Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi): Đảm bảo đồng bộ với các luật liên quan
Để phù hợp với thực tiễn quản lý của Nhà nước cũng như thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hiện nay, việc sửa đổi Luật Quản lý thuế đang được cơ quan quản lý thuế gấp rút thực hiện. Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Báo Hải quan xung quanh vấn đề này.
Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính vừa tiếp tục công bố lấy ý kiến cho dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) – một luật quan trọng trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước. Theo bà, thời điểm này có thích hợp để sửa Luật?
Luật Quản lý thuế được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Sau 3 lần sửa đổi và bổ sung, Luật Quản lý thuế đã tạo khung pháp lý cơ bản, thống nhất chính sách quản lý thu thuế, đồng bộ với các luật thuế và thông lệ quốc tế. Luật hiện hành có vai trò quan trọng, tạo sự đồng bộ, nâng cao tính rõ ràng minh bạch; tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước, xã hội trong công tác quản lý thuế; tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển liên tục của thể chế kinh tế, do ra đời đã hơn 10 năm nên Luật Quản lý thuế đang dần bộc lộ bất cập. Những quy định về chính sách quản lý thuế chưa thay đổi kịp với sự thay đổi của chính sách tại từng luật thuế. Cùng với đó, trong quá trình thực hiện quản lý thu thuế, các quy định liên quan đến chính sách quản lý thu theo các sắc thuế đã thay đổi hoặc ban hành mới chưa được quy định đồng bộ trong Luật Quản lý thuế, dẫn đến những hạn chế trong công tác tổ chức thu thuế, chưa bao quát hết các nguồn thu phục vụ cho việc mở rộng cơ sở thuế. Hơn nữa, quy định về việc xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế mặc dù đã được ban hành nhưng chưa theo kịp với thực tiễn phát triển của giao dịch thương mại toàn cầu, chưa hỗ trợ tốt cho mục tiêu hiện đại hóa cơ quan Thuế.
Để phù hợp với thực tiễn quản lý của Nhà nước cũng như thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hiện nay, việc sửa đổi Luật Quản lý thuế là điều cần thiết và phải sớm được thực hiện.
Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã được sửa đổi, bổ sung khá nhiều nội dung để phù hợp với thực tiễn quản lý của cơ quan Thuế. Bà đánh giá như thế nào về những thay đổi này?
Tôi đánh giá cao Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) do Tổng cục Thuế xây dựng. Dự thảo được xây dựng dựa trên nguyên tắc “bản chất quyết định hình thức” với các quy định nhằm cải cách thủ tục hành chính; cải cách thủ tục quản lý thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, thuận tiện, thống nhất; thực hiện quản lý thuế điện tử, quản lý thuế theo phương thức rủi ro, bảo vệ quyền lợi người nộp thuế, tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Sửa đổi, bổ sung những quy định này nhằm góp phần phục vụ chiến lược hội nhập quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước đã đề ra; đồng thời phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về thuế và chuẩn bị cơ sở pháp luật để phục vụ hội nhập trong giai đoạn tới.
Tôi nghĩ rằng dự thảo lần này đã tạo thuận lợi cho người nộp thuế thông qua những quy định rõ ràng, minh bạch hơn. Ví dụ, quy định hiện nay là cứ chậm quyết toán thuế sẽ bị phạt, nhưng dự thảo quy định lần này, nếu chậm quyết toán thuế do chưa hoàn thuế hoặc do chưa làm thủ tục để được hoàn thuế… thì tất cả những trường hợp đó sẽ không bị phạt. Hay có những trường hợp tại một đơn vị mà khoản này nộp thừa, khoản kia nộp thiếu, bên thừa không tính nhưng bên thiếu thì lại bị phạt. Những điểm đó cũng bị xử lý trong dự thảo luật mới.
Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIV của Quốc hội. Theo kế hoạch, cuối tháng 8/2018, dự án luật sẽ được trình Chính phủ, trong tháng 9 sẽ phối hợp với Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội thẩm định, sau đó báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự án sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm nay và Quốc hội cho ý kiến lần hai vào kỳ họp đầu năm sau. Dự kiến, Luật Quản lý thuế (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2020.
Một ví dụ nữa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp là trong trường hợp doanh nghiệp bị sai về số liệu mà nguyên nhân là do các văn bản từ cơ quan Thuế chứ không phải từ doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ không bị phạt chậm nộp.Thưa bà, thực tế cho thấy hiện nay Luật Quản lý thuế đang có nhiều điểm bất cập, chồng chéo với các luật khác. Đây không chỉ là câu chuyện của riêng Luật Quản lý thuế mà của nhiều luật khác. Vậy, cơ quan soạn thảo phải làm gì để khắc phục những điều này?
Thực tế cho thấy, một luật bao giờ cũng ít nhiều có liên quan đến các luật khác và cần phải có tính đồng bộ. Trong khi soạn thảo Luật này, hầu hết các doanh nghiệp, các cơ quan liên quan như Kiểm toán, kế toán đều lên tiếng đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, mỗi khi xây dựng một luật nào đó không thể tránh khỏi những ý kiến bất đồng.
Muốn Luật Quản lý thuế (sửa đổi) khả thi và được thông qua thì cần bổ sung các ý kiến giải trình tương quan giữa các luật để đảm bảo minh bạch và thống nhất trong quá trình thực hiện. Khi thực hiện thì “việc hiểu” giữa cơ quan Thuế, người nộp thuế và các cơ quan liên quan phải thống nhất với nhau. Như thế sẽ tránh được tình trạng mỗi cơ quan hiểu một cách khác nhau, sẽ gây khó khăn trong quản lý thuế.
Với dự thảo lần này, tôi cho rằng Luật Quản lý thuế (sửa đổi) sẽ khắc phục các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Luật Quản lý thuế thời gian qua; tháo gỡ bất cập, chồng chéo trong hệ thống pháp luật về quản lý thuế và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các pháp luật liên quan; bảo đảm tính khả thi, minh bạch và thuận lợi cho tổ chức thực hiện.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Để phù hợp với thực tiễn quản lý của Nhà nước cũng như thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hiện nay, việc sửa đổi Luật Quản lý thuế đang được cơ quan quản lý thuế gấp rút thực hiện. Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Báo Hải quan xung quanh vấn đề này.
Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính vừa tiếp tục công bố lấy ý kiến cho dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) – một luật quan trọng trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước. Theo bà, thời điểm này có thích hợp để sửa Luật?
Luật Quản lý thuế được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Sau 3 lần sửa đổi và bổ sung, Luật Quản lý thuế đã tạo khung pháp lý cơ bản, thống nhất chính sách quản lý thu thuế, đồng bộ với các luật thuế và thông lệ quốc tế. Luật hiện hành có vai trò quan trọng, tạo sự đồng bộ, nâng cao tính rõ ràng minh bạch; tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước, xã hội trong công tác quản lý thuế; tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển liên tục của thể chế kinh tế, do ra đời đã hơn 10 năm nên Luật Quản lý thuế đang dần bộc lộ bất cập. Những quy định về chính sách quản lý thuế chưa thay đổi kịp với sự thay đổi của chính sách tại từng luật thuế. Cùng với đó, trong quá trình thực hiện quản lý thu thuế, các quy định liên quan đến chính sách quản lý thu theo các sắc thuế đã thay đổi hoặc ban hành mới chưa được quy định đồng bộ trong Luật Quản lý thuế, dẫn đến những hạn chế trong công tác tổ chức thu thuế, chưa bao quát hết các nguồn thu phục vụ cho việc mở rộng cơ sở thuế. Hơn nữa, quy định về việc xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế mặc dù đã được ban hành nhưng chưa theo kịp với thực tiễn phát triển của giao dịch thương mại toàn cầu, chưa hỗ trợ tốt cho mục tiêu hiện đại hóa cơ quan Thuế.
Để phù hợp với thực tiễn quản lý của Nhà nước cũng như thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hiện nay, việc sửa đổi Luật Quản lý thuế là điều cần thiết và phải sớm được thực hiện.
Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã được sửa đổi, bổ sung khá nhiều nội dung để phù hợp với thực tiễn quản lý của cơ quan Thuế. Bà đánh giá như thế nào về những thay đổi này?
Tôi đánh giá cao Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) do Tổng cục Thuế xây dựng. Dự thảo được xây dựng dựa trên nguyên tắc “bản chất quyết định hình thức” với các quy định nhằm cải cách thủ tục hành chính; cải cách thủ tục quản lý thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, thuận tiện, thống nhất; thực hiện quản lý thuế điện tử, quản lý thuế theo phương thức rủi ro, bảo vệ quyền lợi người nộp thuế, tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Sửa đổi, bổ sung những quy định này nhằm góp phần phục vụ chiến lược hội nhập quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước đã đề ra; đồng thời phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về thuế và chuẩn bị cơ sở pháp luật để phục vụ hội nhập trong giai đoạn tới.
Tôi nghĩ rằng dự thảo lần này đã tạo thuận lợi cho người nộp thuế thông qua những quy định rõ ràng, minh bạch hơn. Ví dụ, quy định hiện nay là cứ chậm quyết toán thuế sẽ bị phạt, nhưng dự thảo quy định lần này, nếu chậm quyết toán thuế do chưa hoàn thuế hoặc do chưa làm thủ tục để được hoàn thuế… thì tất cả những trường hợp đó sẽ không bị phạt. Hay có những trường hợp tại một đơn vị mà khoản này nộp thừa, khoản kia nộp thiếu, bên thừa không tính nhưng bên thiếu thì lại bị phạt. Những điểm đó cũng bị xử lý trong dự thảo luật mới.
Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIV của Quốc hội. Theo kế hoạch, cuối tháng 8/2018, dự án luật sẽ được trình Chính phủ, trong tháng 9 sẽ phối hợp với Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội thẩm định, sau đó báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự án sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm nay và Quốc hội cho ý kiến lần hai vào kỳ họp đầu năm sau. Dự kiến, Luật Quản lý thuế (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2020. |
Một ví dụ nữa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp là trong trường hợp doanh nghiệp bị sai về số liệu mà nguyên nhân là do các văn bản từ cơ quan Thuế chứ không phải từ doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ không bị phạt chậm nộp.Thưa bà, thực tế cho thấy hiện nay Luật Quản lý thuế đang có nhiều điểm bất cập, chồng chéo với các luật khác. Đây không chỉ là câu chuyện của riêng Luật Quản lý thuế mà của nhiều luật khác. Vậy, cơ quan soạn thảo phải làm gì để khắc phục những điều này?
Thực tế cho thấy, một luật bao giờ cũng ít nhiều có liên quan đến các luật khác và cần phải có tính đồng bộ. Trong khi soạn thảo Luật này, hầu hết các doanh nghiệp, các cơ quan liên quan như Kiểm toán, kế toán đều lên tiếng đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, mỗi khi xây dựng một luật nào đó không thể tránh khỏi những ý kiến bất đồng.
Muốn Luật Quản lý thuế (sửa đổi) khả thi và được thông qua thì cần bổ sung các ý kiến giải trình tương quan giữa các luật để đảm bảo minh bạch và thống nhất trong quá trình thực hiện. Khi thực hiện thì “việc hiểu” giữa cơ quan Thuế, người nộp thuế và các cơ quan liên quan phải thống nhất với nhau. Như thế sẽ tránh được tình trạng mỗi cơ quan hiểu một cách khác nhau, sẽ gây khó khăn trong quản lý thuế.
Với dự thảo lần này, tôi cho rằng Luật Quản lý thuế (sửa đổi) sẽ khắc phục các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Luật Quản lý thuế thời gian qua; tháo gỡ bất cập, chồng chéo trong hệ thống pháp luật về quản lý thuế và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các pháp luật liên quan; bảo đảm tính khả thi, minh bạch và thuận lợi cho tổ chức thực hiện.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN