Nhập khẩu hàng về sửa chữa
Câu hỏi:
chúng tôi có nhập khẩu lô hàng máy tính tiền từ công ty mẹ bên Ý về Việt Nam với mục đích là sửa chữa và xuất đi lại. Quy trình sửa chữa: thay bo mạch, chân máy và đóng gói xuất khẩu. Xin quý tư vấn nhập theo hình thức sửa chữa hay gia công. Hàng này chúng tôi không tiêu thụ tại Việt Nam, vậy có phải thực hiện nghĩa vụ thuế.
Ngày gửi: 17/04/2018 – Trả lời: 19/04/2018
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH RCH Vietnam
Địa chỉ: Nhà xưởng F.01B-2, Lô F.01B, đường Long Hậu Hiệp Phước, KCN Long Hậu, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. – Email : a.le@rch-asia.com
Vướng mắc của Công ty, Cục Hải quan Đồng Nai có ý kiến trao đổi như sau:
1./ Loại hình TNTX sửa chữa:
– Căn cứ Bảng mã loại hình ban hành theo công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015 của Tổng cục Hải quan, mã loại hình G12, trong đó có áp dụng đối với trường hợp tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa.
– Căn cứ điểm c, khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và khoản 2 Điều 13 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ, thì hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán được miễn thuế.
Trường hợp tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế không theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán thì không thuộc trường hợp được miễn thuế theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP và không được hoàn thuế (nếu đã nộp thuế) theo quy định tại Điều 34, Điều 35, Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Trường hợp của Công ty nhập hàng hoá là máy móc thiết bị sửa chữa và hàng hoá sau khi sửa chữa, có thay thế một số linh kiện, phụ tùng, sẽ không còn giữ nguyên hiện trạng ban đầu. Do vậy, căn cứ vào kế hoạch sản xuất, tình hình thực tế của Công ty và ngành nghề được phép hoạt động ghi trên giấy phép để lựa chọn loại hình nhập khẩu phù hợp theo bảng mã loại hình ban hành theo công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015 của Tổng cục Hải quan.
2./ Loại hình gia công:
– Căn cứ điều 178 Luật Thương mại 2011 quy định:
“ Điều 178. Gia công trong thương mại
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao”.
– Căn cứ Điều 28 Điều 29 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định:
“Điều 28. Thương nhân nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Trừ trường hợp quy định tại Điều 36 Nghị định này, thương nhân Việt Nam, kể cả thương nhân có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam, được nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi được Bộ Công Thương cấp phép
Như vậy, trường hợp của Công ty nếu có thoả thuận bằng hợp đồng nhận gia công theo các điều khoản tại Luật Thương mại, Điều 28 và Điều 29 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ theo công đoạn sản xuất như trên và xây dựng được định mức gia công thì thông báo hợp đồng cho đơn vị Hải quan quản lý để làm thủ tục hải quan theo loại hình gia công theo Điều 61 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
Lưu ý việc hoạt động gia công và ngành nghề phải theo quy định mục tiêu hoạt động và ngành nghề quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư được cấp, trong đó có chức năng gia công.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI
Câu hỏi:
chúng tôi có nhập khẩu lô hàng máy tính tiền từ công ty mẹ bên Ý về Việt Nam với mục đích là sửa chữa và xuất đi lại. Quy trình sửa chữa: thay bo mạch, chân máy và đóng gói xuất khẩu. Xin quý tư vấn nhập theo hình thức sửa chữa hay gia công. Hàng này chúng tôi không tiêu thụ tại Việt Nam, vậy có phải thực hiện nghĩa vụ thuế.
Ngày gửi: 17/04/2018 – Trả lời: 19/04/2018
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH RCH Vietnam
Địa chỉ: Nhà xưởng F.01B-2, Lô F.01B, đường Long Hậu Hiệp Phước, KCN Long Hậu, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. – Email : a.le@rch-asia.com
Vướng mắc của Công ty, Cục Hải quan Đồng Nai có ý kiến trao đổi như sau:
1./ Loại hình TNTX sửa chữa:
– Căn cứ Bảng mã loại hình ban hành theo công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015 của Tổng cục Hải quan, mã loại hình G12, trong đó có áp dụng đối với trường hợp tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa.
– Căn cứ điểm c, khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và khoản 2 Điều 13 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ, thì hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán được miễn thuế.
Trường hợp tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế không theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán thì không thuộc trường hợp được miễn thuế theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP và không được hoàn thuế (nếu đã nộp thuế) theo quy định tại Điều 34, Điều 35, Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Trường hợp của Công ty nhập hàng hoá là máy móc thiết bị sửa chữa và hàng hoá sau khi sửa chữa, có thay thế một số linh kiện, phụ tùng, sẽ không còn giữ nguyên hiện trạng ban đầu. Do vậy, căn cứ vào kế hoạch sản xuất, tình hình thực tế của Công ty và ngành nghề được phép hoạt động ghi trên giấy phép để lựa chọn loại hình nhập khẩu phù hợp theo bảng mã loại hình ban hành theo công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015 của Tổng cục Hải quan.
2./ Loại hình gia công:
– Căn cứ điều 178 Luật Thương mại 2011 quy định:
“ Điều 178. Gia công trong thương mại
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao”.
– Căn cứ Điều 28 Điều 29 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định:
“Điều 28. Thương nhân nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Trừ trường hợp quy định tại Điều 36 Nghị định này, thương nhân Việt Nam, kể cả thương nhân có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam, được nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi được Bộ Công Thương cấp phép
Như vậy, trường hợp của Công ty nếu có thoả thuận bằng hợp đồng nhận gia công theo các điều khoản tại Luật Thương mại, Điều 28 và Điều 29 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ theo công đoạn sản xuất như trên và xây dựng được định mức gia công thì thông báo hợp đồng cho đơn vị Hải quan quản lý để làm thủ tục hải quan theo loại hình gia công theo Điều 61 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
Lưu ý việc hoạt động gia công và ngành nghề phải theo quy định mục tiêu hoạt động và ngành nghề quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư được cấp, trong đó có chức năng gia công.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI