Thủ tục xuất nhập khẩu 3 bên
Câu hỏi:
Công ty ký hợp đồng mua bán “Chân tiếp xúc của bộ phận cảm biến ô tô (đã mạ)” với công ty During tại Hàn Quốc. Công ty tại Hàn Quốc có ký hợp đồng gia công mạ sản phẩm với công ty TNHH Myungjin Electronic Vina tại Việt Nam và giao cho công ty Myungjin mạ sản phẩm “Chân tiếp xúc của bộ phận cảm biến ô tô (chưa mạ)” để gia công mạ sản phẩm. Sau khi gia công thành “Chân tiếp xúc của bộ phận cảm biến ô tô (đã mạ)”, Công ty Myungjin tại Việt Nam được công ty During tại Hàn Quốc chỉ định giao hàng cho công ty TNHH During Việt Nam. Quy trình thủ tục hải quan chúng tôi dự định tiến hành như sau: Công ty Myungjin nhập khẩu “Chân tiếp xúc của bộ phận cảm biến ô tô (chưa mạ)” từ công ty During Hàn Quốc theo hợp đồng gia công, loại hình tờ khai nhập là E21, miễn thuế nhập khẩu và VAT. Xuất sản phẩm “Chân tiếp xúc của bộ phận cảm biến ô tô (đã mạ)” theo chỉ định của During Hàn Quốc cho During Việt Nam, loại hình tờ khai xuất gia công là E56. Công ty TNHH During Việt Nam nhập khẩu “Chân tiếp xúc của bộ phận cảm biến ô tô (đã mạ)” từ công ty During Hàn Quốc do công ty Myungjin tại Việt Nam giao hàng theo loại hình E31 (do nguyên liệu này dùng để sản xuất hàng xuất khẩu), miễn thuế nhập khẩu và VAT. Xuất khẩu theo loại hình E62 cho công ty chế xuất tại Việt Nam. Công ty TNHH During Việt Nam và công ty TNHH Myungjin Electronic Vina không phát sinh nghĩa vụ thuế nhập khẩu và thuế VAT. Công ty TNHH During Việt Nam xin Cơ quan kiểm tra và trả lời quy trình thủ tục hải quan như vậy đã đúng với chính sách pháp luật hiện hành hay chưa?
Ngày gửi: 30/08/2018 – Trả lời: 05/09/2018
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH During Việt Nam
Địa chỉ: Lô XN1-1, Khu công gnhiệp Đại An mở rộng, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương – Email :thanhnhanhd1986@gmail.com
Căn cứ điều 38 và điều 32 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ quy định:
“Điều 38. Gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
1. Thương nhân Việt Nam được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
2. Đối với hàng hóa thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện, chỉ các thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định về sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó mới được gia công xuất khẩu cho nước ngoài.
3. Đối với các mặt hàng nhập khẩu theo hình thức chỉ định thương nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc gia công hàng hóa thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cấp Giấy phép….
…Điều 42. Quyền, nghĩa vụ của bên đặt và nhận gia công
1. Đối với bên đặt gia công:
…e) Được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo văn bản thỏa thuận của các bên có liên quan, phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật….
2. Đối với bên nhận gia công:
…e) Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công….”
Như vậy, theo quy định trên, công ty During Hàn Quốc có thể ký kết hợp đồng gia công với công ty Myungjin Việt Nam và chỉ định công ty Myungjin Việt Nam giao hàng cho công ty During Việt Nam. Tuy nhiên, để công ty Myungjin Việt Nam được thực hiện hợp đồng gia công này thì phải đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 và thực hiện theo các thủ tục quy định tại điều 56 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 15/3/2015 (đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 36 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018). Sau khi cơ quan hải quan kiểm tra cơ sở sản xuất và có kết luận đủ điều kiện thực hiện hợp đồng gia công thì công ty Myungjin Việt Nam được thực hiện các thủ tục hải quan đối với hợp đồng gia công.
Công ty During Việt Nam được nhập khẩu hàng hóa theo loại hình phù hợp với mục đích sử dụng nguyên liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, để nhập khẩu hàng hóa theo loại hình sản xuất xuất khẩu thì công ty phải đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 và thực hiện theo các thủ tục quy định tại điều 56 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 15/3/2015 (đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 36 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018). Sau khi cơ quan hải quan kiểm tra cơ sở sản xuất và có kết luận đủ điều kiện miễn thuế thì công ty During Việt Nam được thực hiện các thủ tục hải quan đối với loại hình SXXK và khi xuất khẩu phải xuất sản phẩm ra nước ngoài hay vào khu phi thuế quan mới được miễn thuế nhập khẩu theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI
Câu hỏi:
Công ty ký hợp đồng mua bán “Chân tiếp xúc của bộ phận cảm biến ô tô (đã mạ)” với công ty During tại Hàn Quốc. Công ty tại Hàn Quốc có ký hợp đồng gia công mạ sản phẩm với công ty TNHH Myungjin Electronic Vina tại Việt Nam và giao cho công ty Myungjin mạ sản phẩm “Chân tiếp xúc của bộ phận cảm biến ô tô (chưa mạ)” để gia công mạ sản phẩm. Sau khi gia công thành “Chân tiếp xúc của bộ phận cảm biến ô tô (đã mạ)”, Công ty Myungjin tại Việt Nam được công ty During tại Hàn Quốc chỉ định giao hàng cho công ty TNHH During Việt Nam. Quy trình thủ tục hải quan chúng tôi dự định tiến hành như sau: Công ty Myungjin nhập khẩu “Chân tiếp xúc của bộ phận cảm biến ô tô (chưa mạ)” từ công ty During Hàn Quốc theo hợp đồng gia công, loại hình tờ khai nhập là E21, miễn thuế nhập khẩu và VAT. Xuất sản phẩm “Chân tiếp xúc của bộ phận cảm biến ô tô (đã mạ)” theo chỉ định của During Hàn Quốc cho During Việt Nam, loại hình tờ khai xuất gia công là E56. Công ty TNHH During Việt Nam nhập khẩu “Chân tiếp xúc của bộ phận cảm biến ô tô (đã mạ)” từ công ty During Hàn Quốc do công ty Myungjin tại Việt Nam giao hàng theo loại hình E31 (do nguyên liệu này dùng để sản xuất hàng xuất khẩu), miễn thuế nhập khẩu và VAT. Xuất khẩu theo loại hình E62 cho công ty chế xuất tại Việt Nam. Công ty TNHH During Việt Nam và công ty TNHH Myungjin Electronic Vina không phát sinh nghĩa vụ thuế nhập khẩu và thuế VAT. Công ty TNHH During Việt Nam xin Cơ quan kiểm tra và trả lời quy trình thủ tục hải quan như vậy đã đúng với chính sách pháp luật hiện hành hay chưa?
Ngày gửi: 30/08/2018 – Trả lời: 05/09/2018
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH During Việt Nam
Địa chỉ: Lô XN1-1, Khu công gnhiệp Đại An mở rộng, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương – Email :thanhnhanhd1986@gmail.com
Căn cứ điều 38 và điều 32 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ quy định:
“Điều 38. Gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
1. Thương nhân Việt Nam được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
2. Đối với hàng hóa thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện, chỉ các thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định về sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó mới được gia công xuất khẩu cho nước ngoài.
3. Đối với các mặt hàng nhập khẩu theo hình thức chỉ định thương nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc gia công hàng hóa thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cấp Giấy phép….
…Điều 42. Quyền, nghĩa vụ của bên đặt và nhận gia công
1. Đối với bên đặt gia công:
…e) Được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo văn bản thỏa thuận của các bên có liên quan, phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật….
2. Đối với bên nhận gia công:
…e) Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công….”
Như vậy, theo quy định trên, công ty During Hàn Quốc có thể ký kết hợp đồng gia công với công ty Myungjin Việt Nam và chỉ định công ty Myungjin Việt Nam giao hàng cho công ty During Việt Nam. Tuy nhiên, để công ty Myungjin Việt Nam được thực hiện hợp đồng gia công này thì phải đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 và thực hiện theo các thủ tục quy định tại điều 56 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 15/3/2015 (đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 36 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018). Sau khi cơ quan hải quan kiểm tra cơ sở sản xuất và có kết luận đủ điều kiện thực hiện hợp đồng gia công thì công ty Myungjin Việt Nam được thực hiện các thủ tục hải quan đối với hợp đồng gia công.
Công ty During Việt Nam được nhập khẩu hàng hóa theo loại hình phù hợp với mục đích sử dụng nguyên liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, để nhập khẩu hàng hóa theo loại hình sản xuất xuất khẩu thì công ty phải đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 và thực hiện theo các thủ tục quy định tại điều 56 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 15/3/2015 (đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 36 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018). Sau khi cơ quan hải quan kiểm tra cơ sở sản xuất và có kết luận đủ điều kiện miễn thuế thì công ty During Việt Nam được thực hiện các thủ tục hải quan đối với loại hình SXXK và khi xuất khẩu phải xuất sản phẩm ra nước ngoài hay vào khu phi thuế quan mới được miễn thuế nhập khẩu theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI