Nhập khẩu các sản phẩm lạc (đậu phộng) thô và chế biến từ các nước Nam Phi
Thông tin đơn vị gửi yêu cầu
Tên:
Công ty cổ phần phân phối Hapro
Câu hỏi yêu cầu tư vấn – hỗ trợ
Lĩnh vực:
Chính sách xuất nhập khẩu, Nhập khẩu
Tiêu đề:
Nhập khẩu các sản phẩm lạc (đậu phộng) thô và chế biến từ các nước Nam Phi
Câu hỏi:
Kính gửi cơ quan hải quan!
Hiện tại công ty tôi đang có ý định nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến lạc ( đậu phộng ) thô và chế biến từ Nam Phi.
Vậy mong các anh chị tư vấn giúp là công ty chúng tôi cần phải đăng ký những thủ tục gì để có thể nhập khẩu được mặt hàng này về VN ? Và chúng tôi có thể nhập khẩu từ bất kì nước nào ở Nam Phi hay chỉ một số nước được cho phép ?
Chân thành cảm ơn!
Nội dung tư vấn – hỗ trợ – trả lời
Đơn vị phụ trách:
Phòng QLGD&TTĐT
Tệp nội dung trả lời:
Văn bản liên quan:
38/2015/TT-BTC 30/2014/TT-BNNPTNT 33/2014/TT-BNNPTNT 41/2013/QH13 14/2012/TT-BNNPTNT 4069/QĐ-BNN-QLCL
Nội dung trả lời:
Trả lời câu hỏi bạn đọc, Bộ phận tư vấn của Ban biên tập có ý kiến trao đổi như sau:
1/ Về thủ tục hải quan
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định tại khoản 2 Điều 16 Mục 2 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính “Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu” như sau:
“Điều 16. Hồ sơ hải quan
… 2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
b) Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
b.1) Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên;
b.2) Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, người khai hải quan khai giá tạm tính tại ô “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan;
b.3) Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.
c) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn;
d) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;
đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;
e) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
g) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau:
g.1) Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;
g.2) Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
g.3) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan;
g.4) Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận các chứng từ này…”
2/ Về thủ tục kiểm tra chuyên ngành
a/ Về kiểm dịch thực vật
– Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Ban hành Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam” thì hàng hóa của công ty bạn dự định nhập khẩu nằm trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
– Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật: Bạn đọc tham khảo quy định tại Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật”.
Ngoài ra, bạn đọc tham khảo thêm Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013; Thông tư số 14/2012/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 3 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Hướng dẫn hồ sơ nghiệp vụ kiểm dịch thực vật”; Quy trình ISO Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa do Chi cục kiểm dịch thực vật vùng V – Cục Bảo vệ thực vật ban hành.
b/ Về kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan
Bạn đọc tham khảo Phụ lục Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 4069/QĐ-BNN-QLCL ngày 14 tháng 10 năm 2015 của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3/ Danh sách các Nước đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam
Bạn đọc tham khảo Danh sách các Nước đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam được Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản cập nhật lúc 09:54 ngày 19/02/2016 tại địa chỉ http://www.nafiqad.gov.vn/danh-sach-cac-nuoc-dang-ky-xuat-khau-thuc-pham-co-nguon-goc-thuc-vat-vao-viet-nam_t221c330n36.
NGUỒN: TỔNG CỤC HẢI QUAN
Tên: | Công ty cổ phần phân phối Hapro |
Lĩnh vực: | Chính sách xuất nhập khẩu, Nhập khẩu |
Tiêu đề: | Nhập khẩu các sản phẩm lạc (đậu phộng) thô và chế biến từ các nước Nam Phi |
Câu hỏi: | Kính gửi cơ quan hải quan!
Hiện tại công ty tôi đang có ý định nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến lạc ( đậu phộng ) thô và chế biến từ Nam Phi. Vậy mong các anh chị tư vấn giúp là công ty chúng tôi cần phải đăng ký những thủ tục gì để có thể nhập khẩu được mặt hàng này về VN ? Và chúng tôi có thể nhập khẩu từ bất kì nước nào ở Nam Phi hay chỉ một số nước được cho phép ? Chân thành cảm ơn! |
Đơn vị phụ trách: | Phòng QLGD&TTĐT |
Tệp nội dung trả lời: | |
Văn bản liên quan: | 38/2015/TT-BTC 30/2014/TT-BNNPTNT 33/2014/TT-BNNPTNT 41/2013/QH13 14/2012/TT-BNNPTNT 4069/QĐ-BNN-QLCL |
Nội dung trả lời: |
Trả lời câu hỏi bạn đọc, Bộ phận tư vấn của Ban biên tập có ý kiến trao đổi như sau:
1/ Về thủ tục hải quan
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định tại khoản 2 Điều 16 Mục 2 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính “Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu” như sau:
“Điều 16. Hồ sơ hải quan
… 2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
b) Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
b.1) Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên;
b.2) Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, người khai hải quan khai giá tạm tính tại ô “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan;
b.3) Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.
c) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn;
d) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;
đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;
e) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
g) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau:
g.1) Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;
g.2) Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
g.3) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan;
g.4) Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận các chứng từ này…”
2/ Về thủ tục kiểm tra chuyên ngành
a/ Về kiểm dịch thực vật
– Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Ban hành Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam” thì hàng hóa của công ty bạn dự định nhập khẩu nằm trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
– Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật: Bạn đọc tham khảo quy định tại Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật”.
Ngoài ra, bạn đọc tham khảo thêm Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013; Thông tư số 14/2012/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 3 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Hướng dẫn hồ sơ nghiệp vụ kiểm dịch thực vật”; Quy trình ISO Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa do Chi cục kiểm dịch thực vật vùng V – Cục Bảo vệ thực vật ban hành.
b/ Về kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan
Bạn đọc tham khảo Phụ lục Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 4069/QĐ-BNN-QLCL ngày 14 tháng 10 năm 2015 của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3/ Danh sách các Nước đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam
Bạn đọc tham khảo Danh sách các Nước đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam được Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản cập nhật lúc 09:54 ngày 19/02/2016 tại địa chỉ http://www.nafiqad.gov.vn/danh-sach-cac-nuoc-dang-ky-xuat-khau-thuc-pham-co-nguon-goc-thuc-vat-vao-viet-nam_t221c330n36.
NGUỒN: TỔNG CỤC HẢI QUAN