Chuyển đổi mục đích xử dụng của phế liệu sau khi gia công
Câu hỏi:
Cty TNHH Intops 100% vốn của Hàn Quốc gia công khung đỡ bằng nhôm cho cty B ở nước ngoài. Khi nhập khẩu thì cty nhập theo đơn vị là cái. Trong quá trình gia công thì có lượng phôi nhôm phế liệu, lượng nhôm phế liệu này sẽ được cty Intops bán phế liệu trong nước tính theo đơn vị là kg. Theo khoản 6 điều 16 Luật thuế xuất nhập khẩu số 107/2017/QH13 và khoản 4 điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP 1/9/2016 “phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường(nếu có) cho cơ quan hải quan” Kính mong tư vấn một số vướng mắc đối với phế liệu phôi sau quá trình gia công của công ty chúng tôi: 1- Mở tờ khai chuyển đổi mục đích sử dụng không ? 2- Đối với phần phế liệu dưới 3% và trên 3% thì Intops mở tk như thế nào? 3- Giá tính thuế của tờ khai chuyển đổi mục đích sử dụng tính trên đơn giá nhập khẩu hay giá bán phế liệu ? 4- Thuế suất nhập khẩu tính trên nguyên liệu nhập ban đầu hay tính trên thuế suất của phôi phế liệu?
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Intops Việt Nam
Địa chỉ: KCN Yên Phong-Long Châu-Bắc Ninh – Email : nguyenphuong2588@gmail.com
- Vướng mắc 1 và 2
Căn cứ khoản 4 điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định:
“Điều 10. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu
…4. Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hải quan”.
Căn cứ khoản 5 điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định:
“Điều 25. Khai hải quan
…5. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế, xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan và đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế; áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập – tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu”.
Như vậy, khi công ty tiêu thụ nội địa phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu vật tư dư thừa của hợp đồng gia công, công ty phải thực hiện thủ tục khai chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa và nộp thuế cho cơ quan Hải quan (kể cả trường hợp không quá 3% và quá 3%). Về hồ sơ, thủ tục khai chuyển mục đích sử dụng, tiêu thụ nội địa thực hiện theo quy định tại điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
2. Vướng mắc 3 và 4
– Căn cứ khoản 1 điều 40 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
Điều 40. Áp dụng căn cứ tính thuế đối với một số trường hợp đặc biệt
1. Ðối với hàng hoá thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế hoặc đã được áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan thì căn cứ để tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai mới. Trong đó:
a) Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Thuế suất để tính thuế nhập khẩu áp dụng theo mức thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai mới; riêng đối với ô tô, xe gắn máy là tài sản di chuyển của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam và ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam thay đổi mục đích sử dụng thực hiện theo quy định riêng của Bộ Tài chính.
Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra phát hiện thì bị ấn định số tiền thuế phải nộp và bị xử phạt theo quy định tại Ðiều 21 Thông tư này.
– Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 17. Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp đặc biệt
2. Hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng tại Việt Nam, có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế:
…b) Hàng hóa nhập khẩu khác: Trị giá hải quan là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng, được xác định theo nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Thông tư này”.
Như vậy, trị giá hải quan đối với hàng hóa chuyển mục đích sử dụng là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng, được xác định theo nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC. Theo đó. công ty căn cứ các nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá tại điều 5 Thông tư số 39/2015/TT-BTC để xác định trị giá hải quan đối với hàng chuyển mục đích sử dụng. Thuế suất tính thuế là thuế suất của mặt hàng mà công ty khai báo trên tờ khai mới.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI
Câu hỏi:
Cty TNHH Intops 100% vốn của Hàn Quốc gia công khung đỡ bằng nhôm cho cty B ở nước ngoài. Khi nhập khẩu thì cty nhập theo đơn vị là cái. Trong quá trình gia công thì có lượng phôi nhôm phế liệu, lượng nhôm phế liệu này sẽ được cty Intops bán phế liệu trong nước tính theo đơn vị là kg. Theo khoản 6 điều 16 Luật thuế xuất nhập khẩu số 107/2017/QH13 và khoản 4 điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP 1/9/2016 “phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường(nếu có) cho cơ quan hải quan” Kính mong tư vấn một số vướng mắc đối với phế liệu phôi sau quá trình gia công của công ty chúng tôi: 1- Mở tờ khai chuyển đổi mục đích sử dụng không ? 2- Đối với phần phế liệu dưới 3% và trên 3% thì Intops mở tk như thế nào? 3- Giá tính thuế của tờ khai chuyển đổi mục đích sử dụng tính trên đơn giá nhập khẩu hay giá bán phế liệu ? 4- Thuế suất nhập khẩu tính trên nguyên liệu nhập ban đầu hay tính trên thuế suất của phôi phế liệu?
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Intops Việt Nam
Địa chỉ: KCN Yên Phong-Long Châu-Bắc Ninh – Email : nguyenphuong2588@gmail.com
- Vướng mắc 1 và 2
Căn cứ khoản 4 điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định:
“Điều 10. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu
…4. Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hải quan”.
Căn cứ khoản 5 điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định:
“Điều 25. Khai hải quan
…5. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế, xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan và đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế; áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập – tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu”.
Như vậy, khi công ty tiêu thụ nội địa phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu vật tư dư thừa của hợp đồng gia công, công ty phải thực hiện thủ tục khai chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa và nộp thuế cho cơ quan Hải quan (kể cả trường hợp không quá 3% và quá 3%). Về hồ sơ, thủ tục khai chuyển mục đích sử dụng, tiêu thụ nội địa thực hiện theo quy định tại điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
2. Vướng mắc 3 và 4
– Căn cứ khoản 1 điều 40 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
Điều 40. Áp dụng căn cứ tính thuế đối với một số trường hợp đặc biệt
1. Ðối với hàng hoá thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế hoặc đã được áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan thì căn cứ để tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai mới. Trong đó:
a) Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Thuế suất để tính thuế nhập khẩu áp dụng theo mức thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai mới; riêng đối với ô tô, xe gắn máy là tài sản di chuyển của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam và ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam thay đổi mục đích sử dụng thực hiện theo quy định riêng của Bộ Tài chính.
Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra phát hiện thì bị ấn định số tiền thuế phải nộp và bị xử phạt theo quy định tại Ðiều 21 Thông tư này.
– Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 17. Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp đặc biệt
2. Hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng tại Việt Nam, có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế:
…b) Hàng hóa nhập khẩu khác: Trị giá hải quan là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng, được xác định theo nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Thông tư này”.
Như vậy, trị giá hải quan đối với hàng hóa chuyển mục đích sử dụng là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng, được xác định theo nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC. Theo đó. công ty căn cứ các nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá tại điều 5 Thông tư số 39/2015/TT-BTC để xác định trị giá hải quan đối với hàng chuyển mục đích sử dụng. Thuế suất tính thuế là thuế suất của mặt hàng mà công ty khai báo trên tờ khai mới.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI