Xử lý phế liệu gia công
Câu hỏi:
Công ty 100% vốn đầu tư Hàn Quốc có nhập 5000 kg nhựa xuất 3.000 kg nhựa (hao hụt 30% => phế liệu = 693 kg), tồn 2.000 kg. Vậy nếu công ty bán trong nước 693 kg phế liệu thì thủ tục hải quan như thế nào có phải mở tờ khai chuyển đổi mục đích sử dụng với 693 kg phế liệu này không?.
Ngày gửi: 17/02/2017 – Trả lời: 23/02/2017
Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp gia công
Địa chỉ: KCN Long Thành – Email : trangpham2301@gmail.com
-Căn cứ khoản 2 điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 64. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
2. Các hình thức xử lý
Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thoả thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công được thực hiện như sau:
a) Bán tại thị trường Việt Nam;
b) Xuất khẩu trả ra nước ngoài;
c) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;
d) Biếu, tặng tại Việt Nam;
đ) Tiêu huỷ tại Việt Nam”.
Theo quy định trên, phế liệu thu được trong quá trình gia công cho thương nhân nước ngoài (không phân biệt trong hay ngoài định mức) được xử lý theo hình thức mua bán tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, phế liệu liệu này là đối tượng miễn thuế và thuộc sở hữu của bên đặt gia công nên để tiêu thụ trong nước công ty phải chuyển mục đích sử dụng. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng quy định tại điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Căn cứ khoản 4 điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định:
“Điều 10. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu
4. Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hải quan”.
Như vậy, khi chuyển tiêu thụ nội địa, trường hợp phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu vật tư dư thừa không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hải quan.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI
Câu hỏi:
Công ty 100% vốn đầu tư Hàn Quốc có nhập 5000 kg nhựa xuất 3.000 kg nhựa (hao hụt 30% => phế liệu = 693 kg), tồn 2.000 kg. Vậy nếu công ty bán trong nước 693 kg phế liệu thì thủ tục hải quan như thế nào có phải mở tờ khai chuyển đổi mục đích sử dụng với 693 kg phế liệu này không?.
Ngày gửi: 17/02/2017 – Trả lời: 23/02/2017
Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp gia công
Địa chỉ: KCN Long Thành – Email : trangpham2301@gmail.com
-Căn cứ khoản 2 điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 64. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
2. Các hình thức xử lý
Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thoả thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công được thực hiện như sau:
a) Bán tại thị trường Việt Nam;
b) Xuất khẩu trả ra nước ngoài;
c) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;
d) Biếu, tặng tại Việt Nam;
đ) Tiêu huỷ tại Việt Nam”.
Theo quy định trên, phế liệu thu được trong quá trình gia công cho thương nhân nước ngoài (không phân biệt trong hay ngoài định mức) được xử lý theo hình thức mua bán tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, phế liệu liệu này là đối tượng miễn thuế và thuộc sở hữu của bên đặt gia công nên để tiêu thụ trong nước công ty phải chuyển mục đích sử dụng. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng quy định tại điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Căn cứ khoản 4 điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định:
“Điều 10. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu
4. Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hải quan”.
Như vậy, khi chuyển tiêu thụ nội địa, trường hợp phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu vật tư dư thừa không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hải quan.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI