Thanh lý máy móc nhập đầu tư miễn thuế
Câu hỏi:
Công là công ty gia công, 100% vốn của Hàn Quốc. Từ những năm 2004-2006, công ty chúng tôi có nhập một số máy móc thiết bị được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điều 57 Nghị Định 24/2000/NĐ-CP, khoản 10 điều 1 Nghị định 27/2003/NĐ- CP và theo Thông tư 120/2003/TT- BTC(không thuộc danh mục của quyết định 704/2003 của Bộ Kế hoạch đầu tư) và Thông tư số 113/2006/TT- BTC (không thuộc danh mục của quyết định 704/2003/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch đầu tư). Nay số máy móc đó đã quá cũ, không thể sử dụng được nữa, công ty em muốn thanh lý thì thủ tục hải quan và nộp thuế như thế nào?
Ngày gửi: 03/03/2017 – Trả lời: 08/03/2017
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Poongshin Vina
Địa chỉ: Khu CN Phuc Khanh – TP Thai Binh – Email : ngohongdiep81@gmail.com
– Căn cứ điểm 4, Mục II, Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04/4/2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) quy định:
“a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thanh lý hàng hoá nhập khẩu bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên liệu, vật tư và các hàng hoá nhập khẩu khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo các hình thức: xuất khẩu, nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng, tiêu hủy.
b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện thanh lý bao gồm:
– Vật tư, thiết bị dôi dư sau khi hoàn thành xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp;
– Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên vật liệu và các hàng hoá khác khi doanh nghiệp vẫn đang hoạt động;
– Tài sản của doanh nghiệp sau khi giải thể, chấm dứt hoạt động.
c) Điều kiện thanh lý hàng nhập khẩu:
Hàng nhập khẩu chỉ được thanh lý khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
– Đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển:
+ Hết thời gian khấu hao;
+ Bị hư hỏng;
+ Để thu hẹp quy mô sản xuất hoặc thay đổi mục tiêu hoạt động;
+ Để thay thế máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển mới.
– Đối với nguyên vật liệu và các hàng hoá khác:
+ Dư thừa, tồn kho;
+ Không đảm bảo chất lượng;
+ Không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.”
– Căn cứ điểm 1.c phần III Thông tư trên quy định hồ sơ thanh lý gửi cơ quan hải quan bao gồm:
“Thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và hàng hoá khác khi doanh nghiệp vẫn đang hoạt động:
+ Công văn đề nghị thanh lý của doanh nghiệp, trong đó nêu rõ hình thức thanh lý và danh mục máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư và các hàng hoá khác đề nghị thanh lý;
+ Bản kê khai khấu hao máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển hoặc biên bản giám định máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển bị hư hỏng;”
Như vậy, trong công văn đề nghị thanh lý, công ty phải nêu rõ lý do, hình thức thanh lý và phải có danh mục máy móc thiết bị đề nghị thanh lý. Trường hợp thanh lý theo hình thức tiêu hủy phải đảm bảo các quy định về môi trường theo quy định tại Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu. Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá tuân thủ pháp luật của công ty.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI
Câu hỏi:
Công là công ty gia công, 100% vốn của Hàn Quốc. Từ những năm 2004-2006, công ty chúng tôi có nhập một số máy móc thiết bị được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điều 57 Nghị Định 24/2000/NĐ-CP, khoản 10 điều 1 Nghị định 27/2003/NĐ- CP và theo Thông tư 120/2003/TT- BTC(không thuộc danh mục của quyết định 704/2003 của Bộ Kế hoạch đầu tư) và Thông tư số 113/2006/TT- BTC (không thuộc danh mục của quyết định 704/2003/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch đầu tư). Nay số máy móc đó đã quá cũ, không thể sử dụng được nữa, công ty em muốn thanh lý thì thủ tục hải quan và nộp thuế như thế nào?
Ngày gửi: 03/03/2017 – Trả lời: 08/03/2017
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Poongshin Vina
Địa chỉ: Khu CN Phuc Khanh – TP Thai Binh – Email : ngohongdiep81@gmail.com
– Căn cứ điểm 4, Mục II, Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04/4/2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) quy định:
“a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thanh lý hàng hoá nhập khẩu bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên liệu, vật tư và các hàng hoá nhập khẩu khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo các hình thức: xuất khẩu, nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng, tiêu hủy.
b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện thanh lý bao gồm:
– Vật tư, thiết bị dôi dư sau khi hoàn thành xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp;
– Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên vật liệu và các hàng hoá khác khi doanh nghiệp vẫn đang hoạt động;
– Tài sản của doanh nghiệp sau khi giải thể, chấm dứt hoạt động.
c) Điều kiện thanh lý hàng nhập khẩu:
Hàng nhập khẩu chỉ được thanh lý khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
– Đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển:
+ Hết thời gian khấu hao;
+ Bị hư hỏng;
+ Để thu hẹp quy mô sản xuất hoặc thay đổi mục tiêu hoạt động;
+ Để thay thế máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển mới.
– Đối với nguyên vật liệu và các hàng hoá khác:
+ Dư thừa, tồn kho;
+ Không đảm bảo chất lượng;
+ Không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.”
– Căn cứ điểm 1.c phần III Thông tư trên quy định hồ sơ thanh lý gửi cơ quan hải quan bao gồm:
“Thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và hàng hoá khác khi doanh nghiệp vẫn đang hoạt động:
+ Công văn đề nghị thanh lý của doanh nghiệp, trong đó nêu rõ hình thức thanh lý và danh mục máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư và các hàng hoá khác đề nghị thanh lý;
+ Bản kê khai khấu hao máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển hoặc biên bản giám định máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển bị hư hỏng;”
Như vậy, trong công văn đề nghị thanh lý, công ty phải nêu rõ lý do, hình thức thanh lý và phải có danh mục máy móc thiết bị đề nghị thanh lý. Trường hợp thanh lý theo hình thức tiêu hủy phải đảm bảo các quy định về môi trường theo quy định tại Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu. Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá tuân thủ pháp luật của công ty.
NGUỒN: HẢI QUAN ĐỒNG NAI