Ngành Hải quan tiếp tục hành động vì cộng đồng doanh nghiệp
Ngành Hải quan tiếp tục cải cách thủ tục hành chính hải quan, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cá nhân, tổ chức, DN trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, thực hiện nghĩa vụ thuế XNK theo quy định của pháp luật và các hoạt động XNK hàng hóa; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của DN.
Tổng cục Hải quan vừa ban hành Quyết định số 2055/QĐ-TCHQ ngày 16/7/2018 yêu cầu các đơn vị trong ngành tiếp tục phối hợp, đôn đốc các bộ, ngành triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, trong đó triển khai thêm 130 thủ tục hành chính mới trên Cơ chế một cửa quốc gia trong năm 2018.
Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và các bộ, ngành xây dựng và triển khai hệ thống công nghệ thông tin phục vụ Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN, đảm bảo tính kết nối, tính hệ thống, an ninh, an toàn về thông tin và cơ sở dữ liệu.
Triển khai phương án đầu tư Hệ thống dự phòng cho Cổng thông tin một cửa quốc gia. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị có liên quan triển khai Cơ chế một cửa quốc gia đường hàng không theo Quyết định số 43/2017/QĐ-TTg ngày 26/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện thu phí, lệ phí bằng phương thức điện tử với các thủ tục hành chính thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia.
Đối với công tác kiểm tra chuyên ngành, cơ quan Hải quan sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK. Trong đó, phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK. Xây dựng và ban hành đầy đủ danh mục các mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành theo hướng thu hẹp diện kiểm tra chuyên ngành, chi tiết mã số HS; ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành làm căn cứ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Đẩy mạnh, khuyến khích tổ chức đánh giá sự phù hợp tham gia thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK theo hướng xã hội hóa để bổ sung cơ sở kiểm tra, đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của hoạt động XNK, tiết kiệm nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên ngành theo hướng áp dụng phương pháp quản lý rủi ro, tăng cường hậu kiểm, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, giảm chi phí, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa.
Tổng hợp và cung cấp danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành của các bộ, ngành có liên quan. Trên cơ sở đó, kiến nghị danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành cần cắt giảm. Đặc biệt, cùng với các bộ, ngành rà soát để cắt giảm ít nhất 50% các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành trong từng lĩnh vực ngay trong năm 2018.
Bên cạnh đó, sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động của các địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung tại cửa khẩu. Trên cơ sở đó, đề xuất việc duy trì, đầu tư, mở rộng đối với các địa điểm đã thành lập hoạt động có hiệu quả, bãi bỏ những địa điểm hoạt động kém hiệu quả. Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm định Hải quan) cũng đang gấp rút xây dựng Đề án của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thực hiện kiểm tra chuyên ngành một số mặt hàng tại cơ quan Hải quan.
Cơ quan Hải quan có trách nhiệm bố trí cán bộ, trang bị cơ sở vật chất để tham gia hoạt động kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hoá thuộc danh mục kiểm tra chuyên ngành trong thông quan trên cơ sở thông tin đánh giá mức độ rủi ro và năng lực của cơ quan Hải quan.
Tổng cục Hải quan cho biết sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát; triển khai quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan nhằm đấu tranh có hiệu quả với hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tổ chức lực lượng, tích cực, chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng khác như Quản lý thị trường, Biên phòng, Công an… và chính quyền địa phương để trao đổi thông tin, đấu tranh phát hiện, bắt giữ, xử lý vi phạm.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Ngành Hải quan tiếp tục cải cách thủ tục hành chính hải quan, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cá nhân, tổ chức, DN trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, thực hiện nghĩa vụ thuế XNK theo quy định của pháp luật và các hoạt động XNK hàng hóa; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của DN.
Tổng cục Hải quan vừa ban hành Quyết định số 2055/QĐ-TCHQ ngày 16/7/2018 yêu cầu các đơn vị trong ngành tiếp tục phối hợp, đôn đốc các bộ, ngành triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, trong đó triển khai thêm 130 thủ tục hành chính mới trên Cơ chế một cửa quốc gia trong năm 2018.
Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và các bộ, ngành xây dựng và triển khai hệ thống công nghệ thông tin phục vụ Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN, đảm bảo tính kết nối, tính hệ thống, an ninh, an toàn về thông tin và cơ sở dữ liệu.
Triển khai phương án đầu tư Hệ thống dự phòng cho Cổng thông tin một cửa quốc gia. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị có liên quan triển khai Cơ chế một cửa quốc gia đường hàng không theo Quyết định số 43/2017/QĐ-TTg ngày 26/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện thu phí, lệ phí bằng phương thức điện tử với các thủ tục hành chính thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia.
Đối với công tác kiểm tra chuyên ngành, cơ quan Hải quan sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK. Trong đó, phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK. Xây dựng và ban hành đầy đủ danh mục các mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành theo hướng thu hẹp diện kiểm tra chuyên ngành, chi tiết mã số HS; ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành làm căn cứ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Đẩy mạnh, khuyến khích tổ chức đánh giá sự phù hợp tham gia thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK theo hướng xã hội hóa để bổ sung cơ sở kiểm tra, đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của hoạt động XNK, tiết kiệm nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên ngành theo hướng áp dụng phương pháp quản lý rủi ro, tăng cường hậu kiểm, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, giảm chi phí, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa.
Tổng hợp và cung cấp danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành của các bộ, ngành có liên quan. Trên cơ sở đó, kiến nghị danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành cần cắt giảm. Đặc biệt, cùng với các bộ, ngành rà soát để cắt giảm ít nhất 50% các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành trong từng lĩnh vực ngay trong năm 2018.
Bên cạnh đó, sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động của các địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung tại cửa khẩu. Trên cơ sở đó, đề xuất việc duy trì, đầu tư, mở rộng đối với các địa điểm đã thành lập hoạt động có hiệu quả, bãi bỏ những địa điểm hoạt động kém hiệu quả. Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm định Hải quan) cũng đang gấp rút xây dựng Đề án của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thực hiện kiểm tra chuyên ngành một số mặt hàng tại cơ quan Hải quan.
Cơ quan Hải quan có trách nhiệm bố trí cán bộ, trang bị cơ sở vật chất để tham gia hoạt động kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hoá thuộc danh mục kiểm tra chuyên ngành trong thông quan trên cơ sở thông tin đánh giá mức độ rủi ro và năng lực của cơ quan Hải quan.
Tổng cục Hải quan cho biết sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát; triển khai quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan nhằm đấu tranh có hiệu quả với hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tổ chức lực lượng, tích cực, chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng khác như Quản lý thị trường, Biên phòng, Công an… và chính quyền địa phương để trao đổi thông tin, đấu tranh phát hiện, bắt giữ, xử lý vi phạm.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN