Nhiều hãng tàu liên quan đến hàng trăm container phế liệu tồn đọng
Trong số 58 hãng tàu được cơ quan Hải quan xác định vận chuyển hơn 3.000 container phế liệu đang tồn đọng tại cảng Cát Lái, có nhiều hãng tàu vận chuyển từ vài trăm đến gần 600 container.
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, trong số 58 hãng tàu vận chuyển phế liệu được xác định đang tồn đọng quá 90 ngày tại cảng Cát Lái, đứng đầu là hãng tàu C.L. vận chuyển 587 container, hãng tàu H.M. vận chuyển 261 container, hãng tàu A.P. vận chuyển 235 container…
Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 Phạm Thị Lèo, trong quá trình phân loại xử lý 2.500 container phế liệu, nếu phát hiện phế thải, chất gây ô nhiễm môi trường cơ quan Hải quan kiên quyết yêu cầu hãng tàu, đại lý được hãng tàu ủy quyền phải mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Bởi vì, theo quy định hiện hành có đủ cơ sở để buộc trách nhiệm các hãng tàu. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 58 Luật Hải quan 2014: Đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, chủ phương tiên vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Cùng với đó, Điều 74 Luật Hàng hải năm 2005 quy định thời điểm phát sinh và chấm dứt trách nhiệm của người vận chuyển. Theo đó, trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh từ khi người vận chuyển nhận hàng tại cảng nhận hàng, được duy trì trong suốt quá trình vận chuyển và chấm dứt khi kết thúc việc trả hàng tại cảng trả hàng.
Bà Phạm Thị Lèo cho rằng, hiện nay, các container phế liệu không có người nhận, có nghĩa là việc trả hàng chưa kết thúc, nên người vận chuyển là các hãng tàu phải có trách nhiệm đối với các lô hàng mình chuyên chở.
Tại buổi làm việc với Cục Hải quan TP.HCM mới đây về xử lý phế liệu tồn đọng tại cảng Cát Lái, đại diện các hãng tàu cho rằng, việc chủ hàng không nhận hàng đã khiến các hãng tàu bị thiệt hại khá nhiều, trong đó có việc không lưu thông được vỏ container do tồn đọng quá lâu tại cảng.
Nhận trách nhiệm trong việc vận chuyển hàng hóa, song đại diện các hãng tàu đều thừa nhận không thể xuất trả phế thải sang các nước khác, vì sẽ không có nước nào nhập khẩu nếu biết đó là phế thải. Giải pháp cuối cùng các hãng tàu có thể thực hiện là tiêu hủy.
Bà Phạm Thị Lèo, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 cho biết, hiện nay, tại cảng Cát lái còn tồn hơn 4.898 container đã quá 90 ngày kể từ ngày hàng cập cảng, trong đó có 2.700 container là phế liệu. Trong số này, cơ quan Hải quan đã xác định có 2.500 container phế liệu thuộc diện vô chủ.
Hiện Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đang thực hiện phân loại, kiểm đếm, xác định giá… nhằm xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với hàng hóa tồn đọng để xử lý theo Thông tư 203/2014/TT-BTC về xử lý hàng tồn đọng tại địa bàn hoạt động hải quan được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư 57/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Trong số 58 hãng tàu được cơ quan Hải quan xác định vận chuyển hơn 3.000 container phế liệu đang tồn đọng tại cảng Cát Lái, có nhiều hãng tàu vận chuyển từ vài trăm đến gần 600 container.
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, trong số 58 hãng tàu vận chuyển phế liệu được xác định đang tồn đọng quá 90 ngày tại cảng Cát Lái, đứng đầu là hãng tàu C.L. vận chuyển 587 container, hãng tàu H.M. vận chuyển 261 container, hãng tàu A.P. vận chuyển 235 container…
Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 Phạm Thị Lèo, trong quá trình phân loại xử lý 2.500 container phế liệu, nếu phát hiện phế thải, chất gây ô nhiễm môi trường cơ quan Hải quan kiên quyết yêu cầu hãng tàu, đại lý được hãng tàu ủy quyền phải mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Bởi vì, theo quy định hiện hành có đủ cơ sở để buộc trách nhiệm các hãng tàu. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 58 Luật Hải quan 2014: Đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, chủ phương tiên vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Cùng với đó, Điều 74 Luật Hàng hải năm 2005 quy định thời điểm phát sinh và chấm dứt trách nhiệm của người vận chuyển. Theo đó, trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh từ khi người vận chuyển nhận hàng tại cảng nhận hàng, được duy trì trong suốt quá trình vận chuyển và chấm dứt khi kết thúc việc trả hàng tại cảng trả hàng.
Bà Phạm Thị Lèo cho rằng, hiện nay, các container phế liệu không có người nhận, có nghĩa là việc trả hàng chưa kết thúc, nên người vận chuyển là các hãng tàu phải có trách nhiệm đối với các lô hàng mình chuyên chở.
Tại buổi làm việc với Cục Hải quan TP.HCM mới đây về xử lý phế liệu tồn đọng tại cảng Cát Lái, đại diện các hãng tàu cho rằng, việc chủ hàng không nhận hàng đã khiến các hãng tàu bị thiệt hại khá nhiều, trong đó có việc không lưu thông được vỏ container do tồn đọng quá lâu tại cảng.
Nhận trách nhiệm trong việc vận chuyển hàng hóa, song đại diện các hãng tàu đều thừa nhận không thể xuất trả phế thải sang các nước khác, vì sẽ không có nước nào nhập khẩu nếu biết đó là phế thải. Giải pháp cuối cùng các hãng tàu có thể thực hiện là tiêu hủy.
Bà Phạm Thị Lèo, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 cho biết, hiện nay, tại cảng Cát lái còn tồn hơn 4.898 container đã quá 90 ngày kể từ ngày hàng cập cảng, trong đó có 2.700 container là phế liệu. Trong số này, cơ quan Hải quan đã xác định có 2.500 container phế liệu thuộc diện vô chủ.
Hiện Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đang thực hiện phân loại, kiểm đếm, xác định giá… nhằm xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với hàng hóa tồn đọng để xử lý theo Thông tư 203/2014/TT-BTC về xử lý hàng tồn đọng tại địa bàn hoạt động hải quan được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư 57/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính. |
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN