Nhập máy móc thiết bị trên 10 năm
Câu hỏi:
Cty có lô hàng nhập máy đã qua sử dụng ( bao gồm các loại máy trên dưới 10 năm). Theo thông tư 23/2015/TT-BKHCN cty ko đc phép nhập để tạo TSCĐ cho các loại máy có tuổi đời trên 10 năm. Vậy hướng giải quyết tốt nhất cho lô hàng này vì lô hàng này đã cập cảng Hải Phòng đang chờ hoàn tất thủ tục.
1) Bên e có được phép tạm nhập G12 và tái xuất theo thời hạn quy định ko?
2) TH Cty từ chối nhập các máy ko đc phép nhập khẩu theo quy định và tái xuất trả shipper thì bên e có được phép kéo các cont còn lại (không chứa số máy cấm nhập) về nhà máy ko? Thủ tục tiến hành như thế nào?
Ngày gửi: 11/03/2017 – Trả lời: 20/03/2017
Tên doanh nghiệp: HANNAM INC
Địa chỉ: KCn Bình Xuyên, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc – Email : ngoclan1182@gmail.com
1. Vướng mắc 1
-Căn cứ theo Khoản 2 Điều 1 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ (gọi tắt là Thông tư 23) quy định như sau:
“…2. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng sau đây:
b) Tạm nhập, tái xuất (trừ trường hợp tạm nhập, tái xuất thực hiện các hợp đồng gia công; trường hợp nhập khẩu để sản xuất, thi công thực hiện các dự án đầu tư); tạm xuất, tái nhập;…”
.” …
–Căn cứ điều 6 Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định:
“Điều 6. Yêu cầu cụ thể
1. Thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm;
b) Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG và bảo vệ môi trường.
Căn cứ khoản 2 điều 54 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ quy định:
“Điều 54. Hàng hóa tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định
…2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm nhập – tái xuất:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
Trường hợp thực hiện khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 25 Nghị định này, người khai hải quan phải nộp 02 bản chính tờ khai hải quan;
b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt (trừ trường hợp hàng hóa do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp;
c) Văn bản về việc tham gia các công việc nêu tại Khoản 1 Điều này: 01 bản chụp;
d) Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.”
Như vậy, đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, khi tạm nhập theo hình thức tạm nhập tái xuất để phục vụ công việc trong thời gian nhất định trên 10 năm kể từ khi sản xuất sẽ không được nhập khẩu, kể cả trường hợp máy móc, thiết bị nhập khẩu để tạo TSCĐ.
2. Vướng mắc 2
2.1. Đối với lô hàng không đủ điều kiện nhập khẩu
Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính quy định:
“a) Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ.
Không thừa nhận việc chủ hàng hóa từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật”.
Trong trường hợp hàng hóa không có dấu hiệu vi phạm pháp luật:
-Căn cứ Điểm d, Khoản 2, Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 52. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
2. Đối với hàng hoá nhập khẩu:
d) Trường hợp hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan không đăng ký tờ khai hải quan:
….d.3) Hàng hóa nhập khẩu đã đưa vào khu vực giám sát hải quan phải tái xuất như hàng gửi nhầm lẫn, hàng thất lạc, hàng nhập khẩu nhưng chủ hàng có văn bản không nhận hàng, đề nghị được tái xuất:
d.3.1) Trách nhiệm của người vận tải hoặc chủ hàng: Có văn bản gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa, nêu lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc lý do không nhận hàng, đề nghị được tái xuất. Trong văn bản nêu rõ số vận tải đơn, dự kiến thời gian xuất, cửa khẩu xuất, phương tiện vận tải xuất…
d.3.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa:
Trên cơ sở văn bản đề nghị của người vận tải/chủ hàng, Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện:
d.3.2.1) Tiếp nhận hồ sơ lô hàng;
d.3.2.2) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan thì kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng.
Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với nội dung trên vận tải đơn và không có thông tin khác thì xem xét chấp thuận đề nghị tái xuất lô hàng. Nếu kết quả kiểm tra không đúng với nội dung trên vận tải đơn, hoặc có thông tin khẳng định lô hàng có vi phạm thì xử lý theo quy định”.
Theo nội dung hướng dẫn trên, đối với hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu thì chủ hàng có văn bản không nhận hàng, đề nghị được tái xuất gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa, nêu lý do không nhận hàng, đề nghị được tái xuất. Trong văn bản nêu rõ số vận tải đơn, dự kiến thời gian xuất, cửa khẩu xuất, phương tiện vận tải xuất.
Trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan thì cơ quan Hải quan kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng. Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với nội dung trên vận tải đơn và không có thông tin khác thì cơ quan Hải quan xem xét chấp thuận đề nghị tái xuất lô hàng. Nếu kết quả kiểm tra không đúng với nội dung trên vận tải đơn, hoặc có thông tin khẳng định lô hàng có vi phạm thì xử lý theo quy định.
2.2. Đối với những lô hàng đủ điều kiện nhập khẩu
Đối với những lô hàng hoá đủ điều kiện nhập khẩu, công ty làm thủ tục nhận hàng như đối với các trường hợp thông thường khác và cần có đề nghị gửi Chi cục Hải quan quản lý làm cơ sở xử lý.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI
Câu hỏi:
Cty có lô hàng nhập máy đã qua sử dụng ( bao gồm các loại máy trên dưới 10 năm). Theo thông tư 23/2015/TT-BKHCN cty ko đc phép nhập để tạo TSCĐ cho các loại máy có tuổi đời trên 10 năm. Vậy hướng giải quyết tốt nhất cho lô hàng này vì lô hàng này đã cập cảng Hải Phòng đang chờ hoàn tất thủ tục.
1) Bên e có được phép tạm nhập G12 và tái xuất theo thời hạn quy định ko?
2) TH Cty từ chối nhập các máy ko đc phép nhập khẩu theo quy định và tái xuất trả shipper thì bên e có được phép kéo các cont còn lại (không chứa số máy cấm nhập) về nhà máy ko? Thủ tục tiến hành như thế nào?
Ngày gửi: 11/03/2017 – Trả lời: 20/03/2017
Tên doanh nghiệp: HANNAM INC
Địa chỉ: KCn Bình Xuyên, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc – Email : ngoclan1182@gmail.com
1. Vướng mắc 1
-Căn cứ theo Khoản 2 Điều 1 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ (gọi tắt là Thông tư 23) quy định như sau:
“…2. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng sau đây:
b) Tạm nhập, tái xuất (trừ trường hợp tạm nhập, tái xuất thực hiện các hợp đồng gia công; trường hợp nhập khẩu để sản xuất, thi công thực hiện các dự án đầu tư); tạm xuất, tái nhập;…”
.” …
–Căn cứ điều 6 Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định:
“Điều 6. Yêu cầu cụ thể
1. Thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm;
b) Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG và bảo vệ môi trường.
Căn cứ khoản 2 điều 54 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ quy định:
“Điều 54. Hàng hóa tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định
…2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm nhập – tái xuất:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
Trường hợp thực hiện khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 25 Nghị định này, người khai hải quan phải nộp 02 bản chính tờ khai hải quan;
b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt (trừ trường hợp hàng hóa do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp;
c) Văn bản về việc tham gia các công việc nêu tại Khoản 1 Điều này: 01 bản chụp;
d) Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.”
Như vậy, đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, khi tạm nhập theo hình thức tạm nhập tái xuất để phục vụ công việc trong thời gian nhất định trên 10 năm kể từ khi sản xuất sẽ không được nhập khẩu, kể cả trường hợp máy móc, thiết bị nhập khẩu để tạo TSCĐ.
2. Vướng mắc 2
2.1. Đối với lô hàng không đủ điều kiện nhập khẩu
Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính quy định:
“a) Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ.
Không thừa nhận việc chủ hàng hóa từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật”.
Trong trường hợp hàng hóa không có dấu hiệu vi phạm pháp luật:
-Căn cứ Điểm d, Khoản 2, Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 52. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
2. Đối với hàng hoá nhập khẩu:
d) Trường hợp hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan không đăng ký tờ khai hải quan:
….d.3) Hàng hóa nhập khẩu đã đưa vào khu vực giám sát hải quan phải tái xuất như hàng gửi nhầm lẫn, hàng thất lạc, hàng nhập khẩu nhưng chủ hàng có văn bản không nhận hàng, đề nghị được tái xuất:
d.3.1) Trách nhiệm của người vận tải hoặc chủ hàng: Có văn bản gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa, nêu lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc lý do không nhận hàng, đề nghị được tái xuất. Trong văn bản nêu rõ số vận tải đơn, dự kiến thời gian xuất, cửa khẩu xuất, phương tiện vận tải xuất…
d.3.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa:
Trên cơ sở văn bản đề nghị của người vận tải/chủ hàng, Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện:
d.3.2.1) Tiếp nhận hồ sơ lô hàng;
d.3.2.2) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan thì kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng.
Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với nội dung trên vận tải đơn và không có thông tin khác thì xem xét chấp thuận đề nghị tái xuất lô hàng. Nếu kết quả kiểm tra không đúng với nội dung trên vận tải đơn, hoặc có thông tin khẳng định lô hàng có vi phạm thì xử lý theo quy định”.
Theo nội dung hướng dẫn trên, đối với hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu thì chủ hàng có văn bản không nhận hàng, đề nghị được tái xuất gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa, nêu lý do không nhận hàng, đề nghị được tái xuất. Trong văn bản nêu rõ số vận tải đơn, dự kiến thời gian xuất, cửa khẩu xuất, phương tiện vận tải xuất.
Trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan thì cơ quan Hải quan kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng. Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với nội dung trên vận tải đơn và không có thông tin khác thì cơ quan Hải quan xem xét chấp thuận đề nghị tái xuất lô hàng. Nếu kết quả kiểm tra không đúng với nội dung trên vận tải đơn, hoặc có thông tin khẳng định lô hàng có vi phạm thì xử lý theo quy định.
2.2. Đối với những lô hàng đủ điều kiện nhập khẩu
Đối với những lô hàng hoá đủ điều kiện nhập khẩu, công ty làm thủ tục nhận hàng như đối với các trường hợp thông thường khác và cần có đề nghị gửi Chi cục Hải quan quản lý làm cơ sở xử lý.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI