc. Phóng viên Báo Hải quan đã có mặt tại Lạng Sơn những ngày tháng 11 để ghi nhận tình hình này.
Khó từ chính doanh nghiệp
Thống kê từ Cục Hải quan Lạng Sơn, trong 10 đầu năm 2018, các chi cục hải quan cửa khẩu đã làm thủ tục XK sang thị trường Trung Quốc 60.000 tấn vải tươi, 10.000 tấn vải khô, 300.000 tấn thanh long, 200.000 tấn xoài, 400.000 tấn sầu riêng…
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới và cùng với sự vận động của thị trường, yêu cầu đối với hàng hoá XK cũng như nhu cầu tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn theo hướng tìm hiểu sâu về quy trình sản xuất. Do vậy, truy xuất nguồn gốc ngày càng là yêu cầu lớn hơn cho DN trong việc nâng cao giá trị hàng hóa, đặc biệt là nông sản XK sang các thị trường lớn như Trung Quốc.Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, bà Nguyễn Bích Nguyệt, đại diện Công ty XNK hàng nông sản Tân Thanh cho biết, công ty chủ yếu XK sang Trung Quốc các mặt hàng như chuối, thanh long, cau, nhãn, xoài. Từ tháng 5 đến nay, phía Trung Quốc áp dụng các tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc đối với hàng nông sản NK từ Việt Nam. Lúc đầu DN cũng rất lúng túng bởi không biết nên triển khai theo cách nào nên một số lô hàng cau khô của DN bị trả về vì không đạt tiêu chuẩn về tem, nhãn, quy cách đóng gói.
“Việc Trung Quốc áp dụng quy định về tem, nhãn, quy cách đóng gói để truy xuất nguồn gốc cũng ảnh hưởng rất nhiều đến DN bởi nhiều khi mặt hàng XK ít, lại phải đầu tư bao bì, nhãn, mác nên làm tăng chi phí, thời gian”, bà Nguyệt nói.
Bà Nguyệt cho biết thêm, cái khó trong việc đáp ứng theo quy định của phía Trung Quốc lại chính là từ phía DN Việt Nam. Lâu nay, các hợp tác xã thường mua gom sản phẩm của nông dân và đổ buôn cho DN nên chưa có tem, nhãn, mác, bao bì. Do đó, để đảm bảo hàng đúng quy định của phía đối tác và không bị trả về thì khi DN đến mua hàng phải chủ động in, tem, nhãn, bao bì, đóng đúng theo yêu cầu của bên NK. Đặc biệt DN cũng phải cam kết với phía NK thì khi lên đến cửa khẩu mới thuận lợi cho việc XK.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong XK nhưng bà Nguyệt cũng thừa nhận, đối với XK, việc rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo tính cam kết về sự minh bạch cũng như chịu trách nhiệm về thông tin sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa Việt Nam trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế.
Hải quan luôn ưu tiên cho nông sản XK
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quang Bách, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cốc Nam (Cục Hải quan Lạng Sơn) cho biết, phía Trung Quốc thường hay thay đổi chính sách trong kiểm dịch, tiêu thụ, quản lý phương tiện XNC; thay đổi, điều chỉnh về chính sách biên mậu, về mở rộng hay hạn chế nhập một số mặt hàng XK vào thị trường Trung Quốc… và thường không thông báo trước với phía cơ quan quản lý của Việt Nam. Do đó, từ đầu năm đến nay, số lượng và hàng hóa XK qua đơn vị giảm mạnh, đặc biệt là hàng hóa có nguồn gốc từ nước thứ 3.
Thời gian gần đây phía Trung Quốc đẩy mạnh việc tra soát nguồn gốc xuất xứ, không cho NK các mặt hàng quả chanh leo, bưởi, ớt, roi, sầu riêng, măng cụt, khoai lang có xuất xứ từ Việt Nam qua cửa khẩu Cốc Nam dẫn đến kim ngạch XK qua địa bàn giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động XK của các DN thường xuyên làm thủ tục qua chi cục, ông Nguyễn Quang Bách cho biết thêm.
Hiểu và chia sẻ những khó khăn của DN XK cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng hoa quả, nông sản có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam, Chi cục Hải quan Cốc Nam đã đề nghị Cục Hải quan Lạng Sơn tham mưu cho UBND tỉnh Lạng Sơn có văn bản kiến nghị Bộ NN&PTNT tiến hành rà soát tổng thể các mặt hàng hoa quả, nông sản XK của cả nước đề đàm phán ký thỏa thuận song phương với phía Trung Quốc. Trong đó, đơn vị cũng đề xuất với Cục Hải quan Lạng Sơn kiến nghị với UBND tỉnh Lạng Sơn đưa vào danh sách đàm phán trước một số mặt hàng hoa quả, nông sản của tỉnh có thế mạnh như: chanh leo, na, hồng, ớt, khoai lang… để tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường XK hàng hóa.
Trước thực tế mặt hàng hoa quả, nông sản có xuất xứ từ Việt Nam XK sang Trung Quốc giảm mạnh, Hải quan Lạng Sơn đã trực tiếp tham mưu cho tỉnh thành lập đoàn công tác sang Trung Quốc làm việc với các cơ quan có thẩm quyền bàn cách tháo gỡ tình trạng này. Đồng thời, Hải quan Lạng Sơn cũng đã chỉ đạo các chi cục hải quan cửa khẩu tăng giờ làm, hỗ trợ tối đa cho hoạt động XNK của DN qua các cửa khẩu với phương châm “Làm hết việc chứ không hết giờ”.
Ông Lê Đức Thọ, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, riêng đối với mặt hàng hoa quả, nông sản XK, đơn vị luôn bố trí CBCC hỗ trợ tối đa cho DN, đảm bảo thông quan nhanh, tránh thiệt hại, tốn kém cho DN.
Để tạo điều kiện cho hàng hóa XK sang Trung Quốc qua các cửa khẩu trên địa bàn, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, tránh xảy ra tình trạng ùn ứ hàng hóa tại khu vực cửa khẩu, UBND tỉnh Lạng Sơn giao Sở Công Thương, Ngoại vụ, Giao thông vận tải, Ban Quản lý KKT cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn, Bộ đội Biên phòng, Hải quan Lạng Sơn, Công an Lạng Sơn, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII và các cơ quan liên quan chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp.
Trong đó, phân luồng thông quan XK, điều tiết kịp thời các phương tiện vận tải để tránh tình trạng ùn ứ, ách tắc trên các quốc lộ và các tuyến đường dẫn vào cửa khẩu. Tăng cường công tác an ninh, trật tự, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XK trái cây tươi của Việt Nam qua địa bàn tỉnh.
Ban Quản lý KKT cửa khẩu Đồng Đăng phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức đàm phán, vận động phía Trung Quốc cho phép NK nông sản, trái cây của Việt Nam qua một số cửa khẩu khác trên địa bàn. Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, nắm bắt thông tin về việc truy xuất nguồn gốc trái cây tươi NK của phía Trung Quốc, chủ động giải quyết hoặc kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để phối hợp giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền khi có vướng mắc phát sinh, tranh gây ảnh hưởng đến hoạt động XK sang Trung Quốc.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Hiện một số mặt hàng hoa quả của Việt Nam XK sang thị trường Trung Quốc đang gặp khó khăn liên quan đến quy định truy xuất nguồn gốc. Phóng viên Báo Hải quan đã có mặt tại Lạng Sơn những ngày tháng 11 để ghi nhận tình hình này.
Khó từ chính doanh nghiệp
Thống kê từ Cục Hải quan Lạng Sơn, trong 10 đầu năm 2018, các chi cục hải quan cửa khẩu đã làm thủ tục XK sang thị trường Trung Quốc 60.000 tấn vải tươi, 10.000 tấn vải khô, 300.000 tấn thanh long, 200.000 tấn xoài, 400.000 tấn sầu riêng… |
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới và cùng với sự vận động của thị trường, yêu cầu đối với hàng hoá XK cũng như nhu cầu tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn theo hướng tìm hiểu sâu về quy trình sản xuất. Do vậy, truy xuất nguồn gốc ngày càng là yêu cầu lớn hơn cho DN trong việc nâng cao giá trị hàng hóa, đặc biệt là nông sản XK sang các thị trường lớn như Trung Quốc.Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, bà Nguyễn Bích Nguyệt, đại diện Công ty XNK hàng nông sản Tân Thanh cho biết, công ty chủ yếu XK sang Trung Quốc các mặt hàng như chuối, thanh long, cau, nhãn, xoài. Từ tháng 5 đến nay, phía Trung Quốc áp dụng các tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc đối với hàng nông sản NK từ Việt Nam. Lúc đầu DN cũng rất lúng túng bởi không biết nên triển khai theo cách nào nên một số lô hàng cau khô của DN bị trả về vì không đạt tiêu chuẩn về tem, nhãn, quy cách đóng gói.
“Việc Trung Quốc áp dụng quy định về tem, nhãn, quy cách đóng gói để truy xuất nguồn gốc cũng ảnh hưởng rất nhiều đến DN bởi nhiều khi mặt hàng XK ít, lại phải đầu tư bao bì, nhãn, mác nên làm tăng chi phí, thời gian”, bà Nguyệt nói.
Bà Nguyệt cho biết thêm, cái khó trong việc đáp ứng theo quy định của phía Trung Quốc lại chính là từ phía DN Việt Nam. Lâu nay, các hợp tác xã thường mua gom sản phẩm của nông dân và đổ buôn cho DN nên chưa có tem, nhãn, mác, bao bì. Do đó, để đảm bảo hàng đúng quy định của phía đối tác và không bị trả về thì khi DN đến mua hàng phải chủ động in, tem, nhãn, bao bì, đóng đúng theo yêu cầu của bên NK. Đặc biệt DN cũng phải cam kết với phía NK thì khi lên đến cửa khẩu mới thuận lợi cho việc XK.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong XK nhưng bà Nguyệt cũng thừa nhận, đối với XK, việc rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo tính cam kết về sự minh bạch cũng như chịu trách nhiệm về thông tin sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa Việt Nam trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế.
Hải quan luôn ưu tiên cho nông sản XK
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quang Bách, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cốc Nam (Cục Hải quan Lạng Sơn) cho biết, phía Trung Quốc thường hay thay đổi chính sách trong kiểm dịch, tiêu thụ, quản lý phương tiện XNC; thay đổi, điều chỉnh về chính sách biên mậu, về mở rộng hay hạn chế nhập một số mặt hàng XK vào thị trường Trung Quốc… và thường không thông báo trước với phía cơ quan quản lý của Việt Nam. Do đó, từ đầu năm đến nay, số lượng và hàng hóa XK qua đơn vị giảm mạnh, đặc biệt là hàng hóa có nguồn gốc từ nước thứ 3.
Thời gian gần đây phía Trung Quốc đẩy mạnh việc tra soát nguồn gốc xuất xứ, không cho NK các mặt hàng quả chanh leo, bưởi, ớt, roi, sầu riêng, măng cụt, khoai lang có xuất xứ từ Việt Nam qua cửa khẩu Cốc Nam dẫn đến kim ngạch XK qua địa bàn giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động XK của các DN thường xuyên làm thủ tục qua chi cục, ông Nguyễn Quang Bách cho biết thêm.
Hiểu và chia sẻ những khó khăn của DN XK cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng hoa quả, nông sản có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam, Chi cục Hải quan Cốc Nam đã đề nghị Cục Hải quan Lạng Sơn tham mưu cho UBND tỉnh Lạng Sơn có văn bản kiến nghị Bộ NN&PTNT tiến hành rà soát tổng thể các mặt hàng hoa quả, nông sản XK của cả nước đề đàm phán ký thỏa thuận song phương với phía Trung Quốc. Trong đó, đơn vị cũng đề xuất với Cục Hải quan Lạng Sơn kiến nghị với UBND tỉnh Lạng Sơn đưa vào danh sách đàm phán trước một số mặt hàng hoa quả, nông sản của tỉnh có thế mạnh như: chanh leo, na, hồng, ớt, khoai lang… để tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường XK hàng hóa.
Trước thực tế mặt hàng hoa quả, nông sản có xuất xứ từ Việt Nam XK sang Trung Quốc giảm mạnh, Hải quan Lạng Sơn đã trực tiếp tham mưu cho tỉnh thành lập đoàn công tác sang Trung Quốc làm việc với các cơ quan có thẩm quyền bàn cách tháo gỡ tình trạng này. Đồng thời, Hải quan Lạng Sơn cũng đã chỉ đạo các chi cục hải quan cửa khẩu tăng giờ làm, hỗ trợ tối đa cho hoạt động XNK của DN qua các cửa khẩu với phương châm “Làm hết việc chứ không hết giờ”.
Ông Lê Đức Thọ, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, riêng đối với mặt hàng hoa quả, nông sản XK, đơn vị luôn bố trí CBCC hỗ trợ tối đa cho DN, đảm bảo thông quan nhanh, tránh thiệt hại, tốn kém cho DN.
Để tạo điều kiện cho hàng hóa XK sang Trung Quốc qua các cửa khẩu trên địa bàn, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, tránh xảy ra tình trạng ùn ứ hàng hóa tại khu vực cửa khẩu, UBND tỉnh Lạng Sơn giao Sở Công Thương, Ngoại vụ, Giao thông vận tải, Ban Quản lý KKT cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn, Bộ đội Biên phòng, Hải quan Lạng Sơn, Công an Lạng Sơn, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII và các cơ quan liên quan chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp.
Trong đó, phân luồng thông quan XK, điều tiết kịp thời các phương tiện vận tải để tránh tình trạng ùn ứ, ách tắc trên các quốc lộ và các tuyến đường dẫn vào cửa khẩu. Tăng cường công tác an ninh, trật tự, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XK trái cây tươi của Việt Nam qua địa bàn tỉnh.
Ban Quản lý KKT cửa khẩu Đồng Đăng phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức đàm phán, vận động phía Trung Quốc cho phép NK nông sản, trái cây của Việt Nam qua một số cửa khẩu khác trên địa bàn. Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, nắm bắt thông tin về việc truy xuất nguồn gốc trái cây tươi NK của phía Trung Quốc, chủ động giải quyết hoặc kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để phối hợp giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền khi có vướng mắc phát sinh, tranh gây ảnh hưởng đến hoạt động XK sang Trung Quốc.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN